(ANTV) - Thụy Điển từ lâu đã được biết tới là một trong những quốc gia đi đầu trong việc phân loại và tái chế rác thải. Tại Thụy Điển, hơn 99% tổng lượng rác thải sinh hoạt đều đã được tái chế. Thậm chí, quốc gia này còn nhập khẩu hàng triệu tấn rác thải để sản xuất điện năng.
Trong một nỗ lực nhằm tiến tới danh hiệu “quốc gia không rác thải”, một cơ sở phân loại rác thải nhựa mới, hiện đại và lớn nhất thế giới đã được đưa vào hoạt động tại Thụy Điển. Nhà máy này đủ lớn để tiếp nhận hầu hết rác thải nhựa từ các hộ gia đình tại nước này. Nhà máy mới ở miền Trung Thụy Điển, có tên Site Zero, được xây dựng để tiếp nhận 200 nghìn tấn rác thải sinh hoạt nhựa mỗi năm.
Tại Site Zero, nhà máy rộng 60.000 m2, các băng chuyền vận chuyển 40 tấn rác thải nhựa hỗn hợp mỗi giờ. Sau đó, các loại giấy gói chocolate, túi nylon, hộp sữa chua… dần dần được chia nhỏ, sắp xếp theo kích thước và phân loại theo quy trình hoàn toàn tự động dựa trên hệ thống camera hồng ngoại.
Không giống như các cơ sở phân loại truyền thống chỉ có thể tách một số loại nhựa khác nhau, cơ sở này có thể xử lý tất cả 12 loại nhựa phổ biến trên thị trường để tăng chất lượng nhựa tái chế thành nguyên liệu thô. Từ nhà máy này, 95% bao bì nhựa nhận được có thể được phân loại chính xác và đưa đi tái chế.
Sau khi phân loại, nhựa có thể được tái chế theo cách cơ học truyền thống, hoặc theo phương pháp hóa học, thường sử dụng nhiệt hoặc các dung môi hóa học để phân giải nhựa thành chất lỏng và khí để tạo ra hỗn hợp giống dầu hoặc các hóa chất cơ bản.
Nếu không được phân loại đúng cách, nhựa hỗn hợp chỉ có thể được nấu chảy thành nhựa có giá trị thấp, điều mà các chuyên gia gọi là 'tái chế' hoặc đốt trong các nhà máy cung cấp năng lượng.
Tại Thụy Điển, các công ty đưa nhựa ra thị trường phải chịu trách nhiệm về toàn bộ vòng đời của sản phẩm và trả phí cho việc thu gom và tái chế nhựa. Mặc dù vẫn chưa có thị trường cho từng loại nhựa mà họ phân loại nhưng sắp tới EU sẽ có luật yêu cầu bao bì nhựa mới phải chứa ít nhất 35% vật liệu tái chế. Điều đó đang thúc đẩy nhu cầu và thúc đẩy các công ty đảm bảo năng lực.
Nghiên cứu của Trung tâm Phục hồi Stockholm cho thấy các tập đoàn phần lớn chỉ nhìn nhận tính bền vững thông qua lăng kính tái chế trong khi các giai đoạn khác của vòng đời nhựa phần lớn bị bỏ qua.
Ông Robert Blasiak – Nhà nghiên cứu, Trung tâm phục hồi Stockholm, Thụy Điển cho biết: “Thực sự, một vòng khép kín đối với nhựa phải là mục tiêu cuối cùng, không chỉ đối với các tập đoàn và chính phủ, mà còn đối với hiệp ước về nhựa của Liên hợp quốc hiện đang được đàm phán. Điều đó có nghĩa là mọi giai đoạn trong vòng đời của nhựa, về cơ bản là lượng khí thải để di chuyển qua những giai đoạn cuộc đời này, chúng cần được giảm xuống bằng không.”
Theo báo cáo tháng 4 của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, thế giới sản xuất hơn 430 triệu tấn nhựa mỗi năm, trong đó 2/3 là những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn, nhanh chóng trở thành rác thải, tràn vào các đại dương và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người. Lượng rác thải nhựa toàn cầu dự kiến tăng gấp ba lần vào năm 2060, khoảng 1/2 đưa tới bãi chôn lấp và dưới 1/5 được tái chế. Do vậy, việc tái chế nhựa để tạo thành một quy trình khép kín cho vòng đời của chúng là điều rất quan trọng để giảm tải ô nhiễm nhựa, bảo vệ hành tinh của chúng ta.
(ANTV) - Truyền hình CAND giới thiệu toàn văn Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12 khoá XIII.
(ANTV) - Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc. Truyền hình CAND trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm bế mạc Hội nghị.
(ANTV) - Vào khoảng 13h45 chiều nay (19/7), do giông lốc bất ngờ, tại khu vực gần hang Đầu Gỗ, Vịnh Hạ Long đã xảy ra vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105.
(ANTV) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 16h ngày 19/7, bão Wipha (bão số 3) đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12; bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/h. So với thời điểm trưa nay, bão Wipha đã tăng một cấp.
(ANTV) - Hà Nội, trái tim của cả nước, đang đối mặt với bài toán khó đó là tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng mà một trong những nguyên nhân chính được xác định đến từ hàng triệu xe máy chạy xăng.
(ANTV) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 thành công, 80 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, tối 18/7, tại Rạp Công Nhân, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt, công diễn vở kịch “Đối mặt” do Nhà hát Kịch Hà Nội dàn dựng.
(ANTV) - Liên quan đến vụ 2 người tử vong và 3 người phải nhập viện điều trị sau khi ăn tiết canh, lòng lợn, sau khi xác minh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hưng Yên đã đề nghị cơ quan công an điều tra, xử lý vụ việc theo quy định.
(ANTV) - Sự phát triển của công nghệ số không chỉ mang lại tiện ích cho cuộc sống, mà còn mở ra một mặt trận mới đầy rủi ro nơi mà những cái bẫy lừa đảo ngày càng được ngụy trang tinh vi, khó lường. Tại Hà Tĩnh, tình trạng lừa đảo công nghệ cao đang diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Chỉ một cuộc gọi lạ, một đường link giả mạo, nhiều người dân đã mất trắng tài sản tích góp cả đời.
(ANTV) - Tình hình điểm sàn Đại học năm nay, dự kiến điểm chuẩn của các trường, sắp xếp nguyện vọng, chọn phương thức, quy đổi điểm ra sao để bảo đảm công bằng cho thí sinh. Đây là những nội dung đang được thí sinh và phụ huynh hết sức quan tâm và đã được giải đáp tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, diễn ra sáng nay (19/7), tại Hà Nội.
(ANTV) - Sau khi TP Đà Nẵng thực hiện sáp nhập hành chính, việc cấp CCCD và định danh điện tử là một trong những nội dung trọng tâm được các đơn vị Công an triển khai quyết liệt nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân không bị gián đoạn. Từ thành phố đến cơ sở, tinh thần “vì Nhân dân phục vụ” được cụ thể hóa bằng những hình ảnh rất đời thường: CBCS tăng ca làm đêm, về tận khu dân cư để trao thẻ căn cước.