Thứ Sáu, 03/05/2024 07:02 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Nuôi ong lấy nọc để điều trị y tế tại Kenya

(ANTV) - Việc nuôi ong lấy mật là điều phổ biến tại các trang trại nuôi ong ở Kenya, tuy nhiên, thời gian gần đây, những người nuôi ong đã chuyển sang một mục tiêu khác, đó là nuôi ong lấy nọc. Nguyên do là có một thị trường đầy tiềm năng cho những người nuôi ong khi các nhà trị liệu có xu hướng sử dụng nọc ong để điều trị y tế cho các bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, phương pháp điều trị y tế bằng cách sử dụng nọc ong đang khiến cho ngành nuôi ong lấy nọc ở Kenya phát triển nhanh và mạnh mẽ.

Trang trại nuôi ong này có rất nhiều tổ ong nhưng điều đặc biệt là những người nuôi ong ở đây không nuôi ong để lấy mật, mà để lấy một thứ khác có giá trị hơn. Đó là nọc ong.

Nọc ong ngày càng trở nên phổ biến ở Kenya khi các nhà trị liệu khám phá được tiềm năng y học trong nọc ong. Đó là chất apitoxin được tìm thấy trong nọc ong được thu thập.

Anh Hamza Shabir – Người nuôi ong cho biết: “Ưu điểm của việc lấy nọc ong này là không làm chết những con ong. Không giống như việc sau khi ong sử dụng nọc để đốt người, nó sẽ chết. Với dụng cụ lấy nọc ong của chúng tôi, ong sẽ không bị chết khi nó đốt vào đây. Dụng cụ này sẽ giúp thu thập nọc ong để chữa bệnh cho con người và cứu cả những con ong.”

Tuy vậy, không phải loại ong nào cũng phù hợp để có thể thu hoạch nọc. Chúng cần phải hung hãn và sẵn sàng để chích bất cứ lúc nào. Do đó, nhiều nông dân phải thử nghiệm những quần thể mà họ chăm sóc để tìm ra những quần thể có tính khí phù hợp.

Mỗi con ong chỉ chứa vài miligram nọc độc, vì vậy phải mất ba đàn ong mới lấy được một gram nọc độc. Một đàn ong có thể bao gồm tới 60.000 con ong thợ và 20.000 con ong đực – điều đó cho thấy việc nuôi ong lấy nọc có thể trở thành một ngành kinh doanh đầy hấp dẫn.

Anh Hamza Shabir – Người nuôi ong chia sẻ: “Một trong những thách thức của chúng tôi là cần những đàn ong lớn và những con ong cần phải hung dữ. Hơn nữa, khi chúng tôi thu hoạch nọc ong, điều đó sẽ khiến những con ong mệt mỏi hơn và làm ảnh hưởng đến quá trình lấy mật của chúng. Vì vậy, không thể dùng một con ong quá nhiều lần. Chúng tôi phải tìm kiếm và phát triển đàn ong khác thường xuyên để không cản trở việc sản xuất mật ong.”

Anh Ezekiel Mumo – Người nuôi ong cho biết: “Một tổ ong có thể cho thu hoạch lượng nọc ong khá lớn, nhưng một gam nọc ong có thể khiến bạn mất 30- 45 phút để lấy ra, tùy thuộc vào mức độ hung hãn của đàn ong cũng như thời gian trong ngày. Ong hoạt động nhiều hơn vào khoảng giữa ngày so với thời điểm buổi sáng và buổi tối.”

Ở thị trường trong nước, một gram nọc ong được bán với giá 30 USD, trong khi trên thị trường quốc tế, giá tăng lên 100 USD. Nhu cầu ngày càng cao này đang mở ra cơ hội cho những người nuôi ong địa phương ở Kenya thâm nhập vào một thị trường sinh lợi.

Anh Ezekiel Mumo – Người nuôi ong chia sẻ: “Việc thu hoạch nọc ong đảm bảo cho chúng tôi nguồn thu nhập bởi vì chúng tôi có thể thu hoạch nó hàng ngày so với các sản phẩm thu hoạch từ ong khác. Khác với mật ong, thông thường phải đợi 4 tháng mới có thể thu hoạch.”

Nọc ong sau khi thu hoạch được bán cho các nhà trị liệu để sử dụng cho mục đích điều trị y tế. Nhiều bệnh nhân đến với phương pháp trị liệu bằng nọc ong này với hy vọng bệnh của mình có thể được cải thiện.

Wanjiru Maimba bị đột quỵ ở tuổi 14 và nhận thấy rằng việc tiếp nhận nọc độc trong quá trình điều trị này đã giúp cô giảm bớt phần nào cơn đau.

Chị Wanjiru Maimba – Bệnh nhân chia sẻ: “Những vết ong đốt rất đau nhưng so với nỗi đau vì bệnh tật thì không thể so sánh được. Đối với tôi, tôi đã được chữa lành.”

Anh Jamleck Ndege – Bệnh nhân chia sẻ: “Vấn đề đưa tôi đến đây là cơn đau ở vai lan đến khuỷu tay. Đây là buổi điều trị thứ ba của tôi và tôi nhận thấy những tiến triển tích cực, cơn đau giảm bớt và tôi cảm thấy tốt hơn.”

Nhà trị liệu Stephen Kimani giải thích rằng nọc ong kích thích sản xuất các kháng thể có lợi trong cơ thể. Kimani sử dụng những con ong già được chọn lọc bền vững, có tuổi thọ gần 60 ngày, để chiết nọc độc.

Những con ong này, về mặt sinh học khi hết vòng đời, không được phép quay trở lại tổ và được chọn vì nồng độ nọc độc cao. Khoảng 50 con ong được sử dụng mỗi ngày, đảm bảo tác động sinh thái tối thiểu. Ông cho biết phương pháp này là hoạt động phối hợp với y học thông thường, kết hợp phương pháp cổ xưa của người Trung Quốc.

Ông Stephen Kimani – Nhà trị liệu cho biết:  "Chúng tôi thực sự tập trung vào tình trạng bệnh. Nếu đó là tình trạng cục bộ như viêm cơ, khớp thì chúng tôi thực hiện tại một điểm cục bộ. Và điểm cục bộ mà chúng tôi sử dụng để trị liệu do ong đốt được mượn từ các huyệt đạo và dùng phương pháp bấm huyệt. Nếu đó là tình trạng bên trong, chúng tôi liên hệ thông qua các huyệt đạo với 13 kinh tuyến mà chúng tôi tuân theo các phương pháp châm cứu truyền thống của Trung Quốc.”

Các biện pháp phòng ngừa được thực hiện, bao gồm xét nghiệm dị ứng, để tránh các phản ứng bất lợi tiềm ẩn. Mặc dù liệu pháp điều trị bằng nọc ong được hoan nghênh ở Kenya và được giảng dạy tại các tổ chức chính phủ nhưng hiện tại không có quy định cụ thể nào cho việc thực hành.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không có hoá đơn chứng từ

Tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không có hoá đơn chứng từ

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Trong lúc tuần tra đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, BĐBP Quảng Ngãi đã phát hiện, tạm giữ 1.700 lít dầu D.O không có hóa đơn chứng từ do 2 công dân trên địa bàn mua bán, tàng trữ trái pháp luật.

Cả nước đón 8 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ

Cả nước đón 8 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5/2024), ngành du lịch nước ta ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023 trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú. Đáng lưu ý, số lượng khách quốc tế vẫn có đà tăng trưởng tốt dù đã qua mùa cao điểm.

Tăng cường quản lý hàng hóa trên môi trường mạng

Tăng cường quản lý hàng hóa trên môi trường mạng

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, số lượng hàng hóa qua Thương mại điện tử của Việt Nam đứng top 4 so với các nước trong khu vực, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng là thách thức đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp sản xuất. Khi trên môi trường mạng vẫn đang tràn lan hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ gây nhức nhối cho người tiêu dùng.

Ưu tiên nguồn nước cứu cây trồng ở Tây Nguyên

Ưu tiên nguồn nước cứu cây trồng ở Tây Nguyên

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Tây Nguyên đang trải qua những ngày của đỉnh điểm hạn hán. Không chỉ sản xuất, mà sinh hoạt của người dân ở đây cũng đã bị đảo lộn vì thiếu nước. Nhiều hộ dân chấp nhận mua nước giá cao từ nhiều tháng qua để có nước dùng. Tuy nhiên, vẫn phải ưu tiên cho cây trồng, bởi đời sống của họ phụ thuộc vào những vụ mùa nông sản.

Doanh nghiệp Việt đua nhau hướng đến "Net Zero"

Doanh nghiệp Việt đua nhau hướng đến "Net Zero"

Kinh tế 02/05/2024

(ANTV) - Sự phát triển của cụm công nghiệp trung hòa carbon không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mở ra cơ hội hợp tác kinh tế với tất cả các nhà đầu tư. Do đó, không chỉ nhà nước mà các doanh nghiệp cũng quyết định tham gia xây dựng cụm công nghiệp “Net Zero”.

Xem thêm