Thứ Tư, 06/11/2024 06:25 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Thủ đoạn lấy văn hóa để xuyên tạc chính trị

BT

(ANTV) - Từ xa xưa, lễ hội truyền thống đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Việt Nam được mệnh danh là đất nước của những lễ hội, đặc biệt, cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người dân khắp cả nước lại náo nức đi trẩy hội. Trải qua thời gian, truyền thống này vẫn tiếp tục được giữ gìn, phát triển, trở thành một phong tục đẹp đầu Xuân, năm mới. Tuy nhiên, nhắm vào chính yếu tố văn hóa này, các thế lực thù địch lại ra sức xuyên tạc nhằm tác động hướng lái vào những người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết.

Việt Nam có gần 9.000 lễ hội truyền thống. Là một quốc gia văn minh lúa nước, các lễ hội truyền thống của Việt Nam diễn ra trên khắp các vùng, miền và sôi động nhất vào mùa xuân, sau Tết, khi nông nhàn và người dân có nhu cầu tâm linh cầu một năm mới tốt lành.

Trải qua bao đời, du xuân trảy hội gắn với nếp sống của người Việt, trở thành một nét đẹp của người Việt, mà ở đó, chúng ta được sống trong không gian của lễ hội, được đắm chìm trong chiều sâu văn hóa, chiều dày văn hiến của dân tộc.

Văn hóa lễ hội của người Việt

Trải dài khắp dải đất hình chữ S, mỗi làng quê đều có những lễ hội độc đáo riêng, gắn liền với truyền thống, tập tục, lịch sử của cư dân.

Các lễ hội truyền thống là những biểu hiện hết sức cụ thể của các giá trị văn hóa đất nước, bản sắc văn hóa của dân tộc đã được gìn giữ và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử.

Trong tâm thức của người Việt, lễ hội là nơi gắn kết cộng đồng, vừa thỏa mãn nhu cầu tâm linh, vừa gửi gắm những ước mong về một cuộc sống đủ đầy, viên mãn.

Nhiều lễ hội không chỉ là niềm tự hào của người dân bản địa, mà còn nổi danh như một thương hiệu văn hóa du lịch, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương.

Thủ đoạn lấy văn hóa để xuyên tạc chính trị

Nhiều nghi thức xưa đã được phục dựng, mang theo những thông điệp, những ước mong của bao thế hệ trao truyền được gửi gắm thông qua các lễ hội. Tuy nhiên, không từ bỏ âm mưu chống phá, các thế lực thù địch phản động vẫn chưa thôi chiêu trò suy diễn, bôi lem các lễ hội truyền thống, lấy văn hóa để xuyên tạc chính trị.

Đài Á châu tự do RFA mới đây dẫn lại bài viết của Nguyễn Ngọc Già, đối tượng phản động tự xưng nhà phản biện xã hội, đã bị kết án vì tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam.

Bàn về lễ Tịch Điền, nhưng đối tượng lại hướng ngay sang chuyện nhân sự cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, với những lời lẽ mang đậm tính suy diễn vô căn cứ.

Vờ bỏ ngỏ câu hỏi về sự vắng mặt của Chủ tịch nước trong ngày hội xuống đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ và những băn khoăn xung quanh hình ảnh Thủ tướng thăm đồng ngày đầu năm, thực chất, chúng đang thô thiển đánh tráo khái niệm, rồi trơ trẽn xuyên tạc nhằm phá hoại về mặt chính trị.

Tái hiện hình ảnh nhà vua xuống đồng kéo đường cày đầu tiên của năm mới là để động viên bà con tích cực tăng gia sản xuất, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Thế nhưng hơn chục năm nay kể từ khi lễ Tịch Điền được phục dựng, nghi thức này luôn bị các đối tượng bôi lem, suy diễn, cho rằng việc chúng ta tôn vinh nông nghiệp, tôn vinh con trâu cái cày là đi ngược với sự phát triển vận động của xã hội hiện đại. Đây là những suy nghĩ vô cùng ấu trĩ.

Ngoài ra cũng phải thẳng thắn thừa nhận, một số lễ hội vẫn còn những hạt sạn trong khâu tổ chức.

Việc thương mại hóa lễ hội, chen lấn xô đẩy, biến tướng, mê tín dị đoan, hay một số nghi thức lạc hậu, không còn phù hợp với xã hội hiện nay. Các đối tượng thường thêm thắt, bóp méo, đánh đồng những hiện tượng này, coi đó là bản chất để thêm một lần nữa xuyên tạc về công tác bảo tồn văn hóa của chúng ta.

Bảo tồn giá trị tinh hoa di sản lễ hội

Lấy văn hóa làm cái cớ để xuyên tạc chính trị, bỉ bôi đường lối, chủ trương của Đảng, bôi đen bức tranh thượng tầng kiến trúc của đất nước là thái độ ti tiện, phản văn hóa. Phản bác lại những lập luận đó, không gì khác, chính là việc chúng ta bảo tồn và tôn vinh các lễ hội truyền thống. Bởi văn hóa còn thì dân tộc còn. Nhận thức rõ đâu là giá trị tinh hoa của lễ hội để phát huy, và đâu là tồn tại, bất cập để điều chỉnh, đó là cách chúng ta tôn trọng lịch sử, tôn trọng văn hóa dân tộc.

Ngành văn hóa trong nhiều năm qua đã có nhiều văn bản, gần nhất chúng ta có Nghị định 110 về việc quản lý và tổ chức lễ hội trên lãnh thổ Việt Nam.

Những hình ảnh chưa đẹp trong các lễ hội của vài năm trước đã không còn, thay vào đó là niềm vui của người đi chơi hội, văn minh, an toàn và trọn vẹn ý nghĩa của ngày xuân.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay, hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy, hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ, mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay.

Trong tâm thức của người Việt, những ngày hội xuân bao giờ cũng là những ngày háo hức, tươi vui nhất. Phát huy giá trị của các lễ hội nói rộng ra là câu chuyện của chấn hưng văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Khởi tố đối tượng đập kính xe ô tô trộm cắp

Khởi tố đối tượng đập kính xe ô tô trộm cắp

Pháp luật 05/11/2024

(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Phạm Thế Uyên (39 tuổi) trú tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh để điều tra về hành vi đập kính xe ô tô trộm cắp tài sản.

Người đàn ông dũng cảm bắt đối tượng trộm cắp

Người đàn ông dũng cảm bắt đối tượng trộm cắp

Pháp luật 05/11/2024

(ANTV) - Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (sinh năm 1985; trú phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đã lập tức lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng phạm tội. Hành động dũng cảm truy bắt tội phạm của anh Định đã cho thấy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng lan tỏa sâu rộng đến quần chúng Nhân dân.

Bắt đối tượng làm giả giấy khám sức khỏe

Bắt đối tượng làm giả giấy khám sức khỏe

Pháp luật 05/11/2024

(ANTV) - Sau một thời gian điều tra, truy vết đối tượng làm giả giấy khám sức khỏe của các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Hữu Toán (31 tuổi, thường trú tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội), để điều tra về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Chống lãng phí

Chống lãng phí

Chính trị 05/11/2024

(ANTV) - Thời gian qua, Đảng ta đã nhìn thẳng vào sự thật và nhận định: “Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, làm cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Do đó, chống lãng phí đang là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong tình hình mới.

Giải pháp nào phù hợp với tuyển sinh đại học?

Giải pháp nào phù hợp với tuyển sinh đại học?

Xã hội 05/11/2024

(ANTV) - tại Hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020-2024, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra đề xuất không cho các trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước ngày 31/5 - thời điểm kết thúc năm học. Hiện đề xuất này đang thu hút nhiều sự chú ý quan tâm của dư luận và có nhiều ý kiến trái chiều.

Xem thêm