Thứ Ba, 22/04/2025 11:21 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

“Từ mẫu” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cứu chữa thương binh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi lúc đó đất nước ra còn nghèo, thuốc men, dụng cụ y thuật vô cùng thiếu thốn, trình độ y bác sỹ còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, bằng lương tâm và trách nhiệm với đồng đội, y bác sỹ chúng tôi đã làm hết sức mình để cứu chữa thương binh. Đó là lời tâm sự của ông Vũ Ngọc Bích người Hải Phòng, là quân y sỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Vắt xanh-nỗi khiếp đảm của nữ dân công

Kỷ niệm đọng lại trong ông sâu sắc nhất đó là thời kỳ đầu của chiến dịch. Lúc đó, ông phụ trách 2 trạm đón tiếp thương bệnh binh của thanh niên xung phong đang làm đường và bộ đội hành quân lên chiến dịch, các đoàn dân công hỏa tuyến tại đèo Lũng Lô, Quang Huy và Hát Lót. Ở đây có 2 câu chuyện làm ông ấn tượng mãi.

Một ngày, địch đánh hơi thấy quân ta mở đường hành quân… nên chúng ngày đêm dùng máy bay, thả bom phá đường, rải bom nổ chậm làm tắc đường. Các đơn vị ta đã có lúc khó khăn trong tiếp tế gạo, có nơi đã phải ăn cháo, thậm chí cháo loãng cũng chia nhau. Vì vậy, các chị dân công, thanh niên xung phong thường quan hệ với đồng bào là người Mông để mua gạo, xin thực phẩm. Thấy chúng tôi thiếu ăn, nhân mua được bánh chưng của đồng bào, các chị đã san sẻ cho chúng tôi 4 chiếc.

Lúc đầu, trông thấy bánh, ai nấy rất phấn khởi, háo hức chia nhau, bóc liền để năn… Chao ôi! Chỗ này, thấy anh em rộ lên vì là nhân gạo rang. Đói nên vẫn ăn, chỗ kia cũng ồ lên mà chẳng ai ăn… thì ra nhân cá khô. Nó nặng mùi, tanh… nhưng đói, vẫn có anh gặm, gặm tí bìa… Song đáng sợ nhất, chỗ kia bóc ra, nhân bên trong là một con ngóe… Đến nước này đến chết cũng đành chịu.

Ở một nhóm dân công-nhất là dân công nữ thường nhiều, mà chị em kín đáo, e lệ. Chị em ngại ngần nhất chuyện vắt-con vắt.

Rừng cây đều thường có vắt. Rừng nứa, giang lại càng nhiều mà lại là vắt xanh, loại dễ sợ nhất, nó nhỏ, biết nhảy, lao tới người một khi đánh hơi được. Lại rất khôn khéo luồn qua áo quần, nhất là những nơi chỉ có một khe nhỏ-một miếng nụ vá rách… để chui vào; đặc biệt khi đã vào đến da người, nó không tham ăn mà châm vòi hút máu ngay, nhè nhẹ, êm êm không hề biết gì dù nơi da nhạy cảm nhất. Nằm im đó, hút cho no, căng phồng toàn thân hết cỡ, vẫn không nhả để rơi ra đâu, mà nó còn nằm đó tiêu hóa, tiếp tục hút máu bổ sung.

Vắt-nhất là vắt xanh, nước dãi của nó làm máu ta không đông được. Con trai thấy máu thấm ra ngoài, các anh biết ngay và có khi còn bắt nó để trêu chọc nhau. Còn chị em, có khi máu ướt đẫm cả quần lót mới biết. Mà có phải chị em nào cũng có gan bắt vắt bằng tay đâu. Một chị, chúng tôi phải động viên ghê gớm, thậm chí phải gắt lên, dọa bằng nghề y, lại tổ chức như một buồng đỡ đẻ, có vài chị em chứng kiến mới chịu cho tôi bắt con vắt nằm sâu trong âm đạo. Bắt xong, lại phải rửa ráy cho hết rãi vắt, rồi phải chờ xem máu đã cầm chưa mới xong. Đã có chị phải nhét chặt bông, để bông chèn vào mạch máu và thấm rãi vắt… lúc đó mới cầm máu.

Ông Vũ Ngọc Bích.

Cấp cứu thương binh tại tiền phương

Tại trạm cấp cứu tiền phương, cách mặt trận độ vài cây số, có hầm để thao tác cấp cứu cần thiết nhất rồi nhanh chóng đưa thương binh về tuyến sau. Tôi là đội phó nên hay trực tiếp xử lý các ca nguy hiểm nhất.

Một thương binh chuyển đến bị hai vết thương do mảnh pháo địch. Một ở bên cổ phải và một ở bên đùi trái. Trên bàn mổ chỉ bằng nứa ghép, tôi xử lý vết nguy hiểm nhất là ở cổ. Mảnh đạn cắm sâu, tôi không ngờ nó cắm tới động mạch cảnh. Nhờ có sự phòng xa, khi tôi vừa lấy được mảnh đạn ra, thì máu từ vết thương phun lên thành tia, lên mặt vào cả mắt tôi. Nhanh tay, tôi ấn chặt và lấy panh lựa thế kẹp lại để cầm máu và thao tác cần thiết trước khi chuyển thương binh về tuyến sau.

Một đợt khác, gặp 3 thương binh nặng chuyển đến. Đồng chí bị thương rách ổ bụng. Ruột non và cả ruột già trào cả ra ngoài thành một đống. Tôi cố gắng đưa hết ruột già vào, còn ruột non không thể vào hết. Tôi chọn và vệ sinh vô trùng một cái bát úp lên hết số ruột lộ ra, rồi quấn băng cố định bát lại. Tiếp tục cho chuyển về tuyến sau.

Một đồng chí khác bị thương vỡ hộp sọ. Một phần óc lòi ra ngoài. Trường hợp này không được can thiệp. Tôi dùng chén vô trùng úp lấy chỗ óc lòi ra rồi cố định chén cho chặt, không được để chén di chuyển và chuyển về phía sau.

Một đồng chí nữa bị bỏng bom na-pan đến 50%. Cả hai mắt đồng chí sưng tít lại. Tôi cố gắng giám sát tình hình bị thương ở đôi mắt, làm một số công việc ở những chỗ đã bị cháy bỏng dính với quần áo, tiêm thuốc cần thiết rồi cũng đưa đồng chí về tuyến sau.

Cả 3 đồng chí trên đều xưng tên và nhờ tôi viết thư về gia đình. Nhưng hầm tôi ở bị bom sập nên bị mất cả. Chỉ còn nhớ, tỉnh của các đồng chí trên lần lượt là: Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Đông. May năm 1955, tôi được về Hà Đông tham gia lớp học nghiệp vụ. Lúc đó còn nhớ ở Hà Đông là đồng chí Thái. Qua nhiều câu chuyện lân la và gặp được gia đình đồng chí Thái, lúc đó tôi mới biết đồng chí Thái đã hi sinh. Tôi vẫn áo ước, nếu 2 đồng chí còn lại, nay ở đâu, nếu còn sống xin được báo tin qua Báo Quân đội nhân dân

Cái nạn bộ đội, dân công… trong chiến dịch bị bụng chướng to, bí đại tiện… rất nhiều. Sau khí khám bệnh, tìm hiểu tới mức như điều tra… mới biết: Hầu hết do trong thời gian dài, trong suất ăn, không có rau, hành quân hoặc đào công sự… mồ hôi ra nhiều trong khi nước uống có khi lại thiếu. Không thiếu khi quân y phải bóp bụng, dùng ngón tay “moi phân ra” cho anh em. Có lẽ, không người lính nào trong chiến dịch Điện Biên Phủ không nói tới thèm rau.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Công an nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Công an nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Chính trị 22/04/2025

(ANTV) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã có bài viết với tựa đề: “Công an nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Truyền hình CAND xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

WHO cảnh báo hậu quả từ việc Mỹ giảm viện trợ nước ngoài

WHO cảnh báo hậu quả từ việc Mỹ giảm viện trợ nước ngoài

Thế giới 22/04/2025

(ANTV) - Việc Mỹ cắt giảm viện trợ nước ngoài đang làm gia tăng áp lực đối với các cuộc khủng hoảng nhân đạo vốn đã rất trầm trọng trên thế giới. Giới chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh cơ quan này đang đối mặt với nguy cơ phải giảm 20% ngân sách, kéo theo thu hẹp phạm vi bao phủ và số lượng nhân viên.

Giải pháp chuyển đổi du lịch xanh

Giải pháp chuyển đổi du lịch xanh

Kinh tế 22/04/2025

(ANTV) - Để ngành du lịch phát triển bền vững trong tương lai, chuyển đổi xanh đang được xem là một giải pháp cấp thiết – không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Xu hướng này không còn là lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu tất yếu trong chiến lược phát triển của nhiều địa phương và doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên, hành trình "xanh hoá" du lịch ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức: từ chính sách, hạ tầng đến nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp. Cơ hội có, nhưng đi kèm là những bài toán cần lời giải.

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cần phát huy tinh thần đại thắng mùa Xuân 1975

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cần phát huy tinh thần đại thắng mùa Xuân 1975

Chính trị 22/04/2025

(ANTV) - Chiều 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã có cuộc gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, điệp báo, biệt động Sài Gòn, du kích, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng

Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng

Xã hội 22/04/2025

(ANTV) - Ngày 21/4, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Trung ương đã tới dự ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Thế giới bày tỏ tiếc thương Đức Giáo hoàng Francis

Thế giới bày tỏ tiếc thương Đức Giáo hoàng Francis

Thế giới 22/04/2025

(ANTV) - Tòa thánh Vatican thông báo, Giáo hoàng Francis, nhà lãnh đạo Mỹ Latinh đầu tiên của Giáo hội Công giáo, đã qua đời ở tuổi 88 sau thời gian điều trị viêm phổi nghiêm trọng. Sự ra đi của Giáo hoàng Francis - biểu tượng của lòng nhân ái và hòa bình - để lại niềm thương tiếc sâu sắc trong lòng nhiều người dân trên khắp thế giới. Từ châu Á đến châu Âu, châu Đại dương… các nhà lãnh đạo thế giới bày tỏ sự tiếc thương và gửi lời chia buồn trước sự ra đi của Đức Giáo hoàng.

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Điểm tin 22/04/2025

(ANTV) - Báo Công an Nhân dân dẫn lời Tổng Bí thư Tô Lâm: việc sáp nhập tỉnh không chỉ đơn thuần là “2 + 2 = 4” mà phải tạo ra động lực mới, khai mở tiềm năng và mở rộng không gian phát triển — tức “2 + 2 phải lớn hơn 4.”

Xem thêm