Thứ Năm, 25/04/2024 21:06 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Hội nghị COP27 và thách thức về tài chính khí hậu

(ANTV) - Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6/11 tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, đã phải kéo dài thời gian thảo luận thêm 1 ngày nhằm thống nhất những nội dung quan trọng của một thỏa thuận cuối cùng, trong đó có nội dung về quỹ bồi thường cho những nước nghèo chịu tác động của biến đổi khí hậu. Sau 2 tuần Hội nghị, các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, trung hòa carbon đã tiếp tục được đưa ra, nhiều sáng kiến cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng được khởi động.

Sau 2 tuần Hội nghị, các bên tham gia COP27 đã đạt được 1 số tiến bộ đáng chú ý:

- Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm V20 gồm 58 quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu chính thức khởi động sáng kiến “Lá chắn toàn cầu”, hoạt động như một quỹ bảo hiểm, cung cấp hỗ trợ nhanh chóng cho những vùng bị tác động bởi bão lũ, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Hiện quỹ đã huy động được hơn 200 triệu USD, chủ yếu đến từ tài trợ của Đức, Canada, Đan Mạch hay Ireland.

- Hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ ký hiệp ước Cam kết Methane toàn cầu, cắt giảm 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, tăng khoảng 50 quốc gia so với thời điểm sáng kiến được công bố tại COP26.

Cùng với đó là 1 loạt cam kết trong nỗ lực của các nước nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải: Pháp và Tây Ban Nha cam kết ngừng bán các loại phương tiện chạy bằng xăng từ năm 2035, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch trước đó, Mỹ cũng đặt mục tiêu chỉ bán và sản xuất ô tô hạng nặng không phát thải vào năm 2040.

Để hiểu rõ hơn về những nội dung của Hội nghị cùng những thách thức còn đó trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cùng đến với cuộc trao đổi với Nhà báo Nguyễn Đại Phượng – Chuyên gia bình luận quốc tế.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về những tiến bộ đạt được trong vấn đề chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị vừa qua?

Nhà báo Nguyễn Đại Phượng, Chuyên gia bình luận quốc tế: “Tôi cho rằng các kết quả đạt được đến nay tiến bộ hơn khá nhiều so với COP26 tổ chức ở Glasgow. Cụ thể là số lượng các quốc gia tham gia cam kết đạt mức cao nhất về không sử dụng than, giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050 số lượng đã tăng lên rất nhiều... Thứ hai là các quốc gia đều tán thành rằng cần phải lập ra 1 quỹ bồi thường các “tổn thất và thiệt hại” do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên thành lập quỹ này như thế nào, cơ chế để hoạt động ra sao, sử dụng cơ chế của các tổ chức tài chính hiện có hay lập 1 quỹ riêng hiện vẫn cần bàn thảo rất gay gắt.”

Thưa ông, rõ ràng là việc đóng góp tài chính như thế nào, đóng góp bao nhiêu, mức độ đóng góp giữa các nước ra sao vẫn đang gây nhiều bất đồng, khiến các quốc gia chưa thể đi đến 1 thỏa thuận cụ thể, có tính ràng buộc trong Hội nghị vừa qua. Vậy theo ông vấn đề này nên được tiếp cận ra sao?

Nhà báo Nguyễn Đại Phượng, Chuyên gia bình luận quốc tế: “Tôi cho rằng các tổ chức tài chính quốc tế đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) cũng như các nền kinh tế công nghiệp phát triển như G7 hay các quốc gia giàu có khác... có 1 vai trò lớn, cần phải đóng góp để hỗ trợ cho các nước nghèo. Thế nhưng, hỗ trợ như thế nào chính là vấn đề bế tắc chưa tháo gỡ được.

Thời gian gần đây có 1 mô hình, 1 cách tiếp cận rất thực tế mà theo tôi cần nghiên cứu, triển khai và mở rộng thêm. Đó là mô hình tại Hội nghị G20 ở Indonesia vừa qua, khi các nước giàu cam kết 1 gói viện trợ 20 tỷ USD để giúp Indonesia chuyển đổi từ phát điện bằng năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh, Indonesia phải chấm dứt hoàn toàn tiêu thụ than đá và giảm dần lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và đạt được mục tiêu chung mà thế giới hướng tới là đến năm 2050 phải đưa phát thải về bằng 0.”

Tài chính cũng là 1 thách thức mà Việt Nam đang nỗ lực vượt qua trong quá trình thực hiện các cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải và mục tiêu trung hòa carbon. Ông đánh giá như thế nào về các kế hoạch và biện pháp mà Việt Nam đã và đang triển khai để thực hiện các cam kết của mình, cũng như hướng đi trong thời gian tới?

Nhà báo Nguyễn Đại Phượng, Chuyên gia bình luận quốc tế: “Việt Nam là 1 trong số ít các quốc gia chịu tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu nhưng lại rất tích cực tham gia vào công cuộc chống biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị COP26 ở Glasgow, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết mạnh mẽ khiến cả thế giới ngạc nhiên, rằng Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng 0. Sau Hội nghị này, Chính phủ Việt Nam đã triển khai rất quyết liệt, thành lập Ban Chỉ đạo, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, thông qua hàng loạt các chính sách để hỗ trợ nhằm biến cam kết tại COP26 thành hiện thực.

Có thể thấy quyết tâm của Chính phủ Việt Nam rất cao và đặc biệt là sự đồng lòng của người dân Việt Nam. Bởi chúng ta biết rằng nếu biến đổi khí hậu không được kiềm chế vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ Trái đất tăng hơn 1,5 độ C, Việt Nam sẽ mất khoảng 40% diện tích trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, hơn 11% diện tích canh tác ở các tỉnh miền Trung và 10% diện tích trồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ... Hơn ai hết, người dân Việt Nam thấu hiểu những thiệt hại do biến đổi khí hậu. Do đó không chỉ chính phủ mà người dân Việt Nam đều hưởng ứng rất quyết liệt. Tôi cho rằng cách Việt Nam đang đi là rất đúng hướng.”

Vâng, cảm ơn Nhà báo Nguyễn Đại Phượng – Chuyên gia bình luận quốc tế về những phân tích, nhận định vừa rồi.

Theo báo cáo được công bố tại COP27, chúng ta sẽ cần hàng nghìn tỷ USD mỗi năm để thực hiện quá trình chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững, đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nước đang phát triển cũng đang tự phân bổ ngân sách của mình cho cuộc chiến này, nhưng để kịp thời đạt được những mục tiêu chung về khí hậu, thế giới cần 1 cơ chế huy động tài chính công bằng và phù hợp. Chắc chắn vấn đề này sẽ còn tiếp tục được tranh luận tại Hội nghị COP tiếp theo tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào năm sau.

Tin mới nhất

Giá xăng, dầu giảm trong kỳ điều hành ngày 25/4

Giá xăng, dầu giảm trong kỳ điều hành ngày 25/4

Kinh tế 25/04/2024

(ANTV) - Chiều 25/4, liên Bộ Công thương - Tài chính đã công bố thông tin điều hành giá xăng dầu. Theo đó, giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15 giờ chiều 25/4, trong đó xăng RON 95 có giá còn gần 25.000 đồng/lít.

Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở

Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở

Chính trị 25/04/2024

(ANTV) - Ngày 1/7 tới đây, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở. Những người dân đã âm thầm gắn bó nhiều năm, thậm chí hàng chục năm với nhiệm vụ tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở sẽ được hưởng những chế độ, chính sách tương xứng và các điều kiện để hoạt động hiệu quả hơn, góp phần cùng lực lượng Công an giữ vững bình yên từng địa bàn, từ sớm, từ xa.

Bộ Công an: Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Bộ Công an: Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Xã hội 25/04/2024

(ANTV) - Trong những ngày vừa qua, khu vực Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn, dông lốc và gió giật mạnh gây thiệt hại về người, nhà ở và sản xuất nông nghiệp. Dự báo, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Công bố quyết định giảm án cho phạm nhân dịp 30/4 và 1/5

Công bố quyết định giảm án cho phạm nhân dịp 30/4 và 1/5

Xã hội 25/04/2024

(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức công bố quyết định giảm án phạt tù có thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện.

Tòa án Nga ra lệnh tịch thu tiền trong các tài khoản của JPMorgan Chase

Tòa án Nga ra lệnh tịch thu tiền trong các tài khoản của JPMorgan Chase

Thế giới 25/04/2024

(ANTV) - Tòa án Nga vừa ra lệnh tịch thu tiền trong các tài khoản ngân hàng JPMorgan Chase tại Nga, trong vụ kiện do Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) tiến hành nhằm tìm cách thu hồi số tiền bị phong tỏa ở nước ngoài. Đây phán quyết của Tòa trọng tài tại thành phố St Petersburg và tỉnh Leningrad ngày 22/4.

Nhận diện tà đạo

Nhận diện tà đạo

Xã hội 25/04/2024

(ANTV) - Hiện nước ta có 16 tôn giáo với 43 tổ chức tôn giáo khoảng 25 triệu tín đồ được Nhà nước công nhận trong đó chủ yếu là các tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành... Các tôn giáo cùng các tín độ chức sắc cơ bản đều thể hiện sự đồng hành cùng dân tộc góp phần hiệu quả vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xem thêm