
(ANTV) - Các nhà hoạt động nữ quyền tại Ai Cập đang đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân và lên án nạn bạo lực gia tăng đối với phụ nữ ở thế giới Arab, nhất là trong bối cảnh, loạt vụ bạo lực nhằm vào phụ nữ tại Ai Cập gần đây đang làm dấy lên lo ngại về những lỗ hổng pháp luật và biện pháp bảo vệ nữ giới tại nước này.
Hồi cuối tháng 6 vừa qua, dư luận Ai Cập và các nước Trung Đông chấn động bởi vụ sát hại nữ sinh viên Nayera Ashraf, 21 tuổi, bên ngoài một trường đại học tại Mansoura, phía Bắc thủ đô Cairo. Cô đã bị đối tượng Mohamed Adel đâm 19 nhát dao chỉ bởi lý do từ chối lời cầu hôn của gã này. Mohamed Adel sau đó đã bị kết án treo cổ với tội danh giết người.
Trước đó, tên Adel đã nhiều lần công khai đe dọa và quấy rối cô Ashraf trên mạng Internet và cô cũng đã 2 lần thông báo đến lực lượng chức năng, song vụ việc đều bị phớt lờ. Theo luật sư của gia đình bị hại, nếu lực lượng chức năng Ai Cập vào cuộc sớm thì đã có thể ngăn chặn vụ sát hại này.
Ông Khaled Abdel Rahman, luật sư đại diện gia đình Ashraf cho biết: Thật không may, bất chấp những bằng chứng phạm tội được phơi bày trên mạng internet, phản ứng của lực lượng cảnh sát trong vụ việc diễn ra vô cùng chậm. Nếu như đơn tố cáo quấy rối của nạn nhân được cơ quan chức năng xử lý kịp thời, họ đã có thể ngăn chặn tội ác giết người xảy ra và Nayera Ashraf đã có thể giữ được mạng sống. Thế nhưng đơn tố cáo đã bị gạt sang một bên và đó đã là một sai lầm lớn.
Theo các nhà hoạt động, thật khó để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng bạo lực giới tại Ai Cập, nơi mà thường các nạn nhân của các vụ bạo hành bị ngăn cản thông báo với lực lượng chức năng. Hầu hết các vụ bạo hành giới tại Ai Cập bị cho là không được báo cáo. Một nghiên cứu do Quỹ Phát triển và bình đẳng Edraak - một tổ chức phi chính phủ tại Ai Cập - đã ghi nhận 813 vụ bạo lực nhằm vào phụ nữ và bé gái và đây là những vụ được ghi nhận với lực lượng chức năng trong năm 2021, tăng 415 vụ so với năm 2020.
Cô Mary Magdy, nạn nhân bạo hành chia sẻ: Mỗi khi tôi bị đánh, tôi lại nộp đơn trình báo lên cảnh sát, nhưng rút lại sau đó vài ngày. Chúng tôi đã có 3 đứa con và tôn giáo ngăn cản chúng tôi li dị. Gia đình, bạn bè đều khuyên tôi nên cho chồng thêm một cơ hội. Tôi đã cho chồng nhiều hơn một cơ hội. Tôi không lo cho bản thân mà lo cho con cái tôi. Con gái lớn của tôi cũng bị chồng đánh. Hắn đe dọa sẽ giết mẹ con tôi và rồi đi tù vì ở trong đó, hẵn vẫn sẽ được nuôi sống.
Tại Ai cập, vấn đề nữ quyền thường không được chú ý nhiều. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trong văn hóa xã hội và ảnh hưởng lên cả hệ thống pháp luật của đất nước này.
Ông Entessar El Saeed, Giám đốc Quỹ phát triển và luật pháp Cairo cho rằng: Một trong những vấn đề cản trở nỗ lực bảo vệ phụ nữ tại Ai Cập, đó là thiếu một luật hình sự hóa các vụ bạo lực nữ giới, vốn có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực giới. Một xã hội mà những hành vi như vậy vẫn có thể ngang nhiên xảy ra thì đây là một xã hội không thực sự bình yên.
Áp lực xã hội đối với những nạn nhận của các vụ bạo hành cũng là rào cản khiến họ không thể đòi công bằng cho mình. Khi muốn báo cáo về các hành động quấy rối, các nạn nhân và luật sư của họ lại thường không nhận được sự giúp đỡ từ các nhà chức trách. Phụ nữ Ai Cập chỉ có thể lên tiếng trên phương tiện truyền thông xã hội về những bất công mà họ đã chịu đựng.
Tài khoản Twitter @Her_Randomness cho biết: Điều mà phụ nữ Ai Cập chúng tôi cùng chia sẻ không phân biệt giai cấp xã hội, học thức hay tín ngưỡng, đó là cảm giác lo âu thường trực về một mối đe dọa tiềm tàng. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều vụ việc thương tâm khi người vợ bị giết một cách giã man bởi chồng mình. Đây liệu có phải một cuộc đời đáng sống?
Tài khoản Twitter @nwf_woman bày tỏ: Giữa những vụ bạo hành, giết hại phụ nữ bởi chính những thành viên trong gia đình họ và còn nhiều tội ác đối với phụ nữ Ai Cập trong những năm vừa qua, chẳng có cơ quan tổ chức nào đứng lên đại diện để bảo vệ cho chúng tôi.
Chiến dịch truyền thông xã hội đã gây sức ép khiến Chính phủ Ai Cập phải sửa đổi Luật Hình sự của đất nước để trao cho các thẩm phán thẩm quyền bảo vệ danh tính và các chi tiết cá nhân của các nạn nhân bạo hành. Dự luật, đã được đệ trình lên Quốc hội để phê chuẩn, làm tăng hy vọng cho nhiều phụ nữ Ai Cập. Tất cả câu chuyện là một phần của cuộc đấu tranh được nhiều phụ nữ Ai Cập xem là phong trào MeToo của họ.
(ANTV) - Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), công tác tuyên truyền của Truyền hình Công an nhân dân đã và đang được triển khai một cách tích cực, hiệu quả, nhằm làm nổi bật những giá trị lịch sử to lớn của sự kiện trọng đại này, cũng như những đóng góp, hy sinh của lực lượng công an.
(ANTV) - Trong một động thái mới nhất nhằm đáp lại quyết định áp thuế của Tổng thống Donald Trump, Trung Quốc cho biết sẽ cắt giảm số lượng phim Mỹ được chiếu tại nước này. Đây là biện pháp trả đũa đầu tiên của Trung Quốc sau khi ông Trump nâng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức 125% vào ngày 9/4.
(ANTV) - Mùa tuyển sinh năm 2025, cùng với việc bỏ xét tuyển sớm thì một thay đổi lớn là các trường đại học phải quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển, các tổ hợp xét tuyển về thang chung – thang điểm 30. Mục tiêu của việc quy đổi này, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo là để đảm bảo minh bạch và công bằng trong xét tuyển. Tuy nhiên, việc quy đổi này đang khiến nhiều người băn khoăn về tính khoa học.
(ANTV) - Thời điểm thời tiết nắng nóng hiện nay, nguy cơ cháy, nổ tăng cao, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy địa bàn quận 5, TPHCM đã tổ chức hoạt động trang bị kiến thức pháp luật và các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho người dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn.
(ANTV) - Tại Hà Nam, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hà Nam đã phối hợp Công an các xã, phường trên địa bàn thị xã Kim Bảng tổ chức tuyên truyền, vận động 6 trường hợp người dân có xe ba, bốn bánh tự chế tự nguyện tháo dỡ và ký cam kết không sử dụng phương tiện tự chế.
(ANTV) - Phạt nguội qua camera giao thông: Người dân ủng hộ vì hiệu quả và minh bạch; Dốc sức để chống trượt tốt nghiệp THPT; Áp lực thuế đối ứng của Mỹ: Cơ hội kinh tế Việt Nam chuyển mình; Bộ Nội vụ đề xuất thưởng hiệu suất công việc bằng tiền và ngày nghỉ
(ANTV) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đánh giá việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngừng áp thuế đối ứng 90 ngày với các đối tác trong đó có Việt Nam là “bước đi tích cực”. Điều này được khẳng định tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều 10/4.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo vẫn cân nhắc hành động quân sự nếu Iran không đồng ý chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này, đồng thời cho biết thêm Israel sẽ đóng vai trò chủ chốt trong bất kỳ phản ứng tiềm tàng nào.
(ANTV) - Liên tục trong thời gian gần đây, nhiều người sử dụng điện thoại trên cả nước thường xuyên nhận được những cuộc gọi chỉ vài giây, người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn; không cung cấp thông tin cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào và không truy cập vào những đường dẫn gửi đến.
(ANTV) - Ngày 10/4, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp thông tin, giải đáp các vấn đề báo chí trong và ngoài nước quan tâm.