
Đột nhập trộm tiền nhà đồng nghiệp
(ANTV) - Cùng làm công ty nên biết giờ giấc đi lại của nạn nhân, đối tượng đã đột nhập nhà nạn nhân trộm tiền, sau đó đem giấu ở khu vực nghĩa địa của địa phương.
(ANTV) - Tiêm chủng tạo miễn dịch cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy lùi đại dịch COVID-19. Cùng với thực hiện nghiêm thông điệp 5K, Việt Nam đang nỗ lực triển khai chiến lược vaccine với nhiều mũi nhọn, bao gồm: thúc đẩy ngoại giao vaccine để tiếp cận các nguồn vaccine trên thế giới; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm vaccine trong nước và tích cực triển khai tiêm chủng. Tất cả nhằm phấn đấu đến hết quý 1 năm sau, Việt Nam sẽ đạt miễn dịch cộng đồng với hơn 70% dân số được tiêm vaccine.
Cách đây ít ngày, một số trang thông tin nước ngoài đã đã đưa ra bảng so sánh về số lượng vaccine và tiến độ tiêm chủng vaccine phòng covid 19 của các nước Đông Nam Á. Trong đó cho rằng, Việt Nam phải mất hơn 10 năm nữa mới có thể tiêm được vaccine cho 75% dân số. Tuy nhiên, theo GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia thì đây là những nhìn nhận không chính xác và không có cơ sở.
Để chiến thắng dịch bệnh, Việt Nam xác định việc tiếp cận và tiêm chủng vaccine là giải pháp quan trọng hàng đầu. Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã sớm dự báo, chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống dịch Covid 19. Trong đó triển khai chiến lược vaccine là biện pháp quan trọng hàng đầu.
Để tiêm miễn phí cho người dân, Thường trực Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt 12.100 tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vaccine phòng dịch COVID-19. Xác định chiến lược vaccine phải đi đường dài, Quỹ vaccine phòng COVID-19cũng chính thức được thành lập vào ngày 5/6 để huy động sự chung tay, góp sức của người dân và doanh nghiệp.
Nhằm đảm bảo vaccine trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu, ngoại giao vaccine đã và đang được Việt Nam triển khai quyết liệt trên nhiều cấp khác nhau, đặc biệt ở cấp cao. Các cuộc điện đàm, tiếp xúc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội với lãnh đạo nhiều quốc gia đều có một thông điệp chung, đó là mong muốn các quốc gia tạo thuận lợi để Việt Nam tiếp cận nguồn cung cũng như công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19.
Với nhiều nỗ lực đàm phán, đến nay, ngoài 105 triệu liều vaccine đã cam kết và ký hợp đồng, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán để có được 70 triệu liều khác. Như vậy, dự kiến đến đầu năm 2022, Việt Nam sẽ có tổng cộng 175 triệu liều vacine phòng Covid 19. Hiện Việt Nam đã nhận hơn 10,6 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19, trong đó triển khai tiêm khoảng 4,3 triệu liều.
Dự kiến trong quý 3 và quý 4 năm 2021, Việt Nam sẽ nhận là khoảng 91,5 triệu liều. Có được những liều vaccine quý giá khi tình hình khan hiếm đang diễn ra trên toàn cầu là nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, sự chung tay của người dân, doanh nghiệp.
Lòng tin của người dân, doanh nghiệp vào Đảng, Nhà nước cũng như niềm tin vào vaccine sẽ giúp Việt Nam sớm thoát khỏi đại dịch.
Đẩy nhanh sản xuất vaccine trong nước và triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử
Chiến lược ngoại giao vaccine đã mang lại hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, lượng vaccine này chưa thể giúp cho Chiến lược vaccine của Việt Nam về đích, bởi theo tính toán, nước ta cần tới 150 triệu liều vaccine để tiêm cho 70% dân số. Trong khi đó, nguồn cung vaccine hiện đang bị thiếu hụt nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vaccine của Việt Nam. Về lâu dài, giải pháp quan trọng là phải đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước. Song song với đó, các kịch bản, phương án tổ chức chiến dịch tiêm vaccine quy mô lớn nhất trong lịch sử cũng khẩn trương được triển khai.
Ngay từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ đã có các chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước.
Thực hiện chỉ đạo đó, các doanh nghiệp, nhà khoa học đang nỗ lực ngày đêm để nghiên cứu, phát triển vaccine phòng Covid 19 "Made in Vietnam".
Để có sản phẩm trong nước nhanh nhất, sớm nhất, Chính phủ cũng chỉ đạo cắt giảm tối đa các quy trình, thủ tục cản trở việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine.
Đến nay, cả nước có 2 nhà sản xuất đang nghiên cứu, phát triển vaccine phòng Covid 19, trong đó vaccine Nano Covax đã được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Ngoài ra, sau nhiều lần đàm phán, Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 - Vabiotech đã chính thức gia công đóng ống vaccine Sputnik V của Nga. Với những nỗ lực của các nhà khoa học, Việt Nam phấn đấu cuối năm 2021hoặc chậm nhất đầu năm 2022 sẽ có 1 nhà máy sản xuất vaccine quy mô lớn đi vào hoạt động.
Song song với nỗ lực đảm bảo nguồn vaccine, các kịch bản, phương án tổ chức chiến dịch tiêm vaccine quy mô lớn nhất trong lịch sử cũng khẩn trương được triển khai, với sự tham gia của nhiều lực lượng như y tế, quân đội, công an và các bộ, ngành. Thực hiện nguyên tắc “tiêm đến đâu, an toàn đến đó”, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình và tập huấn cho các địa phương từ vấn đề bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm. Với hệ thống y tế phân cấp rất bài bản, mục tiêu của chiến dịch là đến hết quý I/2022 sẽ tiêm 150 triệu liều vaccine COVID-19 cho 70% dân số.
Để mọi người dân được tiếp cận vaccine bình đẳng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế và các địa phương thực hiện nghiêm yêu cầu phân bổ vaccine theo nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, linh hoạt, hiệu quả. Đặc biệt chú trọng chỉ đạo, thực hiện chiến dịch tiêm vaccine bảo đảm đúng đối tượng, kịp thời, an toàn, ưu tiên các đối tượng theo quy định của Chính phủ. Chấn chỉnh ngay và xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) trong quá trình phân bổ và tổ chức tiêm vaccine.
Với lượng vaccine phòng COVID-19 có được và sự nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, Ban ngành, địa phương, cùng sự đồng lòng, ủng hộ của người dân cả nước, hy vọng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.
(ANTV) - Cùng làm công ty nên biết giờ giấc đi lại của nạn nhân, đối tượng đã đột nhập nhà nạn nhân trộm tiền, sau đó đem giấu ở khu vực nghĩa địa của địa phương.
(ANTV) - Một con lợn nhiễm bệnh, nếu không được tiêu hủy đúng quy trình, sẽ là mối nguy lớn đe dọa sức khỏe cộng đồng,ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi quốc gia. Vậy nhưng, bất chấp cảnh báo, vẫn có những đối tượng thu gom lợn bệnh, rồi giết mổ trái phép và tuồn ra thị trường. Đó không chỉ là sự vô cảm với sức khỏe, tính mạng con người mà còn là sự coi thường pháp luật.
(ANTV) - Sáng nay (15/7), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức cuộc họp về triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành. Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06.
(ANTV) - Sáng nay (15/7), tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Công tác chính trị.
(ANTV) - “6 tháng cuối năm và trong thời gian tới, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương cần tiếp tục cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch công tác, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong CAND”. Đây là một trong những nội dung trọng tâm được Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, được tổ chức vào chiều nay (15/7) tại Hà Nội.
(ANTV) - Chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Đào tạo, Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh cần đẩy mạnh tham mưu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phù hợp với mô hình tổ chức mới của lực lượng Công an.
(ANTV) - Sáng nay (15/7), Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(ANTV) - Ngày 15/7, Cục Viễn thông và cơ yếu - Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
(ANTV) - Hơn 11.600 vụ phạm tội về ma túy bị triệt phá trong 6 tháng. Đó là kết quả ấn tượng được chỉ ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Bộ Công an, tổ chức sáng nay (15/7).
(ANTV) - Chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, từ ngày 1/7 đến nay, các địa phương đều nỗ lực vận hành thông suốt, hiệu quả. Tại TP.HCM, với 168 đơn vị cấp xã, phường và đặc khu, ghi nhận sau hơn 2 tuần vận hành, các xã, phường mới đều đảm bảo phục vụ người dân liên tục, không gián đoạn.