
(ANTV) - Sáng ngày 6/2/2023; một trận động đất có độ lớn 7,8 richter đã làm rung chuyển tỉnh Kahramanmaras, phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất kéo theo hàng trăm cơn dư chấn ở 11 tỉnh cũng như nhiều quốc gia láng giềng bao gồm cả Syria. Đây là thảm họa khủng khiếp nhất trong vòng gần một thế kỷ qua ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Trước sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất, ngày 9/2, Bộ Công an Việt Nam đã cử Đoàn công tác gồm 24 thành viên là những chiến sĩ cứu nạn cứu hộ tinh nhuệ nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích cứu nạn cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân và hỗ trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên Bộ Công an Việt Nam cử Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ quốc tế tại một khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam.
Đêm 10/2 đoàn công tác của Bộ Công an đã có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ và di chuyển về thành phố Adiyaman - một trong những nơi xảy ra động đất với mức độ nặng nề nhất. Đến Adiyaman (phiên âm: A-di-ya-man) vào lúc 12h đêm giờ địa phương; không kịp nghỉ ngơi, dưới thời tiết lạnh cóng âm 10 độ C, 24 chiến sĩ chia thành 2 nhóm, 1 nhóm căng lều trại, 1 nhóm tiếp cận hiện trường. Nơi cứu hộ của tổ công tác là đống đổ nát của một tòa nhà bốn tầng trên đường 513 với thông tin 10 người đang mắc kẹt ở đây. Sau khi đào bới liên tục 9 tiếng, từ 7h30-18h30, tổ công tác nghe thấy một tiếng gõ yếu ớt vọng ra từ bên trong đống đổ nát. Tiếng gõ rất nhỏ nhưng như mệnh lệnh hối thúc buộc các chiến sĩ phải tăng tốc để bằng mọi giá đưa nạn nhân ra ngoài nhanh nhất, an toàn nhất. Bất chấp những khối bê tông khổng lồ tràn từ vách tường ra tới mặt đường, các anh dùng máy xúc đào 15m để tiến tới gần ngôi nhà của nạn nhân. Trở ngại là khối bê tông đổ nát quá lớn, các anh phải đào lỗ mới có thể chui vào khu vực nạn nhân đang mắc kẹt. Trung tá Nguyễn Chí Thành - Phó đội trưởng Đội công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an TP Hồ Chí Minh - thành viên đoàn công tác cho biết: "Minh chui vào đấy, mình nghe sự sống là mình chui vào đào bằng tay, không có phương tiện gì hết. Vào được chừng 7m, mình nghe nạn nhân rất là rõ".
Sau khi đào bằng tay để chui vào sâu hơn, Trung tá Thành cùng đồng đội nghe tiếng nạn nhân rõ hơn. Cùng lúc ấy, ở một hướng khác, đoàn cứu hộ của quân đội Pakistan cũng dò tìm, đào bới, dùng sóng âm tiếp cận nạn nhân. Hai đoàn trao đổi, thống nhất với nhau các việc cần làm để mau chóng cứu người. Sau 30 phút, nạn nhân đã được đưa ra khỏi đống đổ nát an toàn. Giây phút ấy cả đoàn vỡ òa vì hạnh phúc. Họ gọi đó là điều kỳ diệu ở thành phố Adiyaman.
"Công tác chuẩn bị các thứ là Việt Nam mình làm hết, dọn đường hết cho họ. Việt Nam mình làm từ sáng cho đến 6h tối. Mình phát hiện, mình làm mọi thứ hết. Nạn nhân bị kẹt dưới hơn 6 ngày, vẫn còn tỉnh táo. Đó là hạnh phúc lớn, anh em vỡ oà luôn."
Thưa các bạn! Thành phố Adiyaman - nơi đoàn làm nhiệm vụ là một trong 3 vùng chịu thiệt hại nặng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây có khoảng 70% công trình, nhà cửa bị đổ sập, hàng nghìn người mắc kẹt trong các đống đổ nát. Dưới thời tiết khắc nghiệt, từ âm 6 độ C đến âm 10 độ C, đoàn Việt Nam đã phối hợp cùng lực lượng cứu nạn các nước cứu sống 1 thiếu niên 14 tuổi dưới khu nhà đổ sập, đưa 14 thi thể ra khỏi đống đổ nát, bàn giao cho cơ quan y tế địa phương. Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an - Trưởng đoàn công tác, cho biết: " Thực hiện nhiệm vụ quốc tế lần đầu tiên; chúng tôi biết khí hậu, thời tiết cũng như những điều kiện khác bên đó rất khó khăn cho đoàn công tác; tuy nhiên với tinh thần nỗ lực, xác định mục tiêu của chuyến đi nên sang đó, chúng tôi khắc phục triệt để những khó khăn, phức tạp để hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt, chúng tôi nhận được nhiều tình cảm yêu mến của địa phương, của người dân Thổ Nhĩ Kỳ về các hoạt động của đoàn Việt Nam."
Nhận lệnh lên đường chỉ vài giờ ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý cử các đoàn cứu nạn, cứu hộ Việt Nam sang giúp nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ - Đây là lần đầu tiên Bộ Công an đưa cán bộ, chiến sĩ đi làm nhiệm vụ quốc tế tại khu vực xảy ra thảm họa ở rất xa lãnh thổ Việt Nam. 24 người lính tinh nhuệ mang theo nhiều thiết bị chuyên dụng hiện đại như camera quan sát hình ảnh và thu âm phát hiện sự sống; thiết bị dò tìm nạn nhân bằng sóng radar (phiên âm: ra-đa); các thiết bị cắt thuỷ lực, cưa cắt sắt, khoan, cắt bê tông; bộ đàm chuyên dụng; các bộ mặt nạ dưỡng khí sử dụng làm việc trong môi trường độc hại; máy phát điện phục vụ chiếu sáng... Những bộ quần áo chuyên dụng của Công an Việt Nam cũng đã phát huy rất tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung tá Nguyễn Chí Thành - Đội phó Đội công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ TP Hồ Chí Minh: "Bản thân các cán bộ, chiến sĩ xác định rõ những khó khăn sẽ đối mặt. Đầu tiên là quãng đường di chuyển rất là xa, qua nhiều chặng máy bay. Sau đó phải di chuyển bằng oto 300km, đường đèo dốc và kẹt xe. Thời tiết rất là lạnh. Đó là trở ngại lớn. Thứ 3 nữa là có thể xảy ra dung chấn do động đất còn lại. Điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, không có điện, không có nước, chúng ta phải dựng lều trại bên ngoài."Thượng uý Lê Quang Đạo, đội 4, Phòng Cảnh sát
PCCC và cứu nạn cứu hộ, CA TP Hà Nội: "Chúng tôi xác định tinh thần chủ động, chủ động về phương tiện, hậu cần. Anh em trong đoàn cũng có kinh nghiệm rồi. Tôi là 1 trong 24 thành viên của đoàn; tôi rất tự vào vì đã có đóng góp, giúp đỡ người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Vì nhiệm vụ, chúng tôi đã cố gắng hết sức"
Đại úy Vũ Duy Hưng, cán bộ Trung tâm Huấn luyện và ứng phó về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Bộ Công an: "Chúng tôi đi, chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Mặc dù điều kiện rất khó khăn, hiện trường khối lượng bê tông rất lớn. Hầu như chỉ có lực lượng cứu hộ, dân tị nạn và một số người dân tìm kiếm người thân họ ở lại thôi. Dù khó khăn đến mấy chúng tôi cũng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ."
Nỗ lực hơn 200% là chia sẻ của nhiều cán bộ chiến sĩ khi nói với chúng tôi về tinh thần chiến đấu không mệt mỏi, sự quyết tâm của đoàn công tác trong hơn 10 ngày ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh công tác tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ, Đoàn cũng đã thăm hỏi, tặng quà, động viên tinh thần người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi động đất, trong đó có một số gia đình người Việt Nam. Đặc biệt, đoàn còn trao tặng gần 2 tấn thiết bị y tế do Bộ Công an Việt Nam hỗ trợ Cơ quan điều phối quốc gia (AFAD) và Sở Y tế TP Adiyaman. Đó là các loại thuốc cấp cứu thiết yếu, vật tư y tế, lều trại dùng trong dã chiến; các phương tiện, hóa chất phòng chống dịch và thiết bị y tế sử dụng trong tình huống cấp cứu thảm họa. Nhận được sự viện trợ rất kịp thời của đoàn, Phó Giám đốc cơ quan AFAD tại Adiyaman, ông Isamail Sahin cùng lực lượng chức năng nước này đã gửi lời cảm ơn sâu sắc về sự giúp đỡ của Bộ Công an, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
"Rất cám ơn đoàn công tác của Công an Việt Nam đã đến giúp đỡ. Chúng tôi rất cảm động. Nếu chẳng may Việt Nam có động đất thì chúng tôi cũng rất sẵn sàng cử người đến hỗ trợ các bạn"
Thưa các bạn! Những cái ôm, những cái bắt tay rất chặt của bạn bè quốc tế, của người dân Thổ Nhĩ Kỳ chính là những lời cám ơn chân thành mà họ dành cho cán bộ, chiến sĩ công an Việt Nam. Việc nhanh chóng cử Đoàn công tác tham gia cứu nạn cứu hộ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện tinh thần hiệp đồng tác chiến, tính chuyên nghiệp, năng lực của Công an nhân dân Việt Nam trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Việt Nam nói chung, Bộ Công an nói riêng luôn sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề khó khăn, thách thức nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định vì sự hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Đây chính là chính sách đối ngoại nhất quán và tầm nhìn chiến lược của Bộ Công an những năm gần đây. Vấn đề này sẽ được chúng tôi tiếp tục phân tích trong chương trình ngày mai.
(ANTV) - Nhằm tôn vinh truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ Công an phát động Cuộc vận động sáng tác truyện ngắn và ký với chủ đề “Công an nhân dân - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.
(ANTV) - Những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ thông tin, tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài gia tăng hoạt động tại Việt Nam với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự.
(ANTV) - Quy trình đăng ký xe tại Công an xã Hà Hồi không chỉ được triển khai bài bản mà còn được thiết kế với mục tiêu rõ ràng: rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu thủ tục rườm rà và đặt trải nghiệm của người dân làm trung tâm.
(ANTV) - Trong bối cảnh tình hình an ninh trật tự ngày càng phức tạp, việc phát triển lực lượng an ninh cơ sở đóng vai trò quan trọng trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tại phường Trung Văn, Hà Nội, công tác này đã và đang được triển khai mạnh mẽ, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho người dân.
(ANTV) - Bắt đầu từ ngày 1/3, việc cấp, đổi giấy phép lái xe được chuyển giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.
(ANTV) - Từ ngày 01/03/2025, Bộ Công an chính thức tiếp quản công tác quản lý nhà nước về cai nghiện và quản lý sau cai từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự thay đổi này đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác đấu tranh với tệ nạn ma túy.
(ANTV) - Những người thầy trong Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, đóng trên địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, vẫn ngày đêm lặng lẽ vượt lên mọi khó khăn, giúp bao mảnh đời lầm lỡ chót xà vào ma túy. Với họ, khi một học viên ra khỏi trung tâm, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là những bông hoa tri ân cho công việc thầm lặng của mình.
(ANTV) - Quảng cáo trực tuyến và livestream bán hàng đang là xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây. Thế nhưng, không phải người tiêu dùng nào cũng đủ kiến thức để nhận biết và chọn lựa cho mình những sản phẩm chính hãng.
(ANTV) - Hiện nay, tình trạng buôn bán thuốc giả trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử đang trở thành vấn nạn nhức nhối, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.
(ANTV) - Ngày 19/6/2024, Đại úy Nguyễn Thế Anh cùng 2 thành viên thuộc tổ công tác số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNMISS ở Nam Sudan. Gần 6 tháng sau, ngày 5/12, Đại úy Thế Anh chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng nhóm của đơn vị Trung tâm Tác chiến khẩn cấp và Hỗ trợ cơ sở dữ liệu 112 tại Phái bộ UNMISS. Việc Thế Anh trúng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm đã khẳng định năng lực vượt trội của các sĩ quan công an Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình, trong việc hỗ trợ Nam Sudan xây dựng một hệ thống ứng phó khẩn cấp đáng tin cậy. Từ Nam Sudan, Đại úy Nguyễn Thế Anh đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình trong những ngày đầu tiên của năm mới.