Thứ Năm, 03/07/2025 20:18 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Tái chế rác nhựa thành chổi quét nhà ở Campuchia

BT

(ANTV) - Theo Bộ Môi trường Campuchia, nước này thải ra hơn 4 triệu tấn rác mỗi năm, trong đó có 20% là rác nhựa, và có đến hơn 1 nửa số rác thải bị vứt bỏ bừa bãi ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chính phủ Campuchia đã đưa ra nhiều biện pháp để đối phó với thực trạng này, như áp thuế bổ sung, cấm nhập túi nhựa, hay khuyến khích đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng từ nhựa sinh học và tái chế.

Một doanh nghiệp thủ công nhỏ ở thủ đô Phnom Penh đang đi đầu trong những nỗ lực này, với sáng kiến tái chế những chai nhựa bỏ đi thành một vật dụng thiết yếu hàng ngày là chổi quét nhà.

Trong một nhà xưởng nhỏ ở quận Por Senchey, nhóm công nhân đang thực hiện các công đoạn tái chế, nhằm biến những chai nhựa rỗng thành chổi quét nhà. Chai nhựa được súc rửa sạch sẽ, phơi khô và kéo thành những dải dài bằng máy.

Tiếp đó, chúng được ngâm trong bể nước nóng để làm mềm, trước khi được cắt thành từng sợi nhỏ và khâu lại bằng dây thép vào cán tre. Mới thành lập từ tháng 3 năm ngoái, nhưng đến nay, tổ hợp sản xuất này đã tái chế được khoảng hơn 40 tấn chai nhựa bỏ đi.

Ông Has Kea, Chủ doanh nghiệp tái chế rác nhựa cho biết, đến nay, chúng tôi đã xử lý được khoảng 40 tấn chai nhựa. Một lượng khá lớn rác tái chế đã được dùng làm chổi, rất bền và có thể sử dụng lâu dài. Sáng kiến này cũng giúp giảm ô nhiễm môi trường và khuyến khích người dân thu gom chai nhựa để bán cho chúng tôi với giá cao hơn, từ đó có thể giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

Năm 2010, ông Kea có một thời gian ngắn làm công việc bán chổi thông thường, và nhận thấy nhu cầu về chổi chất lượng rất cao, chủ yếu được nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan.

Trong khi đó, chi phí nguyên liệu thô ở Campuchia thấp hơn nhiều, chẳng hạn như thanh tre dùng làm chổi hay các loại chai nhựa thể tích 1,5 và 2 lít.

Từ đó, ông bắt đầu nảy ra ý tưởng tự sản xuất chổi từ nhựa tái chế. Doanh nghiệp nhỏ của ông cũng cung cấp việc làm tại chỗ cho 15 phụ nữ trong độ tuổi từ 40-50 tuổi, cùng 13 lao động khác làm việc tại nhà.

Hiện nhóm của ông Kea sản xuất được khoảng 500 chiếc chổi nhựa mỗi ngày. Mỗi chiếc có giá bán lẻ từ 10.000 riel đến 15.000 riel (khoảng 60-90 nghìn đồng). Khách hàng của doanh nghiệp nhỏ trải rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Hầu hết đều nhận xét những chiếc chổi làm từ nhựa tái chế có chất lượng tốt, rất phù hợp cho công việc dọn dẹp cường độ cao.

Theo Sở Môi trường Phnom Penh, chỉ riêng thành phố này đã tạo ra từ 35 đến 38.000 tấn rác thải mỗi ngày, trong đó có không ít rác nhựa. Các loại nhựa sử dụng một lần như túi nilon, ống hút và chai lọ là thủ phạm chính làm tắc nghẽn các bãi chôn lấp và đường thủy.

Bởi thế, giới chức địa phương đánh giá mô hình thu gom và tái chế rác thải nhựa của các doanh nghiệp nhỏ như ông Kea đang thực hiện cần được ủng hộ và nhân rộng. Bản thân ông Kea cũng cho hay ông không lo lắng về vấn đề cạnh tranh, mà hoan nghênh các doanh nghiệp khác bước vào thị trường này, để góp phần giảm thiểu ô nhiễm nhựa, đồng thời tạo thêm thu nhập cho người dân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Khi sinh viên từ nạn nhân thành mắt xích tội phạm

Khi sinh viên từ nạn nhân thành mắt xích tội phạm

Pháp luật 03/07/2025

(ANTV) - Lừa đảo qua mạng đang gia tăng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường. Đáng lo ngại, sinh viên – nhóm người trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống và hiểu biết pháp lý, lại đang trở thành "mục tiêu" bị các đối tượng lợi dụng, lôi kéo tham gia vào những hoạt động phi pháp như lừa đảo, rửa tiền. Không chỉ dừng lại ở vai trò nạn nhân, nhiều bạn trẻ còn vô tình tiếp tay cho tội phạm, đối mặt nguy cơ bị khởi tố, xử lý hình sự.

Cạm bẫy lừa đảo ngày càng tinh vi trên thị trường tài sản mã hóa

Cạm bẫy lừa đảo ngày càng tinh vi trên thị trường tài sản mã hóa

Kinh tế 03/07/2025

(ANTV) - Trong những năm gần đây, thị trường tài sản mã hóa (crypto) đã bùng nổ tại Việt Nam, thu hút một lượng lớn nhà đầu tư, đặc biệt là giới trẻ. Với tiềm năng lợi nhuận cao và tốc độ tăng trưởng ấn tượng của các đồng tiền như Bitcoin, Ethereum, hay các mô hình tài chính phi tập trung (DeFi), không ít người đã kỳ vọng đây sẽ là cơ hội đổi đời. Thị trường tài sản mã hóa mang đến cơ hội, nhưng cũng đầy rẫy cạm bẫy. Trong bối cảnh các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, các nhà đầu tư cần học cách nhận diện, phòng tránh các mô hình lừa đảo để tự bảo vệ mình.

Tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua

Tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua

Điểm tin 03/07/2025

(ANTV) - Khởi tố cặp vợ chồng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 27 tỷ đồng; Bắt nhóm đối tượng giữ người trái pháp luật; Truy bắt thành công đối tượng cướp tài sản; Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cố ý gây thương tích người khác; Lái xe phạm luật, còn tấn công người dùng điện thoại ghi hình - là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.

Greenland kỳ vọng du lịch bùng nổ và phát triển

Greenland kỳ vọng du lịch bùng nổ và phát triển

Thế giới 03/07/2025

(ANTV) - Ngành du lịch Greenland đang kỳ vọng vào sự bùng nổ trong năm nay sau khi chuyến bay thẳng đầu tiên từ thủ đô Nuuk đến Mỹ được mở ra. Hòn đảo Bắc Cực này hiện cung cấp nhiều dịch vụ cho khách du lịch, từ ngắm chim, ngắm cá voi cho đến các chuyến du thuyền có hướng dẫn viên du lịch. Không chỉ các nhà chức trách mà người dân địa phương cũng kỳ vọng việc phát triển du lịch sẽ mang đến nhiều tiềm năng kinh tế, giúp cải thiện cuộc sống của người dân.

Trào lưu khoe ảnh CCCD trên mạng: Cảnh báo nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân

Trào lưu khoe ảnh CCCD trên mạng: Cảnh báo nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân

Xã hội 03/07/2025

(ANTV) - Từ ngày 1/7, người dân có thể vào ứng dụng VNeID để xem chi tiết về địa chỉ, quê quán sau khi sáp nhập. Trên mạng xã hội, nhiều tài khoản đã chia sẻ thông tin chụp lại căn cước đã được cập nhật theo tiêu chuẩn mới và tên địa phương mới sau quá trình sáp nhập tỉnh như một cách “bắt trend” và thể hiện sự hào hứng.

Con đường thi công gần 20 năm vẫn dang dở

Con đường thi công gần 20 năm vẫn dang dở

Xã hội 03/07/2025

(ANTV) - Nhắc đến cụm từ “Dự án chậm tiến độ” thì ngay tại TP Hà Nội có không ít những công trình giao thông đang trong tình cảnh “Xây mãi không xong”. Những tuyến đường chậm ở mức độ và thời gian khác nhau. Chậm 5 năm, 10 năm và thậm chí là gần 2 thập kỷ. Mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thì chưa thể đánh giá cụ thể. Thế nhưng, nó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đặc biệt là vấn đề đi lại.

Xem thêm