(ANTV) - Với người khuyết tật, nhu cầu đi lại và tham gia giao thông hết sức quan trọng. Ở nhiều quốc gia, pháp luật về giao thông cho người khuyết tật đã có những chính sách để xây dựng giao thông tiếp cận vì cộng đồng, nhưng đến nay, người khuyết tật vẫn gặp nhiều rào cản khi sử dụng các loại hình vận tải hành khách. Ở Kenya, một giải pháp mới mẻ vừa được triển khai. Một công ty khởi nghiệp đang nỗ lực cải thiện cuộc sống của người khuyết tật bằng cách cung cấp cho họ phương tiện đi lại an toàn và đáng tin cậy.
Cindy Cherotich bị mất đôi chân trong vụ tai nạn giao thông vào năm 2017 và hiện phải sử dụng chân giả cùng nạng để đi lại. Việc tham gia giao thông công cộng là một thách thức đối với chị, khi chị thường bị bỏ lại ở các trạm xe bus do phân biệt đối xử.
Chị CINDY CHEROTICH – Thành phố Nairobi, Kenya chia sẻ: "Khi đến bến xe bus, một số tài xế không cho tôi lên xe. Họ nhìn thấy chiếc nạng của tôi và so sánh tôi với một người bình thường khác. Họ sẽ để người đó lên xe còn tôi thì bị bỏ lại. Thật sự rất mệt mỏi khi phải chờ đợi quá lâu.”
Còn nếu may mắn bắt được một phương tiện giao thông công cộng, không có gì dám chắc nó phù hợp với người khuyết tật. Chị CAROLINE MWIKALI - Thành phố Nairobi, Kenya chia sẻ: "Phương tiện giao thông công cộng thường không được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật, đặc biệt là người dùng xe lăn. Một chiếc xe lăn là quá cồng kềnh nếu được đưa lên xe bus. Bên cạnh đó, xe bus cũng không có cầu thang lên xuống, nên cần phải có một ai đó nâng bạn lên. Không phải ai cũng sẵn sàng làm điều đó.”
Nhưng, thực trạng trên đang dần được giải quyết. Lấy cảm hứng khởi nghiệp từ người cha tàn tật của mình, người đã phải ngồi xe lăn sau một vụ tai nạn dẫn đến chấn thương cột sống khi Daniel Gatura mới 5 tuổi, anh đã thành lập công ty Ace Mobility, chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển cho người khuyết tật.
Anh DANIEL GATURA – Đồng sáng lập Công ty Ace Mobility chia sẻ: “Chỉ vì bạn là người khuyết tật, không có nghĩa là bạn không thể tự kiếm tiền... không có nghĩa là bạn bị bỏ lại phía sau trong xã hội. Chúng tôi đang thay đổi câu chuyện của người khuyết tật thông qua lĩnh vực giao thông. Bằng cách cung cấp dịch vụ vận chuyển, chúng tôi mong rằng những người khuyết tật hay những người suy giảm khả năng vận động có thể tiếp cận giáo dục, tiếp cận các cơ hội việc làm. Họ cũng có thể tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, xã hội và thậm chí là chính trị.”
Ace Mobility cung cấp cho người khuyết tật một ứng dụng đặt xe trực tuyến tương tự như Uber hay Grab. Giá vé cho mỗi km di chuyển vào khoảng 1 USD. Ngoài ra, tài xế còn được đào tạo kỹ năng chăm sóc cơ bản để đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho các hành khách là người khuyết tật.
Anh BRIAN NDERITU - Thành phố Nairobi, Kenya cho biết: "Trước khi có Ace Mobility, chúng tôi gặp rất nhiều thách thức trong việc tham gia giao thông. Nhưng giờ, việc di chuyển không còn là trở ngại. Ngay cả tài xế cũng tôn trọng chúng tôi. Trước đây, họ thường xuyên làm phiền chúng tôi với những câu hỏi mang tính phân biệt đối xử hay chế giễu khiếm khuyết của chúng tôi.”
Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc, người khuyết tật chiếm 2,2% dân số Kenya, tương đương khoảng 1,2 triệu người. Trong đó, dạng khuyết tật phổ biến nhất là khuyết tật liên quan khả năng vận động, chiếm 42% các trường hợp. Kenya có khuôn khổ pháp lý thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật, bao gồm cả việc tiếp cận phương tiện giao thông công cộng, nhưng trên thực tế, những luật này thường không được thực thi. Đối với người khuyết tật di chuyển quanh thủ đô Nairobi, các dịch vụ như Ace Mobility là bước đi đúng hướng, giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn.
(ANTV) - Trong tháng 10/2024, cả nước có gần 14.200 doanh nghiệp thành lập mới tăng 26,5% so với tháng trước và giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Có gần 8.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 33,5% và tăng 53,7%.
(ANTV) - Số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê hôm nay 6/11 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 2,52% so với cuối năm và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2024, CPI tăng 3,78% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.
(ANTV) - Lực lượng Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa phát hiện và tạm giữ hàng chục chiếc xe điện loại 03 bánh và 04 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ, với nhiều nhãn hiệu như: Goda Pro, Me leisure, Fishion, Dilly của 1 hộ kinh doanh địa bàn huyện Gia Lâm.
(ANTV) - Việc các sàn thương mại điện tử (TMĐT) quốc tế như Temu thâm nhập và chiếm lĩnh phần lớn thị phần mua bán online ở Việt Nam đang dấy lên mối lo lắng đối với người tiêu dùng trong nước. Giới chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát nguồn gốc xuất xứ hàng hóa song song với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trước làn sóng người dân gửi niềm tin vào các sản phẩm giá rẻ tràn vào Việt Nam
(ANTV) - Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có diện tích rộng khoảng 185km2. Theo lộ trình thành phố Hà Nội đặt ra, huyện Đông Anh cùng với huyện Gia Lâm sẽ lên lên quận vào đầu năm 2025. Vì vậy, cơ sở hạ tầng ở đây đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới, trên đà đô thị hóa mạnh mẽ.
(ANTV) - Trí tuệ nhân tạo AI đã làm được nhiều công việc thay con người và có thể làm tốt hơn con người trong một số khâu nhất định. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, đơn vị đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc để thay thế con người, tiết kiệm chi phí. Điều này đặt ra thách thức lớn cho người lao động, nhất là những người trẻ khi cơ hội việc làm có thể ngày càng thu hẹp vì AI.
(ANTV) - Trong khi đó, Công an TP HCM vừa thi hành lệnh bắt bà Trần Thị Minh Kiểm (SN 1979, Giám đốc Công ty Đo đạc bản đồ Đại An) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(ANTV) - Công an huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang tạm giữ hình sự ông Hồ Văn Định (40 tuổi) trú tại xã Cư M’lan, huyện Ea Súp để lấy lời khai làm rõ toàn bộ nguyên nhân vụ xe máy cày cán 2 người trú mưa tử vong.
(ANTV) - Tại tỉnh Lai Châu, Công an huyện Tam Đường đang vào cuộc xác minh vụ 20 học sinh Trường Mầm non xã Giang Ma nghi bị ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột.
(ANTV) - Trước diễn biến mưa lớn, tỉnh Quảng Bình đã chủ đống ứng phó và sơ tán người dân ở các khu vực có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn, đồng thời bảo đảm nơi ăn ở cho người dân. Tại các khu vực ngầm tràn bị ngập gây chia cắt cục bộ các thôn, bản, chính quyền các địa phương cũng cắt cử lực lượng không để người dân đi qua để bảo đảm an toàn.