Thứ Sáu, 26/04/2024 12:27 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên các số báo ra ngày 18/9

(ANTV) - Là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), được Nhà nước hỗ trợ 30% khi tham gia BHYT, song đến nay cả nước vẫn còn nhiều học sinh, sinh viên chưa tham gia. Thông tin đăng tải trên báo Đại Đoàn kết.

Khó phủ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Vì sao?

Hiện cả nước vẫn còn khoảng 4% (tương ứng với khoảng 800.000 – 900.000) học sinh, sinh viên chưa tham gia BHYT. Số này tập trung ở các trường đại học và cao đẳng, trung cấp và đào tạo nghề... Theo các chuyên gia, Luật Bảo hiểm y tế đã quy định rõ, học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, nhưng lại chưa có chế tài xử phạt những trường hợp không tham gia. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến một số đơn vị, nhà trường, địa phương chưa thực sự ráo riết triển khai, chưa có điều kiện ràng buộc học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh học sinh vẫn coi nhẹ việc tham gia BHYT cho con em mình, trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước hoặc khi ốm đau mới đi mua thẻ BHYT.

Áp lực tiêu hơn 28.000 tỷ vốn giao thông cuối năm

Ngành giao thông vận tải đang đối mặt với áp lực tiêu hơn 28.000 tỷ vốn giao thông cuối năm. Theo báo Giao thông, với khối lượng vốn ngân sách phải “tiêu” còn khá lớn, đòi hỏi sự quyết tâm cao hơn nữa từ Ban quản lý dự án, chủ đầu tư đến nhà thầu.

Theo đó, để giải ngân 100% kế hoạch năm của Thủ tướng Chính phủ giao, bình quân mỗi tháng Bộ cần giải ngân 4.000 tỷ đồng. Đưa ra giải pháp giải quyết áp lực trước mắt, đại diện Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải cho rằng, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân tại các dự án có kế hoạch còn lại, đặc biệt là tại các dự án trọng điểm. Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương để đẩy nhanh tiến độ, sớm giải ngân cho các công tác giải phóng mặt bằng các dự án thành phần của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2.

Vì sao điểm gần "đụng trần" mới trúng tuyển?

“Vì sao điểm gần "đụng trần" mới trúng tuyển?” Đây là nhan đề bài viết trên báo Người lao động, đồng thời cũng là vấn đề được dư luận quan tâm những ngày qua, khi Kỳ tuyển sinh đại học năm 2022 ghi nhận tình trạng nhiều ngành, thí sinh phải đạt điểm gần như tuyệt đối mới trúng tuyển.

Đơn cử như ngành báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thí sinh phải đạt 29,9 điểm mới trúng tuyển. Lý giải về điều này, GS, TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết năm 2022, trường dự kiến tuyển 55 chỉ tiêu ngành báo chí học. Trong đó, trường dành 25 chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Số còn lại tuyển sinh bằng 6 tổ hợp, nên tính trung bình mỗi tổ hợp chưa tới 5 chỉ tiêu trúng tuyển. Các chuyên gia cho rằng, nhiều ngành học điểm chuẩn cao chót vót sẽ không tránh khỏi việc thí sinh dù điểm rất cao vẫn không đậu vào ngành mình đã đăng ký và cũng có thể trượt "oan" nếu không cẩn trọng trong việc đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung sắp tới.

Giao dịch bất động sản phải qua sàn: Lo sàn trở thành ‘ông vua’, nắm đặc quyền đặc lợi?

Liên quan đến dự thảo Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi có quy định mọi giao dịch bất động sản phải thông qua sàn môi giới giao dịch bất động sản. Dư luận đặt câu hỏi: liệu sàn sẽ trở thành ‘ông vua’, nắm đặc quyền đặc lợi?

Trả lời báo Tuổi trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng nên để các doanh nghiệp tự quyết định hình thức phân phối sản phẩm, doanh nghiệp có thể bán qua sàn hoặc nếu tự chủ, có năng lực sẽ tự phân phối sản phẩm của mình. Nếu đưa hết qua sàn thì chẳng khác nào mang lợi ích nhóm cho sàn, ngồi không hưởng % mà không phải bỏ đồng vốn nào. Trong khi đó, chủ đầu tư làm dự án bỏ ra cả ngàn tỉ đồng. Ngoài ra, nhiều sàn hiện nay năng lực còn hạn chế, chỉ thuê mướn văn phòng làm sàn giao dịch, không có tài sản. Chưa kể, nhân viên môi giới bất động sản chưa được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề.

Xóa lối đi tự mở qua đường sắt: Khó triệt để nếu địa phương cứ làm ngơ

Hai năm qua số lối đi tự mở qua đường sắt mới xóa bỏ được 388 vị trí nguy hiểm ( khoảng 10%). Với tiến độ này, để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn gần 4000 lối đi tự mở là không dễ nếu địa phương cư làm ngơ.

Theo báo CAND, trong năm 2021 và 2022, Cục Đường sắt Việt Nam đã có nhiều văn bản đôn đốc, tuy nhiên một số địa phương vẫn chưa thực hiện, tổ chức lập kế hoạch công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt. Bên cạnh đó, nhiều địa phương không bố trí được nguồn vốn, ngân sách hạn hẹp để đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng hàng rào, đường gom theo quy định. Trong khi đó, chính quyền địa phương cấp xã chưa thực sự chủ động, quan tâm bảo vệ đất dành cho đường sắt theo quy định, do vậy các vụ việc vi phạm đất dành cho đường sắt đang có nguy cơ lan rộng tại một số địa phương.

Tin mới nhất

Tự hào người chiến sĩ Điện Biên

Tự hào người chiến sĩ Điện Biên

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Trở về sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những chứng nhân năm xưa nay cũng đều đã ở tuổi xưa nay hiếm. Trong câu chuyện họ kể cho con cháu, vẫn luôn có những ký ức về một thời anh dũng tham gia chiến dịch Trần Đình, sau này được biết đến là chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chuyến hải trình nặng nghĩa tình

Chuyến hải trình nặng nghĩa tình

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Đoàn công tác của Bộ Công an (Đoàn công tác số 8) vừa cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, hoàn thành tốt đẹp hành trình 7 ngày, 6 đêm thăm, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DKI/2. Với gần 200 đại biểu đến từ các cục nghiệp vụ, Công an các đơn vị, địa phương; chuyến công tác ở quần đảo Trường Sa là hải trình đặc biệt: nặng nghĩa tình và giàu cảm xúc!

Xây dựng Học viện An ninh nhân dân thành cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia

Xây dựng Học viện An ninh nhân dân thành cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia

Xã hội 26/04/2024

(ANTV) - Là sơ sở đào tạo trọng điểm của ngành Công an, tiến tới lộ trình trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2025, Học viện ANND đã chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ngang tầm nhiệm vụ,góp phần quan trọng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn, phục vụ công cuộc phát triển đất nước và nhiệm vụ công tác công an.

Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

Kinh tế 26/04/2024

(ANTV) - Hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng vẫn là vấn đề nhức nhối trong đời sống hiện nay. Đặc biệt, mới đây cơ quan công an đã triệt xóa đường dây sản xuất, mua bán hàng giả với quy mô lớn, mặt hàng làm giả là hàng chục nghìn sản phẩm thực phẩm chức năng mà nhiều người đang tin dùng. Đây thực sự là những thông tin gây hoang mang, lo lắng cho người dân.

Tin tức nổi bật trên báo ra ngày hôm nay

Tin tức nổi bật trên báo ra ngày hôm nay

Điểm tin 26/04/2024

(ANTV) - Tập trung đảm bảo ANTT đúng nhất vào lễ 30/4 và 1/5; Đăng kiểm vào cao điểm, làm gì để tránh 'đưa xe đến lại đưa về'; Giải pháp cốt lõi, đảm bảo an toàn cho người lao động; Không tăng giá cước xe khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5;... là những tin tức nổi bật được đăng tải trên các báo ngày 26/4.

Xem thêm