Chủ Nhật, 13/07/2025 15:22 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

An ninh lương thực trước thách thức biến đổi khí hậu

(ANTV) - Nếu như trước đây, định nghĩa về “an ninh lương thực” hiểu một cách đơn giản là mọi người có quyền tiếp cận thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc, mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động... thì nay, cách hiểu này được mở rộng ra bao gồm cả khả năng cung ứng nguồn thức ăn cho các loại hình chăn nuôi, hay để bù đắp được những biến động trong sản xuất và giá cả. Sự bao quát rộng hơn này là bởi thế giới đã nhận ra có thêm nhiều yếu tố có thể tác động đến an ninh lương thực toàn cầu, mà một trong số đó đang ngày càng biểu hiện sâu sắc đó là biến đổi khí hậu.

70 năm – đây là con số chỉ tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất mà Italia vừa phải đối mặt vào mùa hè năm nay. Đợt hạn hán khốc liệt chưa từng có trong 70 năm cũng đã tàn phá một phần lớn diện tích lúa ở vùng Lombardia – vùng sản xuất gạo có tiếng của Italia.

Theo ông Luigi Ferraris, nông dân, Italia: 35 năm làm nghề nông, chưa bao giờ tôi phải trải qua tình trạng tương tự như thế này. Nông trại của tôi đã thiệt hại ước tính 30% sản lượng vì không đủ nước để tưới cho cây trồng”.

Hạn hán chỉ là một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu. Cùng với đó là sự nóng lên của trái đất, băng tan, nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết bất thường như bão lũ, sóng thần, động đất và giá rét kéo dài.

Chỉ trong thập kỷ vừa qua, tốc độ gia tăng của mực nước biển đã gấp gần 3 lần so với thế kỷ trước. Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, do tác động trực tiếp của tình trạng biến đổi khí hậu, mực nước biển trên các đại dương đã tăng từ 15-20cm kể từ năm 1900.

Tình trạng phát thải carbon toàn cầu hiện nay đang khiến Trái Đất nóng lên hơn so với những dự tính ban đầu, tăng 2,8-4,6°C trong khoảng từ năm 2080 đến 2100.

Ông Oli Brown, Điều phối viên Chương trình giảm nhẹ thảm họa và xung đột UNFP cho rằng: Biến đổi khí hậu tác động theo nhiều cách khác nhau tới an ninh lương thực, tới nguồn nước, đất đai... Về cơ bản, giống như việc nó vẽ lại bản đồ thế giới của chúng ta. Điều này sẽ gây ra tình trạng mất ổn định, khiến cho cuộc sống của người dân khó khăn hơn rất nhiều.

Theo thống kê mới nhất, khoảng 690 triệu người trên thế giới đang thiếu đói. Nhưng biến đổi khí hậu có thể đưa thêm 122 triệu người nữa – chủ yếu là nông dân – vào tình trạng đói nghèo cùng cực vào năm 2030, và đẩy giá ngũ cốc tăng thêm 29% từ nay đến 2050.

Châu Á vẫn là nơi có số lượng người suy dinh dưỡng lớn nhất (381 triệu người). Đứng thứ hai là châu Phi (250 triệu người), tiếp theo sau là châu Mỹ Latinh và vùng Caribê (48 triệu người).

Nông nghiệp hiện là ngành bảo đảm sinh kế cho khoảng 2,5 tỉ người trên toàn cầu, cũng là nguồn thực phẩm cho toàn thể nhân loại, nhưng ngành này hiện đang gánh chịu tới 26% tác động về kinh tế do thiên tai nói chung. Riêng với hạn hán, mức độ gánh chịu này ở các nước đang phát triển lên tới 83%.

Ông John D.Liu – Chuyên gia của Quỹ Commonland, Hà Lan cho biết thêm: Nhìn vào sự tiến hóa, lịch sử nhân loại và những dữ liệu khoa học, chúng ta có thể nói rằng, chính con người đã làm hỏng chức năng của hệ sinh thái tự nhiên trên quy mô hành tinh. Theo quan điểm của tôi, biến đổi khí hậu giống như một biểu hiện hơn là kết quả. Chúng tôi cũng nhận ra rằng, hoàn toàn có thể phục hồi hệ sinh thái đã bị tổn thương. Đây là trách nhiệm, là cách để chấm dứt đói nghèo, là cách để có đủ các nguồn tài nguyên cho đảm bảo an ninh lương thực và cũng là cách để tác động ngược lại tới biến đổi khí hậu.

Trước những đợt thiên tai hoành hành trong năm vừa qua, có thể khẳng định một điều rằng, không một quốc gia nào trên thế giới đứng ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong đó có Việt Nam. Vậy làm sao chúng ta có thể thích ứng với biến đổi khí hậu để đảm bảo an ninh lương thực bền vững? Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông cho biết: Những hiện tượng bất thường do thời tiết, khí hậu tác động đến Việt Nam, trong đó tác động một cách mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể nói là trong lĩnh vực của nông nghiệp thì sản xuất trồng trọt bị tác động mạnh mẽ nhất, nghiêm trọng nhất và trực tiếp nhất. Từ cây lúa đến cây ăn quả...có những ảnh hưởng nhất định đến vấn đề sản xuất, vấn đề năng suất, sản lượng.

Trên những diện tích gieo trồng rồi mà bị ảnh hưởng bởi khô, bởi hạn mặn, cây chết thì đương nhiên sẽ có ảnh hưởng đến đầu tư, chi phí của người dân. Đã mất phần đầu tư rồi lại bỏ thêm một phần đầu tư mới, bỏ thêm một phần chi phí trong việc cải tạo về mặt nước, về mặt đất để đảm bảo vấn đề canh tác khi cải tạo, thì đương nhiên những việc đấy nó sẽ ảnh hưởng đến những cái đầu tư, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.

Cũng theo ông Nguyễn Như Cường, chúng ta đã có những giải pháp chủ động có giải pháp cứng, cũng như mềm để hạn chế tối đa với một số loại hình khí hậu, thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu.

Ở đây là gì, về mặt chính phủ, chúng ta đã có nghị quyết 120 về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Song song đó có những cái công trình đầu tư, xây dựng về công trình thủy lợi.

Về phi công trình, giải pháp mềm. Thứ nhất, trước đấy, chúng ta đã có do một quá trình đầu tư đúng hướng về khoa học, công nghệ. Chúng ta có những giống lúa đảm bảo chất lượng, thậm chí cơ cấu thời vụ thích hợp cho từng vùng, từng vụ.

Cái thứ 2 đó là gì, chúng ta chủ động dựa trên cơ sở dự tính, dự báo của các cơ quan dài hạn, chủ động gieo trồng vụ Đông Xuân sớm hơn tùy vùng, tùy vụ. Chính vì điều kiện ấy, khi xảy ra hạn mặn thì chúng ta đã thu hoạch xong. Vì thế chúng ta đã giảm thiểu một cách tối đa thiệt hại

Tiếp nữa về mặt lâu dài, bền vững thì phía Bộ Nông nghiệp tham mưu, tư vấn cho Chính phủ ban hành luật và nghị định về chuyển đổi cơ cấu câu trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả và không chủ động nước. Với những diện tích này chúng ta chủ động chuyển đổi sang những cây trồng ngắn ngày, cây trồng có nhu cầu nước hơn và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu hơn, ví dự như câu ăn quả, ví dụ trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Giải pháp nữa là khi hạn mặn xảy ra, với rút kinh nghiệm của 2015-2016, chúng ta đã xây dựng hệ thống trữ nước, để khi hạn mặn xảy ra chúng ta sử dụng các nguồn nước đó.

Có thể nói đến điểm hiện nay, về mặt cơ bản chúng ta đã chủ động sản xuất thuận thiên một cách có kiểm soát và chúng ta đã chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng tôi có thể khẳng định rằng, chúng ta hoàn toàn đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực ở bình diện quốc gia hiện nay, cũng như trong tương lai.

Hôm nay 16/10, cũng là Ngày Lương thực thế giới. Năm nay, với chủ đề "Không để ai bị bỏ lại phía sau, Tổ chức Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tập trung vào 4 mục tiêu: Sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn. Đây được xem là cơ hội để chia sẻ rộng rãi với cộng đồng về việc chuyển đổi các hệ thống lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo cho tất cả người dân được cung cấp, tiếp cận đủ lương thực, đảm bảo dinh dưỡng, trong khi vẫn phải bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

FAO kêu gọi đoàn kết chống khủng hoảng lương thực toàn cầu

Với mục tiêu không bỏ ai ở lại phía sau trong cuộc chiến chống nạn đói toàn cầu, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã kêu gọi một cách tiếp cận đoàn kết để đương đầu với cuộc khủng hoảng lương thực đang ngày càng hiện hữu trên toàn thế giới. Lời kêu gọi được đưa ra trước thềm Ngày Lương thực Thế giới 16/10.

Được tổ chức tại trụ sở của FAO ở thủ đô Rome, Italia, Ngày Lương thực Thế giới năm nay có chủ đề “Không bỏ ai ở lại phía sau, sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng nhiều hơn, môi trường cải thiện hơn và cuộc sống tươi đẹp hơn”. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, Tổng thống nước chủ nhà Sergio Mattarella và Tổng giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc đều có bài phát biểu tại sự kiện, kêu gọi tất cả các bên liên quan chống lại nạn đói và suy dinh dưỡng.

Bên cạnh loạt sự kiện chính diễn ra tại trụ sở FAO, hàng trăm hoạt động khác cũng được tổ chức ở khoảng 150 quốc gia, với lời kêu gọi hành động bằng hơn 50 ngôn ngữ khác nhau.

Tin mới nhất

Bắt giữ nữ đối tượng thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp

Bắt giữ nữ đối tượng thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp

Pháp luật 13/07/2025

(ANTV) - Công an phường Bình Thuận vừa phối hợp với Công an xã Tuyên Quang, tỉnh Lâm Đồng bắt giữ Nguyễn Thị Nỡ (35 tuổi, trú phường Tiến Thành, tỉnh Lâm Đồng). Đây là đối tượng đã thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp tài sản của người dân tại nhiều xã, phường trên địa bàn tỉnh.

Iran nêu điều kiện nối lại đàm phán với Mỹ

Iran nêu điều kiện nối lại đàm phán với Mỹ

Thế giới 13/07/2025

(ANTV) - Ngoại trưởng Iran ngày 11/7 khẳng định điều kiện tiên quyết để nước này nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân là Mỹ phải từ bỏ ý định tấn công quân sự chống lại Iran khi tiến trình đàm phán đang được tiến hành.

Căn bệnh nguy hiểm bắt nguồn từ món tiết canh

Căn bệnh nguy hiểm bắt nguồn từ món tiết canh

Xã hội 13/07/2025

(ANTV) - Liên cầu khuẩn lợn, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây từ động vật sang người đang có dấu hiệu gia tăng trở lại tại nhiều địa phương. Chỉ trong vài tuần gần đây, đã có hàng chục ca mắc được ghi nhận, trong đó có những trường hợp diễn biến rất nặng, đã có ca tử vong tại Huế, chủ yếu liên quan đến thói quen ăn tiết canh, hoặc chế biến thịt lợn không đảm bảo vệ sinh.

Tuyến đường thi công kéo dài, tiềm ẩn mất an toàn giao thông

Tuyến đường thi công kéo dài, tiềm ẩn mất an toàn giao thông

Xã hội 13/07/2025

(ANTV) - Ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội, vẫn tồn tại một dự án cải tạo hạ tầng kéo dài gần một thập kỷ. Một khoảng thời gian đủ dài để người dân kỳ vọng vào sự thay đổi tích cực, nhưng điều mà họ nhận lại chỉ là sự chậm trễ, thi công ngổn ngang và hơn hết, chính là hiểm họa giao thông luôn rình rập khi lưu thông qua chính con đường mà họ sinh sống hàng ngày.

Người lao động phấn khởi trước thông tin tăng lương tối thiểu vùng lên 7,2%

Người lao động phấn khởi trước thông tin tăng lương tối thiểu vùng lên 7,2%

Kinh tế 13/07/2025

(ANTV) - Vào ngày 11/7, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2026 thêm 7,2%, tương đương 250.000–350.000 đồng/tháng tùy khu vực. Đề xuất này, nếu được Chính phủ phê duyệt, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026. Thông tin này đã ngay lập tức thu hút được sự chú ý của nhiều ý kiến trên cộng đồng mạng, bởi đó là tin vui không nhỏ với hàng triệu người lao động, khi đang đối mặt với chi phí sinh hoạt đang ngày càng leo thang như hiện nay.

 Chiếc túi Birkin được bán với mức giá kỷ lục

Chiếc túi Birkin được bán với mức giá kỷ lục

Thế giới 13/07/2025

(ANTV) - Dù bị trầy xước, có phần sờn và ố màu, tuy nhiên một chiếc túi Birkin của Hermes da màu đen vừa được bán với giá 8,6 triệu euro (tương đương trên 260 tỷ đồng) và trở thành chiếc túi xách đắt nhất từng được bán đấu giá.

Xem thêm