(ANTV) - Để hiện thực hóa chủ trương xóa mù chữ, nhiều thầy cô giáo ở tỉnh Kon Tum đã vượt qua khó khăn, đã quyết tâm bám trường bám bản, ban ngày gắn bó với các em học sinh, buổi tối lên lớp dạy xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc, với mong muốn thắp lên ánh sáng tương lai bà con ở vùng sâu, vùng xa.
Xóa mù chữ là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực. Nhiều năm qua, các địa phương có người dân tộc thiểu số sinh sống đã luôn quan tâm, chú trọng tới công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
Và để hiện thực hóa chủ trương này, nhiều thầy cô giáo ở tỉnh Kon Tum đã vượt qua khó khăn, đã quyết tâm bám trường bám bản, ban ngày gắn bó với các em học sinh, buổi tối lên lớp dạy xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc, với mong muốn thắp lên ánh sáng tương lai bà con ở vùng sâu, vùng xa.
Khi bóng tối buông xuống nơi núi rừng, cũng là lúc ánh đèn ở các lớp học xóa mù chữ sáng lên. Những lớp học đặc biệt với học viên đặc biệt, vào thời gian đặc biệt đã dần quen đối với đồng bào dân tộc tại nhiều điểm trường ở huyện Kon Plông - một trong 3 huyện khó khăn nhất của tỉnh Kon Tum.
Ông Nguyễn Minh Cường, Trưởng Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết, Phòng Giáo dục đã phối hợp với xã và thị trấn, tuyên truyền vận động. Sau một thời gian theo dõi cái kết quả học tập thì thấy rằng anh chị học viên ở các lớp từng bước biết được cái con chữ, rồi đánh vần được, cũng như viết được các chữ số. Qua đó thấy rằng các học viên họ có hứng thú hơn trong vấn đề học tập. Hiện nay thì huyện đã mở được 9 lớp trên địa bàn của 9 xã thị trấn, kết quả hiện nay cũng đang rất là tích cực.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành là trường xa xôi và khó khăn nhất trên địa bàn huyện Kon Plông. Còn Kon Du là nơi xa nhất trong số các điểm trường thôn của trường này. Để bà con trong thôn và ở lân cận không phải đi xa, một lớp học xóa mù chữ đã được mở tại đây.
Ông Trần Thông, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum chia sẻ, đối tượng tham gia 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số và độ tuổi là từ 20-60 nằm trong cái khung đó, mà đa số là nằm trong bốn mấy tuổi là nhiều. Thành phần thì thứ nhất là bị mù chữ thành phần thứ hai là tái mù họ xin họ đi học lại. Bước đầu thì cũng rất là khả quan, hầu như các lớp có sĩ số khoảng 33 nhưng mà hôm nào ít nhất là cũng được 20 và đa số đi đủ 33. Đó là cũng bước đầu tạo động lực cho nhà trường cũng như là các học viên phấn khởi trong cái việc dạy và học.
Những bàn tay thô ráp, chai sần. Ban ngày vẫn cầm con dao, cái cuốc làm nương rẫy. Buổi tối đến lớp lại nắn nót tập viết từng nét chữ. Các học viên đều đã lớn tuổi và là lao động chính trong gia đình, nhưng vẫn kiên trì đến lớp với ao ước được biết đọc, biết viết.
Sống xa gia đình và một mình ở lại điểm trường thôn Kon Du xa xôi với người giáo viên này, đồng bào dân tộc ở đây cũng chính là người thân, cũng là gia đình. Tôi ở ngay tại điểm trường Kon Du này, bà con ở đây cũng rất là thân thiện. Tôi cũng mong muốn là giúp cho các ông bà cô chú biết được cái gì thì hay cái đó. Học viên ở đây thì khó khăn nhận dạng chữ, rồi cách viết. Họ làm nhiều nên viết tay nó cứng, không giống như những đứa trẻ còn dẻo tay. Thầy Y Quyn nói.
Năm học này huyện Kon Plông tiếp tục duy trì 4 lớp xóa mù chữ mức độ 1 đối với 128 người học theo chương trình học kỳ II và mở thêm 5 lớp với 125 học viên. Các học viên đều được nhận hỗ trợ theo quy định mỗi khóa học là 500 nghìn đồng và sách vở, đồ dùng học tập. Tuy nhiên chế độ cho giáo viên thì hiện chưa có.
Song với lòng yêu nghề, sự nhiệt tình và trách nhiệm, thầy Y Quyn cũng như các thầy, cô giáo nơi đại ngàn vẫn không ngừng góp sức giảm tỷ lệ người mù chữ, tái mù chữ, thu hẹp khoảng cách về trình độ dân trí, và góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây.
(ANTV) - Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bản đồ Tế bào Người đã tạo ra một bản đồ sơ bộ về hơn 37.000 tỷ tế bào ước tính làm nên cơ thể người. Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, hình ảnh bản đồ tế bào người ấn tượng đến mức có thể bị nhầm là tác phẩm nghệ thuật.
(ANTV) - Một chú chó lang thang đã bất ngờ trở nên nổi tiếng khi dũng cảm leo lên đỉnh kim tự tháp, và hiện đang trở thành tâm điểm thu hút thêm nhiều du khách đến tham quan quần thể kim tự tháp Giza nổi tiếng của Ai Cập. Câu chuyện của chú chó tên Apollo này không chỉ góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương, mà còn mang lại hy vọng về việc bảo vệ những con vật sống lang thang tại khu vực.
(ANTV) - Sau hơn một tuần xét xử, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án các bị cáo liên quan vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
(ANTV) - Với hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, Lê Chi Lăng, trú huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vừa bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Cà Mau khởi tố bị can, bắt tạm giam.
(ANTV) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đang lập hồ sơ xử lý nhiều đối tượng liên quan đến ma túy và tàng trữ hung khí thô sơ.
(ANTV) - Vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi bị truy tố; Bóc gỡ đường dây làm giả ‘thẻ ngành’ công an, quân đội để lừa đảo; Đà Nẵng: Xét xử nữ bị cáo che giấu người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép; Khánh Hoà: Đánh nhầm người, 15 đối tượng bị khởi tố; Vụ đi xe máy đầu trần cầm cờ diễu phố: Phạt cả học sinh và phụ huynh - là những tin tức ANTT nổi bật 24h qua.
(ANTV) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi: Một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc có tên “Comedian” (Diễn viên hài). Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
(ANTV) - Ngày 21/11, chính phủ Australia đã trình Quốc hội một dự luật nhằm cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, đồng thời đề xuất các mức phạt lên tới 32 triệu USD với các nền tảng mạng xã hội vi phạm có tính hệ thống.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây vừa thông báo kế hoạch xóa khoản nợ 4,7 tỷ đô la cho Ukraine, một phần trong nỗ lực giúp Kiev trước khi ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng. Đây là động thái nằm trong gói viện trợ tổng cộng 174 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ đã phê duyệt kể từ năm 2022 để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
(ANTV) - Châu Phi lâu nay vốn là một điểm trung chuyển ma túy lớn từ Nam Mỹ và nhiều khu vực khác vào Châu Âu, thế nhưng lục địa này lại đang có xu hướng trở thành thị trường tiêu thụ cocaine. Thứ chất cấm này đang dần phá hủy cuộc sống của người dân Kenya, khi quốc gia này đang ghi nhận tỉ lệ nghiện ma túy trên tổng dân số ngày một tăng.