(ANTV) - Ba năm trước, Google đã đặt ra một kế hoạch đầy tham vọng nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng cách đặt mục tiêu đến mức "không ròng", nghĩa là đến năm 2030, hãng sẽ không thải thêm bất kỳ lượng khí thải gây biến đổi khí hậu nào vào không khí.
Tuy nhiên, gã khổng lồ công nghệ này phải đối mặt với nhiều thách thức nếu muốn đạt được mục tiêu đó. Để hiểu rõ hơn về kế hoạch cắt giảm khí thải của Google, giữa bối cảnh trí tuệ nhân tạo AI bùng nổ như hiện nay.
Google đã có những kế hoạch đầy tham vọng nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng các hoạt động an toàn cho môi trường hơn trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo Báo cáo Môi trường hàng năm của công ty được công bố, gã khổng lồ công nghệ này vẫn chưa đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm ngoái.
Lượng khí thải từ các hoạt động của công ty vào năm 2023 vẫn tăng 13% so với năm trước. Trong khi đó, so với năm cơ sở 2019, lượng khí thải đã tăng 48%.
Bà Amanda Smith, nhà khoa học cấp cao Mỹ bày tỏ: Tôi thừa nhận rằng việc muốn cắt giảm gần như toàn bộ lượng khí thải vào năm 2030 là rất tham vọng, nhưng đó là điều đáng chờ đợi và có thể thực hiện với công nghệ tốt hơn. Chúng ta đã thấy rất nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu. Nếu không cắt giảm khí thải ngay bây giờ, thì hậu quả với môi trường sẽ gia tăng.
Google cho biết sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và nhu cầu mà nó đặt ra đối với các trung tâm dữ liệu, vốn đòi hỏi lượng điện lớn, dẫn đến sự tăng khí thải của năm ngoái. Sản xuất điện theo cách truyền thống sẽ thải ra khí thải nhà kính như carbon dioxide và metan làm nóng hành tinh, gây biến đổi khí hậu, mang đến nhiều thời tiết khắc nghiệt hơn.
Bà Amanda Smith, cho biết: Chúng ta cần hiểu rằng nếu sử dụng nhiều năng lượng hơn để làm một việc gì đó thì chúng ta nên dùng các nguồn năng lượng carbon thấp và tái tạo càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đặt câu hỏi, đâu là nguồn năng lượng có thể tái tạo được? Lợi ích chúng ta nhận được từ trung tâm dữ liệu hay từ việc sử dụng AI là gì? Nó có mang lại lợi ích cho nhân loại không? Nó có làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn không?
Một số chuyên gia cho rằng việc mở rộng nhanh chóng các trung tâm dữ liệu cần thiết để cung cấp năng lượng cho AI đang đe dọa toàn bộ quá trình chuyển đổi sang điện sạch, một phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Đó là bởi vì một trung tâm dữ liệu mới với nhu cầu về điện có thể trì hoãn việc đóng cửa một nhà máy điện đốt nhiên liệu hóa thạch.
Bà Amanda Smith, nhà khoa học cấp cao Mỹ cho biết thêm: Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu xem loại AI nào phù hợp cho vấn đề nào và đâu là những trường hợp mà AI thực sự không phải là lựa chọn tốt hơn so với trí não của con người.
Các trung tâm dữ liệu tiêu tốn nhiều năng lượng, yêu cầu đường truyền điện áp cao và cần lượng nước đáng kể để giữ mát. Việc lắp đặt chúng thường diễn ra ở những nơi có điện rẻ nhất, không phải lúc nào cũng ở những nơi năng lượng tái tạo, như gió và mặt trời, là nguồn năng lượng chính. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trung tâm dữ liệu toàn cầu và nhu cầu điện AI có thể tăng gấp đôi vào năm 2026.
Bà Amanda Smith, nhà khoa học cấp cao Mỹ: Điều quan trọng là để hiểu AI có thể là một yếu tố làm tăng lượng khí thải hay làm giảm lượng khí thải, con người chúng ta phải xem mình đang làm gì với nó và đặt câu hỏi tại sao chúng ta lại làm như vậy.
Các trung tâm dữ liệu cũng đang thách thức những cam kết về môi trường của các công ty công nghệ lớn khác. Tuy nhiên, các công ty công nghệ đưa ra quan điểm rằng AI, bao gồm các công cụ như ChatGPT, không chỉ là một phần nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu mà còn giúp giải quyết vấn đề đó. Trong trường hợp của Google, dữ liệu từ AI có thể dự đoán lũ lụt trong tương lai hoặc điều chỉnh luồng giao thông hiệu quả hơn để tiết kiệm xăng.
(ANTV) - Từ ngày 10-13/6, ảnh hưởng bão số 1 và mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại tại các tỉnh, thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Lực lượng công an đã huy động cán bộ, chiến sỹ Công an các địa phương ứng trực để đảm bảo an toàn cho nhân dân.
(ANTV) - Trí tuệ nhân tạo (AI) – ngày càng phổ biến với nhiều tiện ích vượt trội, từ hỗ trợ học tập, làm việc, đến sáng tạo nội dung hay xử lý hình ảnh. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích đó, việc sử dụng AI một cách bất cẩn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin và bị khai thác dữ liệu cá nhân, thậm chí bị kẻ xấu lợi dụng cho mục đích lừa đảo.
(ANTV) - Ngày 13/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Ngô Tiến Đạt (23 tuổi) và Nguyễn Tiến Anh, (25 tuổi) cùng trú tỉnh Nam Định, về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
(ANTV) - Đại sứ Iran tại LHQ ngày 13/6 thông báo các cuộc tấn công của Israel nhằm vào các cơ sở hạt nhân, tướng lĩnh và nhà khoa học của Iran đã khiến 78 người thiệt mạng và hơn 320 người bị thương, phần lớn là dân thường. Tuyên bố được đưa ra sau khi Iran đáp trả bằng một loạt tên lửa tầm xa nhằm vào Tel Aviv khiến ít nhất 34 người bị thương.
(ANTV) - Quân đội Mỹ ngày 13/6 xác nhận, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ được triển khai tới Los Angeles đã tạm thời bắt giữ một dân thường. Đây là vụ bắt giữ đầu tiên được biết đến do binh sĩ tại ngũ thực hiện trong đợt triển khai theo lệnh của Tổng thống Donald Trump.
(ANTV) - Ngày 13/6, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua đề xuất gia hạn quy chế bảo hộ tạm thời đối với người tị nạn Ukraine thêm một năm, đến ngày 4/3/2027.
(ANTV) - Bộ Thương mại Mỹ ngày 12/6 (giờ địa phương) đăng công báo liên bang, thông báo về việc bổ sung các sản phẩm phái sinh từ thép vào đối tượng áp thuế 50%.
(ANTV) - Cuộc khủng hoảng rác thải nhựa đang ngày càng nghiêm trọng hơn trên toàn cầu. Để ứng phó, nhiều nơi tăng cường tái chế đồ nhựa đã qua sử dụng, sản xuất đồ nhựa có khả năng phân hủy nhanh, thân thiện với môi trường hoặc xử lý rác thải nhựa hợp lý. Trong nỗ lực đó, mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Sydney của Australia đã công bố một giải pháp chống ô nhiễm rác thải nhựa. Đó là dùng một số loại nấm để “ăn” nhựa.
(ANTV) - Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 26 và 27.6, với hơn 1,17 triệu thí sinh tham dự trên toàn quốc. Và đây cũng là kỳ thi “kép” theo nhiều nghĩa – không chỉ bởi lần đầu tiên áp dụng đồng thời hai chương trình giáo dục 2006 và 2018, mà còn diễn ra giữa thời điểm hệ thống chính quyền địa phương đang tái cấu trúc. Cùng với đó là những thay đổi sâu rộng trong phương thức tuyển sinh đại học. Để các em thí sinh, phụ huynh có cái nhìn rõ hơn về những điểm mới của kỳ thi năm nay, GS.TS HUỲNH VĂN CHƯƠNG - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chia sẻ cụ thể với ANTV.
(ANTV) - Thông tin về cơn bão số 1. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Khoảng 6h sáng 14/6, vị trí tâm bão ở khoảng 20.1 độ Vĩ Bắc; 109.0 độ Kinh Đông, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 145 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13. bão số 1 sẽ đổi hướng di chuyển sang hướng Bắc Đông Bắc và đến khoảng 16h hôm nay, bão sẽ suy yếu dần.