(ANTV) - Ở trung tâm thành phố Marrakech, giữa những con hẻm và khu chợ cổ, có thể dễ dàng tìm thấy những tác phẩm nghệ thuật lâu đời của Maroc - đồ thủ công bằng nỉ len. Có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước, đây là một nghề thủ công truyền thống thể hiện di sản văn hóa cổ xưa của Maroc. Tuy nhiên, nghề thủ công này đang phải đối mặt với nhiều thách thức khiến nó dần mai một và còn có nguy cơ bị biến mất. Chính vì vậy, chính quyền Maroc đang nỗ lực xây dựng các chương trình đào tạo về nghề thủ công truyền thống này cho thế hệ thanh niên với mong muốn gìn giữ những giá trị văn hóa lâu đời.
Ông Mohammed Belkhou, một trong số ít thợ thủ công còn lại ở đây, bắt đầu làm nghề thủ công bằng nỉ len cách đây 45 năm. Ông cho biết quá trình hình thành một tác phẩm bằng nỉ len bao gồm nhiều công đoạn. Đầu tiên là việc thu thập len cừu, một nguyên liệu thô thiết yếu. Sau đó, len sẽ được làm sạch để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Công đoạn này đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và khéo léo để đảm bảo chất lượng của len.
Sau khi được làm sạch, len được chải thô bằng các dụng cụ truyền thống làm bằng gỗ và kim loại để làm mềm các sợi len, chuẩn bị cho quá trình kéo sợi. Màu sắc và hoa văn truyền thống được thêm vào bằng cách sử dụng thuốc nhuộm tự nhiên và kỹ thuật thêu lâu đời.
Ông Mohammed Belkhou – Thợ thủ công cho biết: “Khi chúng tôi làm những tấm thảm, nệm hay yên ngựa bằng nỉ, công việc này đòi hỏi chúng tôi phải nỗ lực rất nhiều. Quá trình làm mất rất nhiều công đoạn. Chúng tôi buộc phải điều chỉnh lượng xà phòng đen. Ngoài ra, bọt xà phòng phải dày và công đoạn bóp rất khó khăn.”
20s Chất liệu nỉ thu được có thể được sử dụng để làm yên ngựa, thảm, mũ, giày truyền thống hoặc thậm chí cả búp bê và phụ kiện. Những người thợ thủ công tạo hình tấm nỉ một cách cẩn thận và chính xác, sử dụng các dụng cụ cầm tay và đôi khi là các khối gỗ để xác định hình dạng cuối cùng. Thời gian tạo ra một mảnh vải nỉ có khi mất tới 3 ngày.
Ông Mohammed Belkhou – Thợ thủ công cho biết: “Hiện chúng tôi không tìm mua được len với số lượng lớn. Điều này là do lượng len sản xuất ra giảm do nhu cầu thị trường và chúng tôi cũng bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã không còn sản xuất yên ngựa trong 10 năm qua do nhu cầu thị trường giảm.”
Bất chấp lịch sử của nghề thủ công nỉ, hiên nay nó đang phải đối mặt với nhiều thách thức đe dọa đến sự tồn tại. Một trong những thách thức chính là thiếu thợ thủ công được đào tạo.
Những người trẻ tuổi cảm thấy khó khăn khi tham gia vào nghề này do không thu được lợi nhuận tài chính và cần phải nỗ lực rất nhiều. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu chất lượng cao ngày càng khan hiếm, gây khó khăn hơn cho các nghệ nhân.
Ông Mohammed Belkhou – Thợ thủ công cho biết: “Nghề này không có hàng xuất khẩu, đặc biệt sau những năm hạn hán, người dân không còn muốn làm việc nữa. Thêm nữa là phần lớn thợ thủ công lành nghề đã không còn trong khi những người trẻ thì không quan tâm đến công việc này.”
Trước những thách thức đối vời nghề truyền thống, Ma-rốc đang nỗ lực bảo tồn nghề nỉ len cho thế hệ tương lai. Bộ Du lịch, Thủ công và Kinh tế Xã hội và Đoàn kết Ma-rốc đã áp dụng một chương trình đào tạo dành cho thanh niên để giới thiệu cho họ về nghề và dạy họ những kỹ năng cần thiết để thực hành nghề.
Ông Hicham Berdouzi – Giám đốc khu vực thủ công mỹ nghệ, Bộ Du lịch, Thủ công và Kinh tế Xã hội và Đoàn kết Ma cho biết: “Chúng tôi tuyển một thợ thủ công và ghi lại quá trình sản xuất từ đầu đến cuối sản phẩm. Chúng tôi cũng tổ chức các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn mới. Chúng tôi cũng cố gắng thu hút sự tham gia của nhiều bên liên quan từ khu vực công và tư nhân để phát triển các sản phẩm từ thủ công.”
Hiện giá của các mặt hàng nỉ len dao động từ 5 euro đến 600 euro/sản phẩm. Chính phủ Maroc kỳ vọng có thể bảo vệ nghề thủ công nỉ, không chỉ để bảo tồn di sản văn hóa mà còn hỗ trợ nền kinh tế địa phương.
(ANTV) - Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây thông báo triển khai thêm một tàu sân bay từ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tới Trung Đông. Động thái nhằm tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ, tiếp tục thúc đẩy ổn định khu vực, răn đe các hành động gây hấn, và bảo vệ dòng chảy thương mại.
(ANTV) - Siết chặt quy định pccc tại nhà trọ; Hà nội: Rà soát toàn bộ dự án có sử dụng đất từ 2008; Đồng Nai: Kiến nghị thủ tướng chính phủ việc xây cầu, đường kết nối Bình Phước - là những chính sách mới có hiệu lực.
(ANTV) - Sau trận động đất nghiêm trọng, Myanmar đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc men và vật tư y tế. Các bệnh viện tại nước này rơi vào tình trạng quá tải do phải tiếp nhận số lượng lớn nạn nhân bị thương.Để hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn, nhiều nước đang tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực cứu trợ.
(ANTV) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc xây dựng 2 “đại dự án” Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đặt tại tỉnh Hà Nam.Trên tinh thần: rõ nguyên nhân, rõ sai phạm, rõ trách nhiệm, rõ thiệt hại và rõ lãng phí, nhiều nội dung sai phạm đã được làm sáng tỏ. Báo kinh tế & Đô thị số ra ngày hôm nay đề cập qua bài viết “Chống lãng phí - cuộc chiến chống “giặc nội xâm”.
(ANTV) - Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố lộ trình mang tên "ProtectEU" nhằm ứng phó với các mối đe dọa đối với an ninh nội địa của Liên minh châu Âu (EU). Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong "kỷ nguyên mới về quốc phòng và an ninh", tiếp nối Sách Trắng về quốc phòng châu Âu và Chiến lược ứng phó của EU. Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường khả năng bảo vệ trước những thách thức an ninh ngày càng phức tạp.
(ANTV) - Ghi nhận thực tế công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai cũng đã có những chuyển biến tích cực sau một tháng lực lượng công an tiếp nhận nhiệm vụ. Tại tỉnh Điện Biên, mọi hoạt động tại các cơ sở cai nghiện đều diễn ra thông suốt, duy trì ổn định và hiệu quả, không chỉ góp phần bảo đảm an ninh trật tự địa phương mà còn nâng cao hiệu quả, giúp người nghiện từ bỏ ma túy, từng bước tái hòa nhập cộng đồng.
(ANTV) - Thiệt hại của thảm họa động đất tại Myanmar vẫn hết sức nặng nề. Đến nay, 5 ngày sau trận động đất, thủ đô Naypyidaw của Myanmar vẫn còn hàng chục nghìn người phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu nước sạch, thiếu thốn các nhu yếu phẩm thiết yếu và sự chăm sóc về y tế. Mãi đến tối 2/4, Naypyidaw mới có điện trở lại. Tuy nhiên, cái nóng gay gắt, đỉnh điểm có thể tới 40-41 độ C, cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề, trong khi xung đột tại một số khu vực là thách thức lớn, gây cản trở cho việc vận chuyển hàng nhân đạo.
(ANTV) - Kể từ khi đặt chân đến Myanmar, đoàn cứu hộ của Việt Nam, trong đó có 26 chiến sĩ của Bộ Công an Việt Nam vẫn luôn nỗ lực thực hiện nhiệm vụ cứu nạn quốc tế, với quyết tâm giúp bạn như giúp mình. Ngày thứ 3 có mặt tại thủ đô Nây pi tô, trong điều kiện oi bức với nhiệt độ xấp xỉ 40 độ C, các chiến sĩ cứu nạn cứu hộ của Bộ Công an tiếp tục tìm kiếm nạn nhân và đưa ra ngoài. Trong ngày 2/4, quá trình đưa các nạn nhân ra ngoài gặp nhiều tình huống khó khăn.
(ANTV) - Đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc xyanua, tàng trữ vật liệu nổ để khai thác vàng trái phép tại Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vừa bị lực lượng công an triệt phá. Hiện có 47 đối tượng liên quan đến các hành vi trên bị bắt giữ.
(ANTV) - Quyền Giám đốc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Lee Ho Young hôm nay cho biết cảnh sát sẽ thực hiện mức cảnh báo an ninh cấp cao nhất trên cả nước vào ngày 4/4, khi Tòa án Hiến pháp dự kiến ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.