Thứ Bảy, 20/04/2024 07:04 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Ngôi làng gom nước mưa ở Indonesia

(ANTV) - Ở Indonesia, có một ngôi làng mà nhà nào cũng xây dựng các bể lớn chứa nước mưa. Dưới sự hướng dẫn của một linh mục địa phương, người dân tìm ra cách để tạo ra nguồn nước sinh hoạt đảm bảo phục vụ cho cuộc sống. Ngôi làng này còn được nhắc đến với tên gọi: Làng gom nước mưa.

Bunder ngôi làng nhỏ bé nằm ở Java, Indonesia có một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đó là nước mưa. Vào mùa mưa hằng năm, người dân trong làng đều cố gắng hứng được càng nhiều nước mưa càng tốt.  Anh Prasetyo Widi còn xây hẳn một bể chứa lớn để lưu trữ nước mưa. Có thời điểm lượng nước lên tới 100.000 lít, như vậy là đủ dùng cho cả một năm.

Anh Prasetyo Widi, làng Bunder, Indonesia bày tỏ: Chúng tôi sử dụng nguồn nước này để giặt giũ, nấu ăn hoặc làm nước uống. Nhiều người khi đến đây vẫn hoài nghi về chất lượng của nước, nhưng đương nhiên khi dùng, chúng đã qua công đoạn lọc sạch.

Trước đây khi cần nước uống, dân làng phải mua nước đóng chai, nhưng giờ đó là điều không cần thiết ở Bunder. Người dân xử lý nước mưa bằng công nghệ điện phân, cho phép tiêu diệt vi khuẩn, làm tăng độ PH, từ đó cải thiện chất lượng nước. Họ học hỏi điều này từ một linh mục trong làng – người đã đưa Bunder trở thành ngôi làng tiên phong ở Indonesia sử dụng nước mưa như nguồn thay thế cho nước máy.

Linh mục Romo Kirjito, làng Bunder, Indonesia chia sẻ: Mọi người từng nghĩ về nước mưa như một điều gì đó ướt át và bẩn, nhưng giờ thì mỗi khi trời mưa, họ suy nghĩ lại. Dân làng đang tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Họ không cần phải mua nước uống mà chỉ cần thu gom và xử lý nước.

Trong nhiều năm, Linh mục Romo Kirjito luôn miệt mài tìm kiếm phương pháp để cải thiện chất lượng nguồn nước mưa, giúp đỡ người dân trong làng. Bởi trong vài thập kỷ qua, chính quyền Indonesia đã cho phép tư nhân hóa nguồn nước sạch, điều đó dẫn tới việc người dân phải mua nước với giá đắt đỏ hơn.

Linh mục Romo Kirjito, làng Bunder, Indonesia cho rằng: Việc duy trì và nghiên cứu nguồn nước mưa, phát triển tiềm năng của nó một sáng tạo, là một trong những cách giúp ngôi làng phát triển hơn, cải thiện đời sống của người dân trong làng. Thực ra, nước mưa hay nước giếng đều giống như nhau, quan trọng là mục tiêu mà chúng ta hướng tới khi làm một công việc gì đó.

Đối với Bunder, nguồn cung cấp nước cũng đang bị đe dọa bởi hoạt động khái thác khoáng sản. Việc khai thác cát quá mức của các công ty đang đe dọa chất lượng nước suối, nước ngầm và làm xói món đất, gây nguy hại đến lòng sông. Chính vì vậy, giới chuyên gia cũng hết sức ủng hộ việc thu gom nước mưa như cách làm của làng Bunder.

Theo ông Agus Maryono, chuyên gia Thủy văn học: Nước mưa ở Indonesia có tiềm năng rất lớn. Trung bình các hòn đảo ghi nhận khoảng 2.000-4.000 mm nước mưa hằng năm. Lúc đầu, người dân Indonesia cũng sử dụng nước mưa, nhưng từ khi có nước máy, họ chuyển sang loại này. Chúng tôi vẫn muốn thuyết phục người dân một lần nữa hãy tận dụng tiềm năng của nước mưa.

Ngày càng nhiều người dân Indonesia chung ý kiến. Chính phủ cũng đang tư duy lại, trong khi cấp vốn hỗ trợ các dự án tái sử dụng nước mưa. Nguồn nước mưa qua xử lý không chỉ giúp người dân làng Bunder có cuộc sống thoải mái, khỏe mạnh hơn mà còn mở ra hướng mới đối với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên khắp Indonesia./.

Tin mới nhất

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Bá Đức, sinh năm 1976, đăng ký thường trú tại khu vực 6, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự.

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Được giao nhiệm vụ Phó Đội trưởng phụ trách tổ án chưa rõ thủ phạm xảy ra trên địa bàn Quận 12, TP.HCM, mỗi vụ án mà Đại úy Trần Thanh Hậu trực tiếp thụ lý luôn được xem như một “bài toán hóc búa” mà lời giải phải bắt nguồn từ bản lĩnh và nhiệt huyết.

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đặng Hoài Chung, 34 tuổi, trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà,TP. Đà Nẵng, là Giám đốc Công ty TNHH Trục vớt Quang Thọ để điều tra về hành vi trốn thuế.

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

Văn hóa 19/04/2024

(ANTV) - Tại TP Vũng Tàu, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) khai mạc trại sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống, dành cho các nhà văn và những tác giả đang hoàn thiện bản thảo, đã xây dựng xong đề cương đề tài, hoặc bắt đầu sáng tác.

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường. Và đó cũng chính là động lực đã tiếp sức trong việc “thổi hồn” cho những chiếc máy hát nhạc độc lạ từ linh kiện điện tử cũ.

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Kinh tế 19/04/2024

(ANTV) - Khai thác khoáng sản không đúng quy định, không đúng quy hoạch sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây thất thoát và lãng phí nguồn tài nguyên. Nếu không được quản lý chặt chẽ, sẽ gây thất thu ngân sách nhà nước, trong khi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

Xem thêm