(ANTV) - Quốc hội Hàn Quốc ngày 17/1 đã thông qua một dự luật sửa đổi về việc bổ nhiệm công tố viên đặc biệt điều tra Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến ban bố thiết quân luật. Đây là dự luật do đảng Dân chủ (DP) đối lập chính đề xuất.
Dự luật sửa đổi đã được thông qua với 188 phiếu thuận và 86 chống trong tổng số 274 nghị sĩ tham dự. Toàn bộ nghị sỹ đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền đã bỏ phiếu chống lại dự luật này. Sau khi dự luật được thông qua, lãnh đạo đảng PPP đã kêu gọi quyền Tổng thống Choi Sang Mok (Chuê Xang Mốc) sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ.
Trong dự luật vừa thông qua, phe đối lập đã bỏ bớt một số điểm, trong đó có nội dung cáo buộc Tổng thống Yoon nổi loạn, và yêu cầu thanh tra ngoại hối đối với chính phủ của ông Yoon.
Trong khi đó, sáng 18/1, 2 quan chức cấp cao của Cơ quan an ninh Tổng thống đã phải trình diện để cảnh sát thẩm vấn về những cáo buộc cản trở các điều tra viên bắt giữ Tổng thống Yoon. Dự kiến sớm nhất vào đêm nay, tòa án Seoul sẽ ra phán quyết liệu có chính thức bắt giữ ông Yoon liên quan tới việc ban bố thiết quân luật.
Mỹ thúc đẩy phát triển vaccine mRNA phòng cúm
Ngày 18/1, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Mỹ công bố sẽ trao 590 triệu USD cho nhà sản xuất dược phẩm nội địa Moderna để phát triển vaccine mRNA phòng cúm, bao gồm cả việc cải tiến vaccine cúm gia cầm mà công ty này đã điều chế.
Theo một tuyên bố của HHS, sau khoản 176 triệu USD vào tháng 7 năm ngoái, khoản tài trợ bổ sung này sẽ giúp Moderna nâng cao chất lượng vaccine mRNA để Mỹ chuẩn bị tốt hơn cho khả năng ứng phó với các bệnh truyền nhiễm mới nổi khác, trong đó có việc đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine mRNA phòng cúm H5N1. Vaccine này được kỳ vọng có khả năng ngăn ngừa các chủng virus đang lưu hành ở bò và chim. Trước đó, ngày 17/1, Chính phủ Mỹ cũng đã công bố khoản tài trợ mới trị giá 211 triệu USD cho một nhóm các phòng thí nghiệm tư nhân và công cộng để phát triển vaccine mRNA nhằm phòng ngừa các mối đe dọa sinh học mới nổi. Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều ý kiến quan ngại về một đại dịch mới đang gia tăng.
Năm 2024 ghi nhận tốc độ tăng CO2 nhanh nhất trong lịch sử
Theo báo cáo ngày 17/1 của Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh, trong năm 2024, lượng CO2 trong khí quyển đã tăng với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay, vượt xa dự báo của chính cơ quan này.Đây là một dấu hiệu rõ rệt về sự gia tăng mạnh mẽ của khí thải gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên.
Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do việc đốt nhiên liệu hóa thạch, các vụ cháy rừng nghiêm trọng và sự suy giảm của các kho lưu trữ carbon tự nhiên như rừng nhiệt đới.
Các nhà khoa học cảnh báo nếu tình hình này tiếp tục, thế giới khó có thể duy trì nhiệt độ toàn cầu dưới mức 1,5 độ C - ngưỡng mà các quốc gia đã cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 để tránh những tác động nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu.
Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii, nơi đã đo nồng độ CO2 trong khí quyển từ năm 1958, ghi nhận mức tăng 3,58 phần triệu (ppm) vào năm 2024, vượt xa dự báo ban đầu của Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh là 2,84 ppm. Cơ quan này cho biết các phép đo từ vệ tinh cũng xác nhận một sự gia tăng toàn cầu mạnh mẽ do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch kết hợp với sự suy yếu của các bể chứa carbon tự nhiên và các vụ cháy rừng cực đoan.
Bên cạnh đó, Copernicus - cơ quan giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) - cũng báo cáo rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong hai năm 2023 và 2024 đã vượt quá mức 1,5 độ C. Mặc dù đây chưa phải là vi phạm vĩnh viễn của ngưỡng này, nhưng điều này cho thấy Trái Đất đang tiến gần đến mức nguy hiểm. Các dự báo cho năm 2025 cho thấy nhiệt độ có thể giảm nhẹ, nhưng vẫn sẽ nằm trong Top 3 năm nóng nhất kể từ năm 1850.
(ANTV) - Chiếc bẫy việc nhẹ lương cao vẫn đang được các đối tượng xấu lợi dụng triệt để, giăng ra khắp mọi nơi để lừa bán nạn nhân ra nước ngoài. Nhiều người chỉ vì tin vào những lời đường mật của người lạ đã tự đẩy cuộc đời mình vào bi kịch, và rồi tiền mất, tật mang. Phản ánh của phóng viên ANTV tại tỉnh Lào Cai.
(ANTV) - Ít nhất 8 người thiệt mạng và 26 người khác bị thương trong vụ nổ nhà máy dược phẩm ở bang Telangana, miền Nam Ấn Độ.
(ANTV) - Đang di chuyển cùng mẹ trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cháu bé 7 tuổi lên cơn co giật, rất may, cháu đã được cảnh sát giao thông mở đường đưa đi cấp cứu kịp thời.
(ANTV) - Chiều 30/6, tại Hà Nội, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì lễ công bố.
(ANTV) - Chiều 30/6, một vùng mây dông đã gây ra mưa lớn trên địa bàn các quận nội đô của thành phố Hà Nội. Mưa cũng được dự báo sẽ xuất hiện từ nay đến ngày 3/7 tại nhiều địa phương khác, kéo theo nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở.
Sáng 30/6/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết, quyết định thành lập Thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh. ANTV trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi lễ.
(ANTV) - Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp đấu tranh thành công chuyên án, bắt 1 đối tượng, ngăn chặn kịp thời hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ trên khu vực biên giới biển.
(ANTV) - Theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP, từ mai 1/7, chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) đối với một số trường hợp, thay vì phải thông qua UBND cấp huyện như trước.
(ANTV) - Thông tư số 40/2025 của Bộ Công thương quy định về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.
(ANTV) - Từ ngày mai 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Dưới đây là hướng dẫn cập nhật số căn cước công dân (CCCD) thành mã số thuế trên theo tài liệu hướng dẫn của Chi cục Thuế khu vực 1.