Thứ Bảy, 20/04/2024 11:51 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Sắc màu thế giới nổi bật

(ANTV) - Hàng chục nghìn người, bao gồm các du khách nước ngoài, đã tụ tập tại thủ đô Bangkok, Thái Lan để đón Tết cổ truyền Songkran của nước này. Đây là dịp Tết Songkran đầu tiên ở trạng thái bình thường sau đại dịch COVID-19.

Nhà chức trách Bangkok đã cho phép các quán bia và nhà hàng trên đường Khaosan bật nhạc và dành không gian mặt tiền để mọi người có thể té nước và nhảy múa.

Lực lượng chức năng được bố trí ở hai đầu đường để đảm bảo an toàn cho những người dự lễ hội và điều tiết giao thông tại khu vực.

Một số hành động hoặc hành vi không được phép khi tham gia lễ hội Songkran ở đây bao gồm sở hữu vũ khí, buôn rượu lậu, ăn mặc quá hở hang hay sử dụng súng phun nước áp suất cao.

Trong dịp lễ truyền thống này, ngành du lịch Thái Lan cũng được kỳ vọng sẽ giúp vực dậy mạnh mẽ nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á sau đại dịch COVID-19.

Ấn Độ lập kỷ lục guinness với vũ điệu Bihu

Bang Assam, thuộc Đông Bắc Ấn Độ vừa điền tên mình vào sách Kỷ lục thế giới Guinness với màn trình diễn vũ điệu Bihu đông người tham dự nhất, tại một địa điểm duy nhất.

Tổng cộng 11.304 vũ công và nghệ sĩ trống đã tham gia biểu diễn vũ điệu Bihu. Các nghệ sĩ đã xuất sắc tạo nên kỷ lục thế giới mới ở hai hạng mục: màn trình diễn vũ điệu Bihu quy mô nhất và màn trình diễn lớn nhất của các nghệ sĩ dân gian sử dụng các nhạc cụ truyền thống.

Vũ điệu Bihu là một điệu múa dân gian truyền thống phổ biến khắp bang Assam. Vũ điệu này thường được biểu diễn trong lễ hội mùa Xuân trước thềm năm mới của người Assam, bắt đầu vào giữa tháng Tư hàng năm.

Đàn vĩ cầm làm từ gỗ phế thải

Sử dụng gỗ phế thải để làm vĩ cầm là cách mà một nghệ sĩ nghiệp dư người Nhật Bản đã theo đuổi trong suốt 40 năm qua với mong muốn mang đến cho gỗ phế thải vòng đời mới.

Một căn nhà nhỏ ở ngoại ô Tokyo đang cất giữ bộ sưu tập đàn vĩ cầm độc nhất vô nhị. 45 cây đàn này đều được làm từ gỗ phế thải. Người tạo ra chúng là ông Tsukamoto Yoshifusa.

Ông cho biết, những miếng gỗ dày được tận dụng từ những công trình xây dựng bị phá dỡ, rất lý tưởng để làm đàn vĩ cầm. Sau 2 năm mày mò, chiếc vĩ cầm cũng đã được hoàn thành, tuy nhiên âm thanh của nó không hay lắm.

Để khắc phục, ông đã tìm đọc thêm các sách dạy làm đàn vĩ cầm và liên tục thử nghiệm cho đến khi hài lòng.

Giờ đây, ở tuổi 88, ông vẫn giữ vững niềm đam mê này. Mỗi cây đàn của ông đều là độc nhất và được tạo ra bằng tất cả tâm huyết của một người nghệ sĩ.

Công nghệ AI tái hiện hình ảnh hố đen vũ trụ

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tái hiện hình ảnh đầu tiên của hố đen vũ trụ được chụp cách đây 4 năm. Hình ảnh hố đen do AI tái hiện này được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters ngày 13/4.

Năm 2019, hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ được công bố, đó là một vật thể mờ, có hình dạng một chiếc bánh doughnut đang bốc lửa. Đây là hình ảnh lỗ đen khổng lồ ở trung tâm thiên hà Messier 87 (M87), cách Trái Đất 53 triệu năm ánh sáng.

Để tạo ra hình ảnh đó, các nhà nghiên cứu đã dùng một mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến để thu thập dữ liệu về ánh sáng và khí xoáy.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lỗ hổng trong những dữ liệu này. Hố đen mới được phát hiện có khối lượng gấp 30 tỷ lần khối lượng Mặt Trời và cách Trái Đất khoảng 2 tỷ năm ánh sáng.

Khinkali – món ngon đặc trưng của Gruzia

Nhìn bề ngoài có vẻ giống món hoành thánh của người Trung Quốc, Khinkali được cho là món ăn xuất phát từ Gruzia và hiện đã có mặt tại nhiều quốc gia khác ở vùng Kavkaz.

Bánh có vỏ là bột bao quanh nhân được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau, nhưng chủ yếu là các loại thịt như thịt bò, thịt heo, hoặc thịt cừu cùng với thảo mộc và gia vị.

Đây là một trong những món ăn truyền thống đặc trưng của người dân Gruzia.

Người Gruzia đặt ra những quy tắc ăn bánh Khinkali rất đặc biệt. Đó là bánh chỉ được ăn bằng tay và không ăn bánh với bất kỳ loại nước sốt hay nước chấm nào.

Thực khách phải cầm khinkali ở phần cuống bánh rồi cắn vào phần bụng mềm.

Bởi vì khi làm Khinkali, người Gruzia dùng phần nhân sống, nên sau khi luộc, phần nước thịt sẽ được giữ lại bên trong bánh.

Vì vậy, thông thường, khi cắn miếng bánh đầu tiên, người ta thường hút hết nước trong nhân không để chảy ra bên ngoài.

Nguồn gốc chính xác của khinkali ở Gruzia không rõ ràng nhưng nó đã được chuẩn bị tại các thị trấn và làng mạc trên khắp đất nước trong nhiều thế kỷ. Các vùng khác nhau hiện vẫn còn tranh cãi đâu là nơi phát minh ra món ăn này và món ăn ở đâu ngon nhất.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Cuộc gặp mặt của những nhân chứng lịch sử Điện Biên

Cuộc gặp mặt của những nhân chứng lịch sử Điện Biên

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Trở về sau cuộc chiến, với những người lính từng được sống và chiến đấu trên mảnh đất Điện Biên 70 năm về trước, ký ức về một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên như mới ngày hôm qua. Cùng chung chiến hào, cùng chung kẻ địch, chiến thắng giữa mưa bom bão đạn, để giờ đây, gặp lại nhau khi đã tóc bạc da mồi, họ vẫn luôn tự hào là một chiến sĩ Điện Biên.

Bắt Giám đốc cùng 2 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng ở Phú Quốc

Bắt Giám đốc cùng 2 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng ở Phú Quốc

Pháp luật 20/04/2024

(ANTV) - Lập dự án “ma” để phân lô, bán nền ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ba đối tượng gồm Lê Minh Điệp (SN 1991), Đặng Văn Hùng (sinh năm 1981) và Đặng Văn Lĩnh (sinh năm 1985), đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Phú Quốc khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nỗ lực đến ngày 22/4 sẽ thông hầm đường sắt Bãi Gió

Nỗ lực đến ngày 22/4 sẽ thông hầm đường sắt Bãi Gió

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Sau một tuần kể từ khi xảy ra sự cố sạt lở trần hầm Bãi Gió trên tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), đến chiều ngày 19/4, hoạt động thi công khắc phục vẫn đang được triển khai tất bật bằng nhiều biện pháp kỹ thuật.

Tiếp nối mạch nguồn yêu nước

Tiếp nối mạch nguồn yêu nước

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Cách đây 70 năm, lớp lớp thanh niên đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hành quân ngày đêm vào mặt trận đánh đuổi thực dân Pháp, giành thắng lợi tại cứ điểm Điện Biên Phủ. Đó là mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Những ngày tháng 4 này, ý chí quyết chiến, quyết thắng và khát vọng độc lập, tự do của các thế hệ cha ông đã trở thành những bài học lớn đối với tuổi trẻ CAND, tiếp nối mạch nguồn để dựng xây đất nước.

Chủ động ứng phó thích nghi với các tình huống thiên tai cực đoan

Chủ động ứng phó thích nghi với các tình huống thiên tai cực đoan

Xã hội 20/04/2024

(ANTV) - Biến đổi khí hậu đang là những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực hay một quốc gia. Biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân khiến cho trái đất ngày càng nóng lên, thảm họa thiên tai cũng nhiều hơn, mạnh hơn, bất thường hơn. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của các thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu. Muốn phát triển bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng có những giải pháp ứng phó trước thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu.

Xem thêm