Thứ Năm, 25/04/2024 00:08 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Australia và Hàn Quốc kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông

(ANTV) - Ngày 14/12, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã công bố bản Tuyên bố chung sau cuộc hội đàm quan trọng giữa hai nhà lãnh đạo. Tuyên bố nêu rõ mối quan hệ chiến lược, kinh tế và giao lưu nhân dân bền chặt giữa Australia và Hàn Quốc cùng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được hai bên thiết lập không chỉ vì lợi ích chung giữa hai nước mà còn đóng góp vào tầm nhìn chung đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, hòa nhập và thịnh vượng.

Tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo khẳng định sự ổn định của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Biển Đông, phụ thuộc vào việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải. Hai bên nhấn mạnh rằng các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Australia và Hàn Quốc cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, đồng thời tuyên bố sẽ tăng cường phối hợp để các nguyên tắc này được duy trì và đảm bảo không bị suy yếu trong bối cảnh ngày càng có nhiều nguy cơ gây mất ổn định trong lĩnh vực hàng hải.

Hai nước cam kết sẽ tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á trong các lĩnh vực bao gồm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối hàng hải, cũng như hợp tác trong lĩnh vực không gian mạng và các công nghệ quan trọng để hỗ trợ cuộc cách mạng kỹ thuật số của các nước trong khu vực.

Mỹ sẽ thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra cam kết trên tại Indonesia - điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của ông tới 3 nước Đông Nam Á (bao gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan).

Trong bài phát biểu tại thủ đô Jakarta (Indonesia), Ngoại trưởng Blinken vạch rõ năm trụ cột trong cách tiếp cận của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thứ nhất, Mỹ sẽ thúc đẩy một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở, trong đó các vấn đề sẽ được giải quyết một cách công khai, các quy tắc sẽ đạt được một cách minh bạch và được áp dụng một cách công bằng; hàng hóa và ý tưởng và con người sẽ lưu thông tự do  trên đất liền, không gian mạng và biển cả, với quản trị minh bạch và đáp ứng yêu cầu của người dân.

Thứ hai, Mỹ sẽ tạo ra các kết nối mạnh mẽ hơn trong và ngoài khu vực thông qua làm sâu sắc quan hệ với các đồng minh hiệp ước gồm Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan; thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn giữa các đồng minh và tìm cách kết nối các đồng minh với các đối tác.

Thứ ba, thúc đẩy sự thịnh vượng khu vực trên diện rộng thông qua theo đuổi các mục tiêu chung, bao gồm thuận lợi hóa thương mại, kinh tế số và công nghệ, chuỗi cung ứng linh hoạt, khử carbon và năng lượng sạch, phát triển cơ sở hạ tầng và các ưu tiên khác.

Thứ tư, Mỹ sẽ giúp xây dựng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có khả năng phục hồi hơn trước đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng khí hậu. Cuối cùng, Mỹ sẽ tăng cường an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dựa vào sức mạnh lớn nhất của mình đó là các liên minh và quan hệ đối tác.

Trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, Moskva sẽ thực hiện việc triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu nếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ chối can dự với Nga nhằm ngăn chặn leo thang căng thẳng. Bình luận trên một lần nữa cho thấy tính chất nghiêm trọng trong đối đầu Đông-Tây hiện nay tại châu Âu, mà ở đó Moskva nêu yêu cầu buộc phương Tây phải cam kết bảo đảm an ninh, còn Mỹ và đồng minh tiếp tục cảnh báo Nga cần thoái lui ý định can thiệp quân sự tại Ukaine.

Ông Ryabkov nhận định, có “nhiều tín hiệu gián tiếp” cho thấy, NATO đang tiến gần hơn đến việc tái triển khai các tên lửa tầm trung, trong đó có việc khôi phục Bộ Tư lệnh Pháo binh số 56 vào tháng trước. Đây là đơn vị từng vận hành tên lửa tầm trung Pershing có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong thời Chiến tranh Lạnh.

Về phần mình, NATO từng khẳng định Mỹ sẽ không triển khai tên lửa mới ở châu Âu và sẵn sàng đối phó Nga một cách có kiểm soát bằng những vũ khí thông thường. Tuy nhiên, ông Ryabkov cho biết, Nga "hoàn toàn mất lòng tin" vào NATO".

Tin mới nhất

Sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là một trong những sự kiện chính trị rất quan trọng. Là đơn vị chủ công trong công tác PCCC và CNCH, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng các kế hoạch, thường xuyên luyện tập các phương án. Sẵn sàng lên đường xử lý các tình huống từ sớm, từ xa với mục tiêu cao nhất là bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm.

Đã vớt được 3 thi thể thuyền viên bị chìm tàu

Đã vớt được 3 thi thể thuyền viên bị chìm tàu

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Sáng nay (24/4), Cảng vụ Quảng Ngãi cho biết, đã vớt được thi thể 3 thuyền viên đi trên tàu kéo LA-06695 bị chìm cách đảo Lý Sơn 3-4 hải lý. Hiện lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm những người mất tích còn lại.

Những bài học giá trị từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những bài học giá trị từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 24/04/2024

(ANTV) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trải qua 9 năm kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ từ 1945 - 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Genève (21/7/1954), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đồng thời phải công nhận độc lập của Lào, Campuchia, và rút quân ra khỏi 3 nước Đông Dương. Những bài học quý mà chiến thắng Điện Biên Phủ để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC

Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Cũng trong sáng 24/4, Trường Đại học PCCC, Bộ Công an Việt Nam tiếp nhận và chuyển giao công nghệ máy bơm chữa cháy hiện đại do công ty Shibaura Nhật Bản trao tặng. Đây là một trong những hoạt động cụ thể hóa chương trình hợp tác trong lĩnh vực PCCC và CNCH giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

 Người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin giới tính trên Căn cước

Người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin giới tính trên Căn cước

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Luật Căn cước 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023 gồm 7 chương 46 điều quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo quy định của luật thì người chuyển giới được phép đổi thẻ căn cước mới từ ngày 01/7/2024. Quy định này nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng những người chuyển đổi giới.

Triệt xóa đường dây đánh bạc sử dụng công nghệ cao

Triệt xóa đường dây đánh bạc sử dụng công nghệ cao

Pháp luật 24/04/2024

(ANTV) - 25 đối tượng cùng nhiều tang vật có liên quan đến hoạt động đánh bạc dưới hình thức số lô, số đề vừa bị lực lượng Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An bắt giữ. Theo cơ quan công an, đường dây này sử dụng công nghệ cao, hoạt động chủ yếu trên ứng dụng Telegram.

TikTok đối mặt với án phạt mới tại EU

TikTok đối mặt với án phạt mới tại EU

Thế giới 24/04/2024

(ANTV) - Ủy ban châu Âu (EC) mới đây thông báo, nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok của ByteDance, Trung Quốc sẽ có 24 giờ để cung cấp báo cáo đánh giá rủi ro của ứng dụng TikTok Lite, nếu không sẽ phải đối mặt với án phạt. Bên cạnh đó, EC cũng ra thời hạn chót đến ngày 3/5 để TikTok cung cấp thêm thông tin được yêu cầu.

Xem thêm