
(ANTV) - Nếu đã từng đến Philippines, chắc ai cũng ấn tượng với jeepney - loại xe rất phổ biến với màu sắc sặc sỡ, bắt mắt. Jeepney không chỉ là phương tiện giao thông công cộng phổ biến, giá rẻ, mà còn là biểu tượng đặc trưng của "xứ sở nghìn đảo" trong suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, với việc sử dụng động cơ diesel gây phát thải cao, chính phủ Philippines đã có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn loại xe này vào cuối năm nay, thay thế bằng những chiếc xe buýt nhỏ hiện đại, chạy bằng điện và nhiên liệu sạch. Thế nhưng, đây vẫn đang là 1 bài toán nan giải, bởi những thách thức về tài chính và cơ sở hạ tầng.
Theo số liệu chính thức, Philippines hiện có 158.000 xe jeepney đang hoạt động, trong đó chỉ có chưa đầy 7.000 chiếc, tức khoảng 4%, là xe điện. Mới đây, để giải quyết vấn đề ô nhiễm cũng như tiến tới thực hiện các cam kết môi trường với thế giới, Philippines đặt ra thời hạn cuối năm nay để thay thế tất cả xe jeepney trên toàn quốc bằng xe buýt điện cỡ nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4, với mức giá khoảng 2,8 triệu pesos (1,2 tỷ đồng).
Tuy nhiên, chính sách đang vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân và giới tài xế. Lý do lớn nhất là vì chi phí chuyển đổi và thay thế quá cao. Nhiều tài xế xe jeepney cho hay họ không đủ khả năng chi trả, kể cả khi được chính phủ hỗ trợ về mặt tài chính. Và không có phương tiện đồng nghĩa với việc kế sinh nhai của họ cũng không còn.
Ông Benito Garcia, tài xế xe jeepney cho biết: "Việc hiện đại hóa sẽ tốt với những người có tiền và có thể hợp tác. Nhưng đối với chúng tôi, những tài xế và nhà điều hành xe jeepney, chúng tôi không thể có số tiền hơn 45.000 USD để mua một chiếc xe hiện đại hơn."
Chương trình hỗ trợ hiện đại hóa phương tiện cũng không nhận được sự ủng hộ. Cụ thể, các tài xế sẽ phải tham gia vào một hợp tác xã để có thể vay vốn từ các ngân hàng. Các hợp tác xã vận tải này sau đó sẽ hoạt động theo cơ chế chia sẻ lợi nhuận, một mô hình mà các tài xế cho rằng sẽ ăn vào thu nhập của họ, và khiến họ ngập trong nợ nần.
Tại Philippines, xe jeepney có giá cả phải chăng hơn taxi và là phương tiện di chuyển ưa thích, đặc biệt đối với những người nghèo sống tại khu vực hẻo lánh mà taxi không thể tiếp cận. Với mức giá dao động từ 150.000 - 250.000 pesos (khoảng 63 - 105 triệu đồng) một chiếc, xe jeepney truyền thống trở thành cứu cánh cho tầng lớp thu nhập thấp của quốc gia Đông Nam Á này.
Anh Jereck, tài xế xe jeepney cho biết: "Tôi đã phải tiết kiệm suốt 4 năm mới có thể mua được một chiếc xe jeepney. Tôi làm đủ nghề để kiếm tiền mua nó. Chúng tôi vừa có thể hồi phục phần nào sau đại dịch, thế mà bây giờ lại bảo thay đổi."
Ông Felix, tài xế xe jeepney cho biết: "Tôi phản đối kế hoạch này. Trước kia họ bảo chúng tôi nâng cấp xe đi, bây giờ lại bảo thay thế nó. Chúng tôi lấy đâu ra tiền để mua xe mới. Chúng đáng giá tới hàng chục nghìn USD."
Ông Danilo, tài xế xe jeepney cho biết: "Các tài xế và nhà điều hành xe jeepney nhỏ đều bị ảnh hưởng. Chúng tôi chỉ kiếm được 37-55 USD/ngày, số tiền không đủ cho mọi thứ. Nếu lái xe buýt nhỏ mới, chúng tôi sẽ phải trả 64 USD mỗi ngày, như thế không thể xoay xở được. Tôi năm nay đã 63 tuổi rồi, không đủ sức trả nợ nữa. Những nhà điều hành nhỏ muốn mua các xe buýt mới cho tuyến của họ cũng không dễ dàng. Chính sách này chỉ dành cho người giàu thôi."
Nhiều người cũng cho rằng việc ngừng sử dụng xe jeepney còn ảnh hưởng đến những người lao động phụ thuộc vào nó để kiếm sống, chẳng hạn như thợ sửa xe. Thay vì loại bỏ hoàn toàn, chính phủ nên giữ lại hình dáng và thiết kế cũ của xe jeepney và trang bị hệ thống động cơ hiện đại, thân thiện môi trường. Dĩ nhiên, giá thành cũng phải hợp lý.
Hồi tháng 3, Công đoàn vận tải Manibela với 15.000 thành viên, đã kêu gọi đình công để phản đối kế hoạch của chính phủ. Cuộc đình công rầm rộ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông, buộc chính quyền thủ đô Manila, thành phố Quezon - khu đô thị đông dân nhất cả nước và 1 số thành phố lớn khác phải yêu cầu các trường học và doanh nghiệp chuyển sang hoạt động trực tuyến.
Chị Navy Anne Fernandez, hành khách cho biết: "Việc bãi công ảnh hưởng lớn tới chúng tôi, đặc biệt là khi cố gắng tìm một chuyến xe để đến nơi làm việc. Điều này thực sự khó khăn, nhất là trong thời gian này... Về việc hiện đại hóa xe jeepney, quan điểm của tôi là ủng hộ. Đã đến lúc hiện đại hóa tất cả vì sự phát triển của đất nước chúng ta."
Không chỉ có vấn đề tài chính, cơ sở hạ tầng cũng là 1 thách thức, trong bối cảnh Philippines vẫn thiếu hệ thống trạm sạc xe điện đầy đủ và tiện nghi.
Theo Move As One Coalition, một nhóm xã hội dân sự thúc đẩy giao thông an toàn, chính phủ nên xem xét thử nghiệm chương trình chuyển đổi với từng chính quyền địa phương, để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Một số chuyên gia về giao thông cũng đề xuất Philippines nên cố gắng huy động tài chính từ các nước phát triển để thúc đẩy chương trình hiện đại hóa xe jeepney, bao gồm cả việc nâng mức trợ cấp cho các tài xế, lẫn đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
(ANTV) - Sáng nay 18/7, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Đồng chí Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
(ANTV) - Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và thi hành án hình sự tại cộng đồng 6 tháng đầu năm 2025, thống nhất phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chủ trì hội nghị.
(ANTV) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, sáng nay 18/7, Bộ Công an đã tổ chức Họp báo công bố kế hoạch, tổ chức Đại hội khỏe "Vì an ninh Tổ quốc" lần thứ IX và Hội thi điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân lần thứ 6. Một sự kiện thể thao, chính trị đặc biệt, thể hiện tinh thần rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ nhân dân của lực lượng công an.
(ANTV) - Từ ngày 1/7/2025, các địa phương trên cả nước bắt đầu áp dụng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và triển khai việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính. Để đảm bảo mô hình mới được vận hành thông suốt, không bị gián đoạn, ngắt quãng, cùng với tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng Công an cơ sở đã và đang khẩn trương triển khai các nhiệm vụ nhằm kịp thời giải quyết các thủ tục hành chính, với mục tiêu hướng đến sự hài lòng của người dân.
(ANTV) - Tại tỉnh Lào Cai, với quyết tâm chính trị cao nhất, hành động quyết liệt cùng với cách làm khoa học, ngay sau khi triển khai mô hình Công an địa phương 2 cấp, lực lượng Công an tỉnh đã khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm; công tác bảo đảm an ninh trật tự và xử lý các thủ tục hành chính để phục vụ nhân dân một cách tốt nhất.
Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 - kỳ thi hoàn tất một chu trình đổi mới theo Chương trình và sách giáo khoa mới, được các chuyên gia đánh giá tích cực, bảo đảm mục tiêu và định hình xu hướng mới về giáo dục phổ thông.
(ANTV) - Sáng 18/7, Phân viện Khoa học hình sự tại TP. HCM phối hợp cùng Cục Cảnh sát giao thông, Cục Hậu cần - Bộ Công an, tổ chức chương trình giao lưu thể thao chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Sáng 18/7, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Truyền hình CAND trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII:
Sáng ngày 18/7/2025, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
(ANTV) - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS) vừa hoàn thiện Dự thảo Đề án chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện, tập trung vào nhóm tài xế công nghệ và giao hàng.