Thứ Tư, 23/10/2024 05:00 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Nỗ lực chống rác thải nhựa ở Ethiopia

(ANTV) - Số lượng rác thải nhựa ở châu Phi đang vượt quá tầm kiểm soát và tăng nhanh hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới. Theo báo cáo vừa được công bố trên tạp chí Global Policies Outlook, tại châu Phi cận Sahara, cứ mỗi phút trôi qua lại có một lượng rác nhựa, đủ để bao phủ một sân bóng đá, được thải ra môi trường một cách công khai. Nếu xu hướng này không được ngăn chặn, đến năm 2060, Lục địa Đen sẽ gánh chịu thêm 116 tấn rác thải nhựa mỗi năm, gấp hơn sáu lần so con số 18 tấn năm 2019.

Và trong bối cảnh các quốc gia còn nhiều khác biệt để tiến tới đồng thuận đối với Hiệp ước quốc tế về giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, thì các nỗ lực đảo ngược xu hướng trên đang được triển khai ở những quy mô nhỏ hơn. Câu chuyện ở Ethiopia là một ví dụ:

Thủ đô Addis Ababa, nơi đặt trụ sở của Liên minh châu Phi và nhiều tổ chức quốc tế, từ lâu đã phải vật lộn với vấn đề quản lý chất thải, đặc biệt là rác thải nhựa. Giờ thì những nỗ lực đang được tiến hành để chống lại tình trạng suy thoái đô thị và khôi phục cảnh quan môi trường.

Từ sáng sớm, nhiều người dân đã bắt đầu công việc thu gom rác thải ở những khu vực khác nhau của Addis Ababa. Nhưng nỗ lực của họ bị cản trở bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như các gia đình không phân loại và xử lý rác đúng cách.

Rác thải nhựa sau khi thu gom và phân loại có thể được đưa đến khu chợ ngoài trời này... một địa điểm giao thương rất nhộn nhịp có tên gọi "Men Alesh Tera".

Những người có mặt ở đây để mua hoặc bán nhiều mặt hàng khác nhau, nhưng chủ yếu là nhựa tái chế.

Ở tầm vĩ mô hơn, việc quản lý rác thải nhựa ở thủ đô Addis Ababa hiện do Cục Bảo vệ môi trường chịu trách nhiệm. Cơ quan này có nhiệm vụ đề ra các quy định để bảo vệ môi trường và giải pháp để đưa thành phố trở nên xanh, sạch hơn.

Không chỉ tại Ethiopia, hay châu Phi, số lượng rác thải nhựa trên thế giới tăng với tốc độ nhanh chưa từng có những năm qua. Chương trình Môi trường LHQ cho biết, thế giới hiện sản xuất khoảng 400 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, trong đó chưa đến 10% được tái chế, số còn lại bị thải ra môi trường hoặc không được xử lý đúng cách.

Chính điều này đã thúc đẩy hơn 170 quốc gia nhất trí đàm phán, xây dựng hiệp ước quốc tế đầu tiên mang tính ràng buộc pháp lý hướng đến chấm dứt ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán đang đối mặt nhiều khó khăn do hai luồng ý kiến khác nhau: hạn chế sản xuất nhựa hay quản lý rác thải nhựa.

Ethiopia nằm trong nhóm các nước ủng hộ hạn chế sản xuất nhựa. Nhưng các thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), cũng như những nhà sản xuất nhựa hàng đầu thế giới lại cho rằng, nguồn gốc của ô nhiễm nhựa là do rác thải nhựa chưa được quản lý hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Nữ cán bộ công an tận tụy với người dân

Nữ cán bộ công an tận tụy với người dân

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Thân tình, cởi mở mỗi khi tiếp dân, gần dân, Thượng úy Trần Thị Ngọc Mai, cán bộ tiếp dân phường 2, Công an quận Tân Bình, TPHCM phần nào làm thay đổi suy nghĩ "ngại khó” của một bộ phận người dân khi đề cập đến công tác tiếp dân ở các ban, ngành, công sở. Những nỗ lực, cố gắng của Thượng úy Trần Thị Ngọc Mai cùng đồng đội đã và đang để lại hình ảnh đẹp về người chiến sĩ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Việt Nam nhất quán chủ trương về thúc đẩy bảo vệ quyền con người

Việt Nam nhất quán chủ trương về thúc đẩy bảo vệ quyền con người

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Trên cơ sở chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, bao gồm quyền phát triển. Luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển, với tư cách là chủ thể, động lực và người thụ hưởng.

Trưởng thành từ mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Trưởng thành từ mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc được hình thành là sự cụ thể hóa quan trọng của chiến lược trồng người và đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau trong chiến lược con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đề ra. Sau ngày đất nước thống nhất, với tình yêu quê hương nồng cháy, khát vọng được cống hiến sau bao năm chờ đợi, hàng chục vạn học sinh miền Nam đã trưởng thành, trở về quê hương, trở thành những cán bộ cốt cán, là những con chim đầu đàn trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc tái thiết miền Nam nói riêng và đất nước nói chung.

Diễn tập chữa cháy, cứu nạn tại nhà ga Tân Cảng

Diễn tập chữa cháy, cứu nạn tại nhà ga Tân Cảng

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM chỉ đạo buổi diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nhà ga Tân Cảng – metro số 1. Tham dự có ông Đặng Minh Nguyên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh; ông Võ Khánh Hưng - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM; ông Phan Công Bằng, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị và giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đường sắt đô thị số 1.

Chủ động tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ

Chủ động tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ

Chính trị 22/10/2024

(ANTV) - Bám sát tinh thần Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành TW, đồng thời nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược, phục vụ sự phát triển lâu dài của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường xây dựng nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ thuộc diện Ban Thượng vụ Tỉnh ủy quản lý giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2035”.

Phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Kinh tế 22/10/2024

(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2025 – 2027.

Xem thêm