Thứ Sáu, 29/03/2024 15:09 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Trọng nam khinh nữ: Nỗi ám ảnh của phụ nữ Ai Cập

(ANTV) - Các nhà hoạt động nữ quyền tại Ai Cập đang đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân và lên án nạn bạo lực gia tăng đối với phụ nữ ở thế giới Arab, nhất là trong bối cảnh, loạt vụ bạo lực nhằm vào phụ nữ tại Ai Cập gần đây đang làm dấy lên lo ngại về những lỗ hổng pháp luật và biện pháp bảo vệ nữ giới tại nước này.

Hồi cuối tháng 6 vừa qua, dư luận Ai Cập và các nước Trung Đông chấn động bởi vụ sát hại nữ sinh viên Nayera Ashraf, 21 tuổi, bên ngoài một trường đại học tại Mansoura, phía Bắc thủ đô Cairo. Cô đã bị đối tượng Mohamed Adel đâm 19 nhát dao chỉ bởi lý do từ chối lời cầu hôn của gã này. Mohamed Adel sau đó đã bị kết án treo cổ với tội danh giết người.

Trước đó, tên Adel đã nhiều lần công khai đe dọa và quấy rối cô Ashraf trên mạng Internet và cô cũng đã 2 lần thông báo đến lực lượng chức năng, song vụ việc đều bị phớt lờ. Theo luật sư của gia đình bị hại, nếu lực lượng chức năng Ai Cập vào cuộc sớm thì đã có thể ngăn chặn vụ sát hại này.

Ông Khaled Abdel Rahman, luật sư đại diện gia đình Ashraf  cho biết: Thật không may, bất chấp những bằng chứng phạm tội được phơi bày trên mạng internet, phản ứng của lực lượng cảnh sát trong vụ việc diễn ra vô cùng chậm. Nếu như đơn tố cáo quấy rối của nạn nhân được cơ quan chức năng xử lý kịp thời, họ đã có thể ngăn chặn tội ác giết người xảy ra và Nayera Ashraf đã có thể giữ được mạng sống. Thế nhưng đơn tố cáo đã bị gạt sang một bên và đó đã là một sai lầm lớn.

Theo các nhà hoạt động, thật khó để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng bạo lực giới tại Ai Cập, nơi mà thường các nạn nhân của các vụ bạo hành bị ngăn cản thông báo với lực lượng chức năng. Hầu hết các vụ bạo hành giới tại Ai Cập bị cho là không được báo cáo. Một nghiên cứu do Quỹ Phát triển và bình đẳng Edraak - một tổ chức phi chính phủ tại Ai Cập - đã ghi nhận 813 vụ bạo lực nhằm vào phụ nữ và bé gái và đây là những vụ được ghi nhận  với lực lượng chức năng trong năm 2021, tăng 415 vụ so với năm 2020.

Cô Mary Magdy, nạn nhân bạo hành chia sẻ: Mỗi khi tôi bị đánh, tôi lại nộp đơn trình báo lên cảnh sát, nhưng rút lại sau đó vài ngày. Chúng tôi đã có 3 đứa con và tôn giáo ngăn cản chúng tôi li dị. Gia đình, bạn bè đều khuyên tôi nên cho chồng thêm một cơ hội. Tôi đã cho chồng nhiều hơn một cơ hội. Tôi không lo cho bản thân mà lo cho con cái tôi. Con gái lớn của tôi cũng bị chồng đánh. Hắn đe dọa sẽ giết mẹ con tôi và rồi đi tù vì ở trong đó, hẵn vẫn sẽ được nuôi sống.

Tại Ai cập, vấn đề nữ quyền thường không được chú ý nhiều. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trong văn hóa xã hội và ảnh hưởng lên cả hệ thống pháp luật của đất nước này.

Ông Entessar El Saeed, Giám đốc Quỹ phát triển và luật pháp Cairo cho rằng: Một trong những vấn đề cản trở nỗ lực bảo vệ phụ nữ tại Ai Cập, đó là thiếu một luật hình sự hóa các vụ bạo lực nữ giới, vốn có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực giới. Một xã hội mà những hành vi như vậy vẫn có thể ngang nhiên xảy ra thì đây là một xã hội không thực sự bình yên.

Áp lực xã hội đối với những nạn nhận của các vụ bạo hành cũng là rào cản khiến họ không thể đòi công bằng cho mình. Khi muốn báo cáo về các hành động quấy rối, các nạn nhân và luật sư của họ lại thường không nhận được sự giúp đỡ từ các nhà chức trách. Phụ nữ Ai Cập chỉ có thể lên tiếng trên phương tiện truyền thông xã hội về những bất công mà họ đã chịu đựng.

Tài khoản Twitter @Her_Randomness cho biết: Điều mà phụ nữ Ai Cập chúng tôi cùng chia sẻ không phân biệt giai cấp xã hội, học thức hay tín ngưỡng, đó là cảm giác lo âu thường trực về một mối đe dọa tiềm tàng. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều vụ việc thương tâm khi người vợ bị giết một cách giã man bởi chồng mình. Đây liệu có phải một cuộc đời đáng sống?

Tài khoản Twitter @nwf_woman bày tỏ: Giữa những vụ bạo hành, giết hại phụ nữ bởi chính những thành viên trong gia đình họ và còn nhiều tội ác đối với phụ nữ Ai Cập trong những năm vừa qua, chẳng có cơ quan tổ chức nào đứng lên đại diện để bảo vệ cho chúng tôi.

Chiến dịch truyền thông xã hội đã gây sức ép khiến Chính phủ Ai Cập phải sửa đổi Luật Hình sự của đất nước để trao cho các thẩm phán thẩm quyền bảo vệ danh tính và các chi tiết cá nhân của các nạn nhân bạo hành. Dự luật, đã được đệ trình lên Quốc hội để phê chuẩn, làm tăng hy vọng cho nhiều phụ nữ Ai Cập. Tất cả câu chuyện là một phần của cuộc đấu tranh được nhiều phụ nữ Ai Cập xem là phong trào MeToo của họ.

Tin mới nhất

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Pháp luật 29/03/2024

(ANTV) - Một trong các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao trong thời gian qua là thủ đoạn gọi điện thoại đến người dân tự xưng là công an phường thông báo việc tài khoản định danh điện tử bị sai lệch thông tin. Nhiều người đã bị sập bẫy, nghe theo và thực hiện những thao tác khác trên điện thoại. Kết quả đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bắt đối tượng truy nã trốn sang Campuchia

Bắt đối tượng truy nã trốn sang Campuchia

Truy nã 29/03/2024

(ANTV) - Sau 8 tháng bỏ trốn sang Campuchia, Phòng CSHS Công an tỉnh Ninh Thuận đã bắt giữ đối tượng truy nã Trịnh Công Sơn, sn 2003, trú tại phường Phước Mỹ, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận để tiếp tục điều tra về hành vi Giết người.

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Tại Anh quốc, mặc dù lạm phát đang chậm lại trong thời gian gần đây nhưng mức giá nhiều mặt hàng vẫn còn cao gây áp lực tài chính với các hộ gia đình. Dự kiến thu nhập sau thuế của một cá nhân sẽ chỉ khôi phục lại mức trước đại dịch vào năm 2025 – 2026.

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Liban (UNIFIL) vừa qua đã kêu gọi Liban và Israel ngừng leo thang căng thẳng ở khu vực miền Nam Liban, kêu gọi tất cả các bên hạ vũ khí và bắt đầu quá trình hướng tới một giải pháp chính trị và ngoại giao bền vững.

Xem thêm