(ANTV) - Mới đây, Air New Zealand cho biết sẽ khai trương các chuyến bay thẳng từ New York đến Auckland trong mùa thu này. Tổng thời gian của chuyến bay là 17 tiếng 35 phút - một trong những thời gian bay dài nhất trên thế giới.
Chuyến bay này được ra mắt chỉ vài tháng sau khi New Zealand bắt đầu chào đón khách du lịch quốc tế đã tiêm phòng đầy đủ , dự kiến bắt đầu vào tháng 5 năm nay.
Boeing 787 Dreamliner là chiếc máy bay sẽ chịu trách nhiệm thực hiện chuyến bay này với 27 ghế hạng thương gia, 33 ghế hạng phổ thông cao cấp và 215 ghế hạng phổ thông. Các chuyến bay diễn ra vào ngày thứ Hai, Năm và Bảy. Khách hàng trên các cabin cao cấp sẽ được chăm sóc bằng liệu pháp thư giãn cùng trà và đồ ăn nhẹ.
Cơm lươn - món ăn được ví như vàng trắng ở Nhật Bản
Có một thế giới được coi là vừa hấp dẫn vừa phức tạp tại Nhật Bản, đó là thế giới của loài lươn và những người yêu thích chúng. Ở Nhật Bản, lươn là món ăn tinh tế, đã được con người sử dụng từ hàng nghìn năm nay. Nhưng vì rất được ưa chuộng nên loài lươn đang có nguy cơ biến mất. Một hệ quả khác kéo theo là giá lươn cũng tăng lên chóng mặt, từ đó thu hút được sự chú ý của những tay buôn lậu quốc tế.
Ông Tsuyoshi Hachisuka nhẹ nhàng nướng lươn, chuẩn bị cho món cơm lươn cao cấp của người Nhật có từ thế kỷ 17. Lươn được ăn ở nhiều nước, nhưng không đâu ăn nhiều như ở Nhật Bản, mà người Nhật lại hầu như không biết làm thế nào để lươn sinh sản nhiều hơn.
Năm 2014, lươn Nhật Bản đã được Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên đưa vào danh sách loài bị đe dọa tuyệt chủng. Dù Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã ra hạn chế đánh bắt, xuất khẩu nhưng lại châm ngòi cho một thị trường chợ đen, đánh bắt trái phép phát triển rầm rộ ở quy mô quốc tế. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên ước tính, 40-60% lươn ở Nhật Bản có nguồn gốc bất hợp pháp.
Loài lươn ở Nhật trở nên quý giá đến mức đôi lúc nó được gọi là 'vàng trắng', giá lươn nhỏ dao động mạnh từ hơn 11 nghìn USD/kg (tức 250 triệu VNĐ), nên giờ đây lượng tiêu thụ lươn ở Nhật đã giảm 2/3.
Theo bà Mari Kuroki, điều cần thiết hiện này là người tiêu dùng phải xem xét lại hành vi của mình, không tiêu thụ ồ ạt, coi trọng mỗi con lươn như một thực thể sống quý báu.