(ANTV) - Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, những điều bà nêu ra hoặc chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chưa được giải đáp thỏa đáng.
Theo trả lời của Bộ GD&ĐT, nhà xuất bản đã báo cáo sai hoặc chính công ty không nắm chắc chi phí của mình bằng Bộ GD&ĐT.
Trả lời 18 dòng không có từ nào nhắc đến trách nhiệm của Bộ GD&ĐT
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng, đổi mới giáo dục là nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy được nhiều cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, trong đó có bà.
Từ trước đến nay, bà luôn tâm niệm: "Đại biểu Quốc hội không chỉ khơi ra vấn đề mà còn có trách nhiệm theo dõi, kiến nghị và đôn đốc để thực hiện cho được những giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đáp ứng yêu cầu của công việc và nguyện vọng chính đáng của cử tri".
Thế nhưng những điều bà nêu ra hay những vấn đề mà đại biểu này từng chất vấn Bộ trưởng nhưng chưa được giải đáp thỏa đáng.
Cụ thể, về trách nhiệm của Bộ GD&ĐT đối với những sai phạm phải xử lý hình sự ở Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN), trong văn bản trả lời, Bộ GD&ĐT dành tới 18 dòng để giải trình nhưng tuyệt nhiên không có câu nào cho biết cơ quan chủ quản (tức Bộ GD&ĐT) có trách nhiệm như thế nào trong việc "bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo không đúng và thiếu kiểm tra, thanh tra sâu sát".
Thứ hai, về thái độ của Bộ GD&ĐT và NXBGDVN đối với sai sót trong một số quyển sách giáo khoa (SGK) và khả năng thiếu SGK đầu năm học sắp tới, đại biểu Thúy cho rằng: "Thái độ của Bộ và các nhà xuất bản trong việc tiếp thu ý kiến phê bình mới là điều khiến cử tri lo lắng, dư luận không đồng tình.
Hiện nay, hầu hết các ý kiến phê bình, góp ý không được các Nhà xuất bản và Bộ GD&ĐT trả lời. Một số trường hợp được trả lời thì không đúng thực tế".
Cụ thể, văn bản trả lời của Bộ GD&ĐT khẳng định: "Việc sửa chữa sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên lớp 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã được thực hiện theo đúng Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT".
Tuy nhiên, theo đại biểu Thúy, quy trình sửa chữa này không đúng với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư số 33, cụ thể: "Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa thực hiện như quy trình biên soạn sách giáo khoa được quy định tại Khoản 1 Điều này trừ quy định về thực nghiệm sách giáo khoa.
Trường hợp phải tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa chỉnh sửa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định".
Bộ GD&ĐT trả lời "vênh" với Nhà xuất bản Giáo dục
Về khả năng thiếu SGK và Bộ GD&ĐT khẳng định nhà xuất bản không in SGK trước khi đấu thầu, đại biểu Thúy cho rằng, trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn không nêu căn cứ để đại biểu Quốc hội và cử tri yên tâm bởi hai lẽ.
Thứ nhất, khả năng NXBGDVN chậm có sách giáo khoa trước năm học mới là điều Bộ trưởng biết rất rõ.
Vì vậy, Thông báo số 612/TB-BGDĐT ngày 12/4/2023 về kết luận của Bộ trưởng tại buổi làm việc với NXBGDVN có đoạn: "Cân nhắc thời điểm đăng tải sách giáo khoa PDF trong trường hợp sách giấy chậm tiến độ, công bố rộng rãi để xã hội biết và đảm bảo người dùng dễ tiếp cận và dễ sử dụng".
Thứ hai, ngày 05/5/2023, NXBGDVN mới có công văn mời thầu in SGK các lớp 4, 8, 11 để nhập các kho sách ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ; ngày mở thầu là 21/5/2023.
Nếu thực hiện theo đúng quy định của Luật Đấu thầu thì việc kịp in sách trước năm học mới còn khó, chứ không nói là in kịp trước ngày 30/6/2023.
Ở quy trình lựa chọn SGK, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy chưa thỏa mãn với câu trả lời của Bộ GD&ĐT.
Theo đại biểu Thúy, khi tình trạng lựa chọn SGK thiếu khách quan diễn ra tràn lan, việc lựa chọn SGK lại quay về cơ chế chỉ có một bộ SGK cho một môn học ở địa phương, tức là triệt tiêu chủ trương "một chương trình - nhiều SGK" của Đảng và Nhà nước.
ĐB Kim Thúy khẳng định, bà có thông tin cụ thể được cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phản ánh về tình trạng thiếu dân chủ, khách quan trong lựa chọn SGK và sẽ cung cấp cho cơ quan bảo vệ pháp luật khi cần thiết.
Về chi phí của Công ty Phương Nam (thuộc NXBGDVN), trong vòng chưa đầy 2 năm đã chi gần 100 tỷ đồng để "phát triển thị trường và tập huấn", theo giải thích của Bộ GD&ĐT, chi phí phát triển thị trường của công ty này "năm 2020 là 29,7 tỉ đồng", "năm 2021 là 24, 2 tỉ đồng".
Bà Thúy phản bác điều này và cho rằng, tại bản thuyết minh Báo cáo tài chính của Công ty Phương Nam khẳng định: Trong 9 tháng đầu năm 2020 đã chi hơn 42 tỉ đồng và 9 tháng đầu năm 2021 đã chi gần 53,8 tỉ đồng để "phát triển thị trường và tập huấn".
"Như vậy, có thể hiểu là Công ty Phương Nam đã báo cáo sai hoặc chính công ty không nắm chắc chi phí của mình bằng Bộ GD&ĐT?", đại biểu Thúy đặt câu hỏi.
Trước đó, sáng 1/6, phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế, xã hội của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đã cảnh báo, nếu không kiên quyết phát hiện, xử lý những hiện tượng chạy chọt, đi đêm trong chọn sách giáo khoa "rồi có ngày hối không kịp, sẽ có những vụ "Việt Á" trong giáo dục.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã có văn bản trao đổi lại ý kiến của đại biểu Kim Thúy.
Bộ trưởng khẳng định, Bộ cùng các nhà xuất bản đã cầu thị, lắng nghe các ý kiến cử tri, ý kiến nhân dân và đại biểu Quốc hội để làm cho việc biên soạn, thẩm định và phát hành sách giáo khoa ngày càng được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục phổ thông.
Tại văn bản này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lần lượt trao đổi từng ý kiến được đại biểu Thúy nêu, trong đó có việc Công ty Phương Nam - một trong những công ty con của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, chỉ chưa đầy 2 năm đã chi gần 100 tỷ đồng để "phát triển thị trường và tập huấn".
Đại biểu đặt vấn đề, không rõ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thanh tra nội dung chi này chưa?.
(ANTV) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147 về Quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng, thay thế cho Nghị định 72/2013 và 27/2018, trong đó bổ sung các điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Theo đó, nhà cung cấp phải có hệ thống thiết bị kỹ thuật quản lý thời gian chơi trong ngày của người dưới 18 tuổi, không quá 60 phút đối với từng trò chơi, không quá 180 phút với tất cả các trò chơi mà doanh nghiệp cung cấp.
(ANTV) - Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác phòng ngừa, trong đó chú trọng tuyên truyền các quy định pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và đẩy mạnh công tác vận động, thu gom, nên tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã được kéo giảm đáng kể, góp phần bảo đảm ANTT tại địa phương.
(ANTV) - Những diễn biến trên thị trường đang ghi nhận: Nhà đầu tư không còn mặn mà với chứng khoán, chưa quay lại với bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp khiến tiền gửi ngân hàng tăng kỷ lục. Dẫu vậy, tín dụng vẫn tăng nhanh hơn huy động vốn, khiến nhiều ngân hàng mạnh tay nâng lãi suất huy động.
(ANTV) - Nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới bất động sản tại Việt Nam. Ngày 22/11 tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Môi giới bất động sản Việt Nam. Đây là cơ sở giúp thị trường bất động sản Việt Nam sẽ ngày càng minh bạch, công bằng, phát triển bền vững, đồng thời, củng cố niềm tin từ khách hàng và cộng đồng.
(ANTV) - Trên 450 sản phẩm thuộc các ngành hàng như hóa mỹ phẩm; thực phẩm; trang thiết bị nhà bếp đã được trưng bày tại Phòng trưng bày hàng thật, hàng giả của Tổng cục QLTT tại số 62 Tràng Tiền, Hà Nội. Đây là lần thứ 14 phòng trưng bày mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin và các dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả đối với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường hiện nay.
(ANTV) - Dự kiến sắp tới, đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu EC sẽ sang Việt Nam thanh tra lần thứ 5, về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (gọi tắt là IUU).
(ANTV) - Một đường dây nhập lậu, tiêu thụ chất N2O sai mục đích từ nước ngòai về Việt Nam với số lượng lên tới hàng nghìn tấn, phân phối xuyên Việt vừa được đội 3, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội bóc gỡ.
(ANTV) - Sau những đợt mưa lũ vừa qua, sông Kiến Giang đoạn chảy qua xã Trường Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) bị sạt lở nghiêm trọng khoảng 1,5km. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đe doạ cuộc sống của người dân địa phương, khiến người dân rất lo lắng.
(ANTV) - Với quan niệm “Con người không thể thay đổi được quá khứ nhưng có thể quyết định được tương lai”. Thời gian qua, lực lượng công an cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã cùng các ban, ngành, đoàn thể thực hiện quyết liệt công tác tái hòa nhập cộng đồng và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, giúp người từng phạm lỗi xóa bỏ mặc cảm, vươn lên sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tái phạm tội, đảm bảo an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở.
(ANTV) - Tại cuộc hội đàm với Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Malaysia Dato Hadiman và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia Datuk Seri Saifuddin Nasution Ismail, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, để thực hiện hiệu quả nội hàm của quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện” Việt Nam – Malaysia trên lĩnh vực an ninh, hai bên đã nhất trí tăng cường số lượng trao đổi đoàn các cấp; đẩy mạnh trao đổi thông tin trong phòng chống các loại tội phạm qua kênh song phương và đa phương như AMMTC/SOMTC, INTERPOL, ASEANAPOL.