(ANTV) - Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng việc Bộ GD-ĐT biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa có thể dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xoá bỏ xã hội hoá.
Sáng 24/10, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, chỉ ra một số nghi ngại về chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông. Theo bà Thúy, thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc “xã hội hoá việc biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học”, ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới, đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đầy đủ SGK của tất cả các môn học.
Tới nay, việc triển khai đổi mới đã thực hiện đến những lớp cuối cùng của cả ba cấp học và chưa xảy ra tình trạng thiếu sách. Số tiền các doanh nghiệp bỏ vào để làm SGK cũng đã lên tới 1.200 tỷ đồng.
Trước tình hình này, bà Thúy đặt ra vấn đề có cần thiết bỏ ra trên dưới 400 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để làm thêm một bộ SGK nữa hay không?
“Việc ra đời một bộ SGK “của Bộ” có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xoá bỏ xã hội hoá không? Có ảnh hưởng đến việc Chính phủ đang vận động các nước công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường không? Đó là những điều mà chúng ta cần cân nhắc”, bà Thúy nêu.
Theo bà Thúy, vì chưa lường trước được khả năng của tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK có đầy đủ, đảm bảo kịp thời SGK phục vụ cho đổi mới hay không nên bên cạnh việc xã hội hoá, Nghị quyết 88 của Quốc hội cũng yêu cầu: “Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn”.
Tuy nhiên, việc tổ chức biên soạn bộ SGK của Bộ GD-ĐT không thực hiện được do không huy động được đủ số lượng tác giả cần thiết. Bộ GD-ĐT đã kịp thời chuyển sang chỉ đạo việc biên soạn SGK theo hướng xã hội hóa, trả lại cho Ngân hàng Thế giới khoản tiền vay 16 triệu USD để làm bộ sách này
Qua xem xét báo cáo của Bộ GD-ĐT, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 122 quy định: “Khi thực hiện biên soạn SGK theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một SGK được thẩm định, phê duyệt thì không triển khai biên soạn SGK sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó”.
Tuy nhiên theo bà Thúy, tới nay, nếu Quốc hội lại yêu cầu Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK thì điều đó vừa gây lãng phí vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Vì thế, vào thời điểm này, bà Thúy cho rằng việc quyết định giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK “là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn”.
“Nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên và người dân không đồng tình với sự thay đổi này. Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK trước khi quyết định. Vì cái mới luôn là cái khó, ý kiến trái chiều không tránh khỏi”, bà Thúy nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cũng đề xuất cần thực hiện hết 1 chu kỳ (sau năm học 2024-2025), sau đó tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình SGK, giáo dục phổ thông, lúc bấy giờ điều chỉnh sẽ phù hợp và thuyết phục hơn.
Theo Báo VietNamNet
(ANTV) - Một vụ tai nạn giao thông liên hoàn không rõ người gây tai nạn trong ngày nghỉ lễ 30/4 vừa qua địa bàn thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã được các Phòng nghiệp vụ liên quan giải quyết nhanh chóng, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. Từ vụ việc trên tiếp tục khẳng định năng lực chuyên môn của năng lực kỹ thuật hình sự và tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả của các điều dưỡng tra viên đã góp phần bảo vệ cuộc sống bình an cho nhân dân.
(ANTV) - Nước trên các sông lớn ở Quảng Nam, Quảng Trị tiếp tục dâng cao, khiến hàng ngàn người đi sơ tán. Đặc biệt, một đập chứa nước ở xã Thái Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình bị vỡ. Hiện chính quyền địa phương báo động khẩn cấp nhiều xã ở phía hạ du.
(ANTV) - Sáng 13/6, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm, xem xét đơn kháng cáo xin giảm án phạt của bị cáo Trần Tùng (cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên); Nguyễn Văn Văn (cựu Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam); Lê Ngọc Tường (cựu Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam) và 8 bị cáo phạm tội trong giai đoạn 2 vụ án "Chuyến bay giải cứu".
(ANTV) - Sáng 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2026. Nhiều đại biểu Quốc hội thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác giám sát của Quốc hội trong năm qua, đồng thời đề nghị giám sát chặt chẽ các vấn đề nổi cộm thời gian qua như hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại.
(ANTV) - Sự ra đời Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị với định hướng về phát triển kinh tế tư nhân đã đặt nền tảng cho một bước ngoặt chính sách mới. Không chỉ cởi trói, tháo gỡ rào cản mà còn chủ động giao trọng trách lớn hơn cho khu vực này.
(ANTV) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.
(ANTV) - Tình trạng kinh doanh, quảng cáo mỹ phẩm đa dạng về chủng loại, xuất xứ diễn ra tràn làn trên mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử, thậm chí là tại các cửa hàng bán lẻ đang bị buông lỏng, khó kiểm soát, khiến người tiêu dùng dễ sập bẫy, mất tiền mà mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
(ANTV) - Những ngày qua, cư dân mạng (CDM) dành sự quan tâm và chia sẻ nhiều ý kiến xung quanh câu chuyện một cán bộ đội thuế tại tỉnh Thanh Hóa có hành vi thiếu chuẩn mực, xưng “mày – tao” với người dân. Câu chuyện văn hóa công vụ một lần nữa được nhắc đến với không ít băn khoăn từ CDM.
(ANTV) - Trên lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy, ngôi sao điện ảnh người Mỹ Tom Cruise từ lâu đã nổi tiếng với việc tự mình đảm trách các pha mạo hiểm khi đóng phim mà không cần tới diễn viên đóng thế. Mới đây ông đã lập một kỷ lục thế giới về số lần nhảy dù bốc cháy nhiều nhất trong quá trình quay phim.
(ANTV) - Nam Phi mới đây cũng đã có bước đi chủ động trong công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã. Nước này vừa ra lệnh cấm đánh bắt cá trong 10 năm ở các vùng xung quanh 6 địa điểm trọng yếu của loài chim cánh cụt châu Phi. Mục tiêu là bảo vệ loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng này.