(ANTV) - Ngày 20/3 (theo giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục Mỹ, gây ra tâm lý bất ổn cho những người đang nắm giữ nợ của sinh viên và đặt ra câu hỏi về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Theo thư ký báo chí của Tổng thống Trump, các chức năng quan trọng của bộ sẽ vẫn được duy trì, những đơn vị còn lại của bộ bị giải thể sẽ tiếp tục quản lý nợ của sinh viên.
Trước đó, khi tuyên bố cắt giảm 50% nhân sự vào đầu tháng này, Bộ Giáo dục Mỹ cũng cho biết sẽ "tiếp tục thực hiện tất cả các chương trình theo luật định thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, bao gồm cả các khoản tài vay và tài trợ cho sinh viên...
Theo khảo sát, cứ 4 người trưởng thành ở Mỹ dưới 40 tuổi thì có 1 người mắc nợ sinh viên. Nợ trung bình dao động từ 20.000 đến 25.000 USD, với nợ trung bình sau đại học gấp đôi con số đó. Những sinh viên tốt nghiệp từ 25-29 tuổi đang gặp khó khăn về tài chính hơn những sinh viên tốt nghiệp lớn tuổi.
Châu Á chịu tác động nặng nề nhất do tan băng toàn cầu
Trong 30 năm kể từ khi các nhà lãnh đạo lần đầu tiên tụ họp để thảo luận về việc hạn chế biến đổi khí hậu theo khuôn khổ của Liên hợp quốc, Trái đất đã mất hơn 14 nghìn tỷ tấn băng từ các sông băng và tảng băng ở vùng núi. Theo ước tính của Cơ quan Giám sát Sông băng Thế giới nhân Ngày Sông băng Thế giới đầu tiên 21/3, kể từ năm 1975 đến nay, Trái đất đã mất 9.000 tỷ tấn băng từ các dãy núi - tương đương với một khối băng dày 25 mét có diện tích bằng nước Đức.
Theo tờ South China Morning Post (SCMP), khu vực châu Á, nơi có dãy Hindu Kush Himalaya và cao nguyên Tây Tạng, đang phải đối mặt với mối đe dọa kép từ biến đổi khí hậu. Không chỉ chịu tác động của mực nước biển dâng tại các trung tâm kinh tế lớn như Hong Kong, Thượng Hải, Bangkok và Mumbai, khu vực này còn đối diện với nguy cơ băng tan nhanh chóng, làm mất đi lớp tuyết quan trọng trên các dãy núi.
Mặc dù các dãy núi khác trên thế giới cũng đang mất trữ lượng băng với tốc độ đáng báo động – dãy Alps đã mất 39% khối lượng sông băng trong thế kỷ này, dãy Rocky ở Canada mất 1/4 và dãy Caucasus mất hơn 1/3 – nhưng tác động của sự tan băng ở châu Á có thể nghiêm trọng hơn nhiều. Nguyên nhân chính là do khu vực này có mật độ dân số lớn và nhiều hoạt động kinh tế phụ thuộc vào nguồn nước từ băng tuyết.
Ông Michael Zemp, Giám đốc Dịch vụ Giám sát Sông băng Thế giới, cho biết trong năm 2024, thế giới đã mất khoảng 450 tỷ tấn băng do hiện tượng băng tan toàn cầu. Tính từ năm 1975 đến nay, tổng lượng băng đã mất lên đến 9.000 tỷ tấn. Điều này đồng nghĩa với việc mực nước biển có thể dâng cao hơn 1mm mỗi năm, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu cũng ảnh hưởng đáng kể đến lớp tuyết phủ trên các dãy núi. Trong những thập kỷ gần đây, nhiều khu vực đã mất trung bình 15 ngày tuyết phủ mỗi năm. Tuyết tan theo mùa đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước ngọt cho các hệ thống thủy lợi, thủy điện và sinh hoạt. Trong ngắn hạn, tình trạng này có thể dẫn đến gia tăng các trận lũ lụt. Trong trung hạn, khi lượng băng và tuyết tiếp tục suy giảm, các nguồn nước quan trọng sẽ dần cạn kiệt, đặc biệt là từ giữa thế kỷ này trở đi.
Theo Trung tâm Phát triển Núi Tích hợp Quốc tế, hầu hết các con sông băng trong khu vực dự kiến sẽ đạt đỉnh tan chảy vào năm 2050. Mặc dù băng tuyết ở dãy Himalaya được đánh giá là có khả năng chống chịu với sự nóng lên của Trái đất lâu hơn so với nhiều nơi khác, nhưng ngay cả tại đây, 1/5 khối lượng sông băng cũng đã biến mất trong thế kỷ này. Điều này đặt ra những thách thức lớn về tài nguyên nước và môi trường trong tương lai.
(ANTV) - Chiều 1/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác của Trung ương đã đi thăm, kiểm tra hoạt động của mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh; phường Tây Hồ và Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.
(ANTV) - Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo 138 TP Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên dương các điển hình tiến tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2025. Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội.
(ANTV) - Mới đây Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường - Bộ Công an phối hợp cùng lực lượng Công an tỉnh Bắc Ninh bất ngờ kiểm tra một kho xưởng tại thôn Sơn, phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện một đường dây sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật giả quy mô lớn, do Nguyễn Văn Tuấn cầm đầu.
(ANTV) - Ngay sau khi sáp nhập 2 địa phương vào TP.HCM, Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đã đẩy mạnh chiến dịch kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Vận tải hành khách, dừng đỗ sai quy định là một trong những chuyên đề được Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đẩy mạnh trong tuần đầu của chiến dịch.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, người dưới 35 tuổi có thể vay mua nhà ở xã hội với mức lãi suất chỉ 5,9% thay vì 6,1% như trước đó. Mức lãi suất này được áp dụng trong 5 năm đầu vay vốn.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Đối với các cơ sở kinh doanh, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.
(ANTV) - Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, TPHCM đang tập trung đa dạng hóa đối tác thương mại, đẩy mạnh mở rộng sang các thị trường mới. Xáo trộn thương mại toàn cầu đang đặt ra thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế của TPHCM. Dù vậy, thành phố vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng 8,5% đã đề ra, chủ động xây dựng các kế hoạch ứng phó và hỗ trợ doanh nghiệp.
(ANTV) - Để đáp ứng yêu cầu khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Công an các xã, phường trên địa bàn TP.HCM đã khẩn trương triển khai các mặt công tác, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị trên địa bàn góp phần vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động.
(ANTV) - Là phường trung tâm của tỉnh Lâm Đồng mới, Công an phường Xuân Hương – Đà Lạt đã bước vào ngày làm việc đầu tiên với tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu quản lý về an ninh trật tự trên địa bàn rộng lớn sau khi sáp nhập từ các phường 1, 2, 3, 4 và 10 TP Đà Lạt cũ.
(ANTV) - Tối 01/7, hàng nghìn người dân đã tới Quảng trường Nguyễn Văn Linh (tỉnh Hưng Yên) để xem chương trình nghệ thuật “Giai điệu quê hương – Niềm tin ngày mới” nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 – 1/7/2025) và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Chương trình do Cục Công tác chính trị chỉ đạo, Nhà hát Ca múa nhạc Công an nhân dân biểu diễn.