Thứ Bảy, 04/05/2024 09:24 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Có nhất thiết Bộ GD&ĐT phải viết một bộ sách giáo khoa?

(ANTV) - Tôi có theo dõi chương trình trao đổi của các đại biểu Quốc hội tại các phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK). Là người đã tham gia nhiều lần biên soạn CT và SGK, tôi ngạc nhiên trước một vài ý kiến cho rằng: Bộ GD&ĐT có vẻ đã chưa làm tròn trách nhiệm quản lý nhà nước khi không thực hiện biên soạn một bộ SGK của Bộ. Nhà nước xã hội hóa để các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK, nhưng Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo…

Tôi hiểu Nhà nước ở đây là Chính phủ, cụ thể là Bộ GD&ĐT. Tôi cũng hiểu ý kiến nêu như thế là để yêu cầu Bộ GD&ĐT đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK theo ngân sách nhà nước. Nghĩa là Bộ GD&ĐT phải biên soạn một bộ SGK của Bộ thì mới thể hiện đúng vai trò chủ đạo trong quản lý nhà nước.                  

Vì sao Bộ GD&ĐT không nên biên soạn thêm một bộ SGK nữa thì đã có nhiều đại biểu Quốc hội, nhiều người, nhiều tờ báo lên tiếng, đã nêu đầy đủ các lí do rất thuyết phục. Ở đây, tôi chỉ xin làm rõ, trong việc biên soạn CT và SGK, có phải Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm hay không?

Bộ GD&ĐT thực hiện vai trò quản lý nhà nước

Trong Luật Giáo dục 2019, chương VIII đã nêu rất rõ yêu cầu Quản lý nhà nước của Bộ về CT và SGK. Cụ thể Bộ GD&ĐT: “Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.” ( Mục 4. Điều 104)

Như thế, đối chiếu với quy định vừa nêu của Luật Giáo dục, có thể thấy ít nhất hai điểm:

Thứ nhất, về quản lý nhà nước, Luật Giáo dục không hề quy định Bộ GD&ĐT phải đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK. 

Thứ hai, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã thực hiện rất đầy đủ các yêu cầu về quản lý nhà nước nêu ở mục 4. Từ tổ chức biên soạn, thẩm định CT giáo dục phổ thông 2018 đến việc, quy định các yêu cầu về biên soạn SGK và các tiêu chí đánh giá SGK (Thông tư 33) hết sức chặt chẽ.

Trong lần đổi mới này, CT giáo dục mới là yếu tố pháp lý quan trọng nhất, mang tính pháp lệnh, SGK chỉ là các học liệu. 

Vai trò quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT được thể hiện ở các nội dung như:

Chủ trì xây dựng CT, thẩm định và ban hành, thực hiện triển khai CT là quan trọng nhất. Đó chính là việc Bộ đã giữ vai trò chủ động, chủ đạo trong quản lý nhà nước về CT;

Bộ GD&ĐT phối hợp các địa phương tổ chức lựa chọn SGK; phối hợp với các địa phương biên soạn, thẩm định và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương; chuẩn bị thiết bị dạy học. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ GD&ĐT phối hợp với các địa phương hướng dẫn thực hiện CT và SGK mới. Bộ trưởng ban hành các văn bản triển khai CT giáo dục, triển khai việc đổi mới việc dạy học và kiểm tra đánh giá trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của CT 2018; hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện CT 2018 linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục.

Có nhất thiết Bộ GD&ĐT phải viết một bộ SGK?

Tôi đã công tác trong ngành GD hơn 40 năm, trong đó có 30 năm tham gia biên soạn CT và SGK. Trải qua 3 lần đổi mới CT và SGK theo các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội... thực sự tôi thấy chưa lần nào việc biên soạn CT và SGK lại bài bản, kĩ càng và yêu cầu cao đến mức “khổ sở” như lần này. Không chỉ áp lực từ các yêu cầu và quy định của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cấp trên mà còn sự quan tâm, xem xét, góp ý của đông đảo các tầng lớp xã hội. 

Việc biên soạn CT và SGK theo Nghị quyết 88 của QH đã và đang diễn ra ngày càng ổn định và thuận lợi. Tất nhiên việc đổi mới CT và SGK vẫn còn có những vấn đề cần điều chỉnh, uốn nắn; cần sự góp ý... nhưng về căn bản CT và SGK 2018 đáp ứng được những yêu cầu quan trọng được nêu trong nghị quyết 29 của TW và Nghị quyết 88 của QH. 

Trong Nghị quyết 88 khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

Khi CT, SGK 2018 thực hiện đại trà, có ba bộ SGK đã được xã hội hóa thành công, có đủ SGK triển khai chương trình mới. Việc Bộ GD&ĐT không trực tiếp tổ chức biên soạn một bộ SGK cũng sẽ thuận lợi hơn cho việc phát triển xã hội hóa nội dung này, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các Nhà xuất bản. Chính vì vậy, Quốc hội đã có Nghị quyết 122/2020 cho phép bộ chỉ tổ chức biên soạn khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. 

Có thể nói, Bộ GD&ĐT vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng không thể nói Bộ đã chưa làm tròn trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về CT và SGK.

PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên chương trình môn Ngữ văn 2018)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Hạt vi nhựa - hiểm họa đối với sức khỏe con người

Hạt vi nhựa - hiểm họa đối với sức khỏe con người

Xã hội 04/05/2024

(ANTV) - 400 triệu tấn là số lượng rác thải nhựa đang được thải ra môi trường mỗi năm. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Đáng nói trong quá trình phân hủy, rác thải nhựa sẽ sản sinh ra các hạt vi nhựa, một thứ có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe con người. Nhiều nhà khoa học gọi đây là hiểm họa. Tuy nhiên, hiện nay chưa thật sự nhiều người dân biết hạt vi nhựa là gì, nó tồn tại ở đâu và tác hại như thế nào.

Tin tức nổi bật trên các báo số ra ngày hôm nay

Tin tức nổi bật trên các báo số ra ngày hôm nay

Điểm tin 04/05/2024

(ANTV) - Thủ tướng chỉ đạo thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng, hoạt động kinh doanh vàng; Áp lực tăng giá điện mùa nắng nóng; Kiên quyết không mua lại dự án BOT 'treo' do lỗi nhà đầu tư; Người dân đổ xô đưa phương tiện đi kiểm định sau dịp nghỉ lễ...Là những tin tức nổi bật trên các báo số ra ngày hôm nay.

Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội 04/05/2024

(ANTV) - Lễ kỷ niệm 70 năm Điện Biên Phủ là 2 sự kiện chính trị - văn hóa cấp quốc gia với quy mô đặc biệt lớn được tổ chức tại tỉnh Điện Biên. Với tính chất quan trọng của các sự kiện, việc bảo đảm an ninh an toàn các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được xác định là 1 trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của lực lượng CAND trong năm 2024.

Đánh giá công tác đầu tư mua sắm, trang thiết bị, kỹ thuật CAND

Đánh giá công tác đầu tư mua sắm, trang thiết bị, kỹ thuật CAND

Kinh tế 04/05/2024

(ANTV) - Ngày 3/5, tại Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Công an tổ chức Hội nghị đánh giá công tác đầu tư mua sắm, đảm bảo trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, quân trang và kho vận trong CAND. Dự và chủ trì có Trung tướng Lê Văn Tuyến - Thứ trưởng Bộ Công an. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo 19 Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Lực lượng công an căng mình chữa cháy rừng phòng hộ

Lực lượng công an căng mình chữa cháy rừng phòng hộ

Xã hội 04/05/2024

(ANTV) - Do thời tiết nắng nóng, khô hạn, nhiệt độ cao kết hợp với gió to, khoảng 400 ha rừng tràm sản xuất thuộc Sư đoàn 330, Quân khu 9 quản lý tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang những ngày vừa qua cháy lớn. Nơi tuyến lửa biên giới, cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Kiên Giang đã tích cực tham gia chữa cháy rừng, bất kể ngày đêm, bất chấp thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng trên đầu, lửa nóng dưới chân, họ vẫn chắc ý chí, vững tinh thần dập lửa.

Đưa những tiện ích Đề án 06 đến gần người dân, doanh nghiệp

Đưa những tiện ích Đề án 06 đến gần người dân, doanh nghiệp

Xã hội 03/05/2024

(ANTV) - Với tinh thần quyết tâm mong muốn xây dựng xã hội văn minh, đặt lợi ích người dân, doanh nghiệp lên hàng đầu, hiện nhiều địa phương trên cả nước đã mạnh dạn, chủ động nghiên cứu, đăng ký, triển khai mô hình điểm Đề án 06. Thực tiễn hiệu quả từ các mô hình ứng dụng chuyển đổi số từ đề án đã giúp người dân, doanh nghiệp ngày càng được thụ hưởng nhiều hơn thành quả mà đề án mang lại.

Xem thêm