Thứ Bảy, 20/04/2024 01:28 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Tài chính khí hậu - Từ khóa được nhắc đến nhiều tại Hội nghị COP27

(ANTV) - Hội nghị 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra đến ngày 18/11 tới. Các chủ đề về tài chính khí hậu hay tài chính xanh được kỳ vọng sẽ tìm được tiếng nói chung trong các cuộc thảo luận của hơn 190 thành viên. Bởi để ứng phó hay thích ứng biến đổi khí hậu thành công, sẽ luôn cần một cam kết tài chính nhất định từ các nước phát triển.

Một loạt các cam kết hỗ trợ tài chính để giúp các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu đã được đưa ra tại Hội nghị COP27.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói: "Hà Lan sẽ tăng mức đóng góp hàng năm cho tài chính khí hậu của các nước đang phát triển lên mức 1,8 tỷ Euro vào năm 2025. Chúng tôi sẽ tăng gấp đôi tài chính công cho thích ứng với biến đổi khí hậu. Mức tăng này sẽ bao gồm 100 triệu Euro đóng góp cho Chương trình Tăng tốc thích ứng châu Phi".

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nói: "Hôm nay, cùng với Senegal và với sự ủng hộ công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc, chúng tôi đã thành lập Liên minh quốc tế ứng phó với hạn hán. Tây Ban Nha đóng góp quỹ khởi đầu hoạt động trị giá 5 triệu Euro".

Ông James Cleverly - Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland nói: "Tôi xin công bố khoản đóng góp 200 triệu bảng của Vương quốc Anh, tôi hy vọng nhiều nước khác sẽ cùng chung tay đóng góp. Quá trình hướng tới phát thải ròng bằng không trên toàn cầu sẽ cần tới sự đồng lòng của tất cả mọi người".

Châu Phi là nơi có lẽ cần hỗ trợ tài chính nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác, bởi đây là châu lục kém phát triển nhất, chỉ tạo ra 4% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhưng lại phải hứng chịu một số hậu quả tồi tệ nhất của thời tiết ngày càng khắc nghiệt.

Báo cáo mới công bố tại COP 27 cho biết, các nước đang phát triển và mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ cần khoản đầu tư khoảng 2.000 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi dòng tài chính quốc tế hướng tới các nước đang phát triển đang thấp hơn nhu cầu ước tính từ 5 đến 10 lần.

Mỹ công bố sáng kiến đền bù carbon

Bên lề COP27, đặc phái viên khí hậu của Mỹ John Kerry hôm 9/11 đã tuyên bố thiết lập một kế hoạch đền bù carbon, tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và tăng tốc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch tại các nước đang phát triển.

Theo đặc phái viên Kerry, kế hoạch Tăng tốc chuyển đổi năng lượng (ETA) sẽ có sự đóng góp từ các lĩnh vực công và tư, dự kiến được thực hiện đến hết năm 2030, và có khả năng gia hạn tới năm 2035. Mục đích của chương trình là vận hành thị trường carbon để triển khai vốn, đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi sang năng lượng sạch. Các loại hình tín chỉ carbon (carbon credit) được sử dụng trong chương trình sẽ có chất lượng cao và có những hình thức bảo đảm chắc chắn.

Trong khi đó cùng ngày, trong buổi lễ ra mắt “Sáng kiến theo dõi khí hậu” (Climate Trace Initiative) của cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi lấp đầy các khoảng trống dữ liệu theo dõi khí hậu. Các dữ liệu sẽ giúp các chính phủ tìm ra chính xác nguồn phát thải carbon và buộc những thực thể này phải chịu trách nhiệm.

Tin mới nhất

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Khởi tố đối tượng hủy hoại nguồn lợi thủy sản

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Bá Đức, sinh năm 1976, đăng ký thường trú tại khu vực 6, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự.

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Bản lĩnh người chiến sĩ Cảnh sát điều tra

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Được giao nhiệm vụ Phó Đội trưởng phụ trách tổ án chưa rõ thủ phạm xảy ra trên địa bàn Quận 12, TP.HCM, mỗi vụ án mà Đại úy Trần Thanh Hậu trực tiếp thụ lý luôn được xem như một “bài toán hóc búa” mà lời giải phải bắt nguồn từ bản lĩnh và nhiệt huyết.

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Khởi tố, bắt Giám đốc có hành vi trốn thuế

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đặng Hoài Chung, 34 tuổi, trú phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà,TP. Đà Nẵng, là Giám đốc Công ty TNHH Trục vớt Quang Thọ để điều tra về hành vi trốn thuế.

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

35 nhà văn, tác giả tham dự trại sáng tác viết về Công an nhân dân

Văn hóa 19/04/2024

(ANTV) - Tại TP Vũng Tàu, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) khai mạc trại sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống, dành cho các nhà văn và những tác giả đang hoàn thiện bản thảo, đã xây dựng xong đề cương đề tài, hoặc bắt đầu sáng tác.

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

"Thổi hồn" cho máy hát nhạc từ linh kiện điện tử cũ

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường. Và đó cũng chính là động lực đã tiếp sức trong việc “thổi hồn” cho những chiếc máy hát nhạc độc lạ từ linh kiện điện tử cũ.

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Cần quản lý chặt chẽ trong khai thác và chế biến khoáng sản

Kinh tế 19/04/2024

(ANTV) - Khai thác khoáng sản không đúng quy định, không đúng quy hoạch sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, gây thất thoát và lãng phí nguồn tài nguyên. Nếu không được quản lý chặt chẽ, sẽ gây thất thu ngân sách nhà nước, trong khi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

Xem thêm