(ANTV) - Tại một số bản vùng cao, vùng sâu trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán, hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, trên địa bàn huyện vẫn còn tình trạng bất bình đẳng giới như: Tư tưởng trọng nam khinh nữ, một bộ phận phụ nữ không được học nghề, không tham gia công tác xã hội; tình trạng bỏ học của nữa giới vẫn còn cao, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn xảy ra. Trước tình hình trên rất cần sự quan tâm của cả hệ thống chính trị nơi đây để giúp người phụ nữ có cái nhìn xa hơn, hủ tục lạc hậu đựợc xoá bỏ.
Huyện Sốp Cộp được chia tách từ huyện Sông Mã vào tháng 1/2004, thành lập huyện mới được gần 20 năm và do nằm cách xa trung tâm thành phố, đường xá đi lại khó khăn nên đời sống kinh tế của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn.
Huyện biên giới Sốp Cộp, có 8 xã, 23 bản,đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 96,7%, có 7 dân tộc anh em cùng chung sống (Thái, Mông, Lào, Khơ Mú, Kinh, Tày, Mường). Bà con nơi đây có trình độ dân trí không đồng đều, địa phương còn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhưng những năm qua, nhờ thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách về giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số như Chương trình 135, Chương trình 30a… bộ mặt nông thôn nơi đây đã có nhiều khởi sắc.
Tại các xã vùng xâu, xa của Sơn La nói chung, ở huyện Sốp Cộp nói riêng một số bộ phận người dân có trình độ nhận thức không đồng đều, nhiều nơi, nhiều người vẫn còn nhiều nặng nề quan điểm phải sinh được con trai để “nối dõi tông đường”. Chính từ quan niệm này dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính. Nam giới đến tuổi kết hôn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời.
Những năm qua, mặc dù đã thực hiện các giải pháp về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình, song tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên và tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện Sốp Cộp vẫn còn khá cao.
Xã Mường Lạn cách trung tâm huyện Sốp Cộp khoảng 40k đường xá đi lại khó khăn, và 100% bà con là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, và trong quan niệm của người đồng bào nơi đây là gia đình phải có con trai để nối dõi, tự tưởng đó đã ăn sâu vào nhiều thế hệ.
Ở một số vùng cao phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình, nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ. Thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ. Chỉ vì không có tiếng nói trong gia đình mà nhiều em gái ở các trường học trên địa bàn huyện Sốp Cộp 13, 14 tuổi đã bỏ học về lấy chồng.
Trường PTDTBT THCS (phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở) Mường Lạn, là một trong 9 trường học trên địa bàn huyện Sốp Cộp có số học sinh bỏ học cao nhất năm học 2022- 2023. Em Sùng Thị Dênh là học sinh lớp 8 của trường, trong năm học vừa qua em đã phải bỏ học giữa chừng để lấy chồng.
Em Sùng Thị Dênh trong 7 năm học vừa qua năm nào em cũng đạt học sinh tiến tiến. Em là cô gái được sinh ra trong gia đình đồng bào dân tộc Mông. Mà phong tực tập quán cảu bà con đồng bào Mông nơi đây con cái thường lấy chồng lấy vợ sớm 14, 15 tuổi đã lập gia đình, nên Dênh cũng thế.
Khi lấy chồng về thì mọi công việc sinh hoạt trong gia đình nhà chồng thì đều đến tay Dênh. Nhìn người con gái có dáng người nhỏ nhắn nhưng chân tay em nhăn thăn thoát, không lúc nào ngơi nghỉ.
Trên khuôn mặt của em giờ đây không còn nét vui tươi, lúc nào cũng phảng phất nỗi buồn, nỗi buồn mang tên cuộc sống.
Giảm thiểu tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, và tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn cần có sự chung tay của các tổ chức, cộng đồng và chính quyền địa phương, mà trong các Chiến sĩ Công an huyện Sốp Cộp luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền vận động bà con. Dù địa bàn huyện Sốp Cộp đường đi đến các bản các xã còn khó khăn có nơi còn không có đường bộ, nhưng cán bộ chiến sỹ Công an nơi đây không quản ngại khó khăn vấy vả để đến với bà con dân bản.
Các chiến sĩ Công an huyện Sốp Cộp luôn thực hiện phương châm “bám bản, bám địa bàn”, tiếp xúc, tranh thủ uy tín của các già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ, người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số để tuyên truyền, vận động bà con sinh đẻ có kế hoạc, không sinh nhiều con, dẫn đến kinh tế khó khăn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế gia đình và an ninh trật tự tại địa phương.
Để những người phụ nữ, trẻ em nơi đây nhận thức rõ được chính mình đang là nạn nhân của tư tưởng bất bình đẳng giới. Và cho họ nhận thức rõ được những vấn đề đang nổi cộm ở địa phương ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự như trọng nam khinh nữ, bạo lực gia đình, tảo hôn, xâm hại tình dục trẻ em, buôn bán phụ nữ/trẻ em gái, thì các chiến sĩ Công an huyện Sốp Cộp luôn 3 cùng với bà con cùng ăn, cùng ở, cùng lao động.
Để hướng tới một xã hội bình đẳng, nơi phụ nữ và trẻ em gái được đối xử công bằng và được trao quyền, cơ hội phát triển như nam giới cần thực hiện mạnh mẽ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm vào việc cải thiện vấn đề bình đẳng giới, nâng cao địa vị phụ nữ trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng "trọng nam khinh nữ"; xây dựng và ban hành các hệ thống an sinh xã hội, đề án phúc lợi kinh tế có chú trọng đến đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái.
(ANTV) - Để tạo điều kiện cho người nước ngoài sinh sống, lao động, học tập tại Việt Nam, Bộ Công an mở đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp định danh điện tử cho người nước ngoài. Thời gian thực hiện từ ngày 1/7 đến hết ngày 19/8/2025. Việc cấp tài khoản định danh điện tử giúp người nước ngoài dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, giảm thiểu thời gian, giấy tờ và tiếp xúc trực tiếp, đồng thời đảm bảo tính xác thực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
(ANTV) - Có hàng nghìn người Australia đang phải gánh vác trách nhiệm khó khăn, vừa nuôi dạy con cái vừa chăm sóc cha mẹ già, trong khi vẫn duy trì công việc được trả lương. Được mệnh danh là "thế hệ kẹp giữa", số lượng những người như thế đang gia tăng, tạo ra vấn đề cho cả cá nhân và gia đình họ.
(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tạm giữ đối với Trương Văn Sịl (SN 1995) để điều tra về hành vi 'Giết người'.
(ANTV) - Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trong một động thái quyết liệt nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua gói ngân sách bổ sung khổng lồ trị giá 31,8 nghìn tỷ won (tương đương 23,3 tỷ USD), tập trung vào việc hỗ trợ trực tiếp người dân thông qua chương trình phát tiền mặt toàn diện. Đây là chương trình hỗ trợ đầu tiên dưới thời Tổng thống Lee Jae Myung.
(ANTV) - Những tháng đầu năm 2025, cùng với sự tham mưu hiệu quả cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và triển khai nghiêm túc các chủ trương của Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an tỉnh Khánh Hòa đã đạt được nhiều kết quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về trật tự xã hội, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
(ANTV) - Phần lớn khu vực miền Trung bang Texas (Mỹ) đã chứng kiến lượng mưa lớn chỉ trong vài giờ ngày 4/7, khiến mực nước các con sông dâng cao nhanh chóng và dẫn tới các trận lũ quét kinh hoàng. Giới chức địa phương cho biết tới nay đã có ít nhất 32 người bao gồm 14 trẻ em chết do lũ quét.
(ANTV) - Lợi dụng sắp xếp đơn vị hành chính, nhiều đối tượng mạo danh cơ quan quản lý nhà nước gọi điện hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo có chứa mã độc nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ngày 5/7, Bộ Công an phát đi cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo, lợi dụng việc sắp xếp đơn vị hành chính.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/7 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như không có ý định chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine. Ông tiếp tục bày tỏ thất vọng với cuộc điện đàm diễn ra mới đây với người đồng cấp Nga, đồng thời hé lộ khả năng cung cấp hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine.
(ANTV) - Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty vừa có một loạt các cuộc điện đàm trong 2 ngày qua, nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực và quốc tế để giảm leo thang căng thẳng và ổn định tình hình ở Trung Đông.
(ANTV) - Theo báo cáo của Liên hợp quốc, số lượng trẻ em phải chịu đựng những hành vi bạo lực ở các khu vực xung đột đã đạt mức kỷ lục vào năm 2024, với số vụ việc được ghi nhận tăng tới 25%. Do đó, LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ trẻ em và các bên trong xung đột "ngay lập tức chấm dứt chiến tranh chống lại trẻ em".