(ANTV) - Chỉ còn hơn tháng nữa là học sinh bước vào niên học mới 2023 - 2024, nhưng nhiều địa phương chưa triển khai tốt việc lựa chọn sách giáo khoa, phụ huynh, học sinh chờ đợi trong lo lắng.
Phụ huynh mong muốn có thông tin sớm về sách giáo khoa lựa chọn để mua cho con. Học sinh cũng muốn có bộ sách để chuẩn bị cho việc học. Mỗi bộ sách giáo khoa có nội dung biên soạn khác nhau, xem xét trước là điều cần thiết, chưa kể còn thêm sự yên tâm cho học sinh bước vào một năm học mới.
Muốn có một bộ sách giáo khoa không đơn giản, trước hết là bước qua khâu hội đồng tuyển chọn, sau đó trình phê duyệt. Khi đã được duyệt, phải gửi danh mục, số lượng thống kê từng đầu sách để nhà xuất bản triển khai in ấn, phát hành.
Muốn in ấn không chỉ có số liệu của một địa phương, mà của các tỉnh thành. Chính vì vậy, một vài địa phương chậm gửi số lượng là ảnh hưởng đến sự vận hành của cả hệ thống. Chưa kể, giáo viên phải được tập huấn, hướng dẫn sử dụng bộ sách giáo khoa mới. Tập huấn kỹ lưỡng thì giáo viên mới giảng dạy đạt chất lượng chuyên môn cao, học sinh tiếp thu có hiệu quả. Muốn như vậy thì công tác này cũng phải được triển khai nghiêm túc, khoa học, không phải là qua loa cho xong việc.
Nhưng việc cung ứng sách giáo khoa đang bị chậm trễ. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam đã đưa ra kế hoạch phát hành sách trước ngày 15.6.2023, đến nay đã chậm hơn một tháng, từ nhà trường cho đến học sinh đang quá sốt ruột. Học sinh không phải muốn sớm có bộ sách mới để học thêm, học trước, mà để chủ động cho việc học tập.
Chậm do ai, phải có người chịu trách nhiệm và xử lý trách nhiệm. Cụ thể là Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo, sau đó là lãnh đạo địa phương. Việc tổ chức tuyển chọn bộ sách, phê duyệt là thẩm quyền của các vị này, không đổ cho ai khác. Chỉ chừng đó việc nhưng không hoàn thành, ảnh hưởng đến việc dạy và học của một địa phương, trách nhiệm đó không nhỏ.
Ngoài việc chậm trễ do thiếu trách nhiệm trong công việc, còn có dấu hiệu tiêu cực, lợi ích nhóm.
Trao đổi với Lao Động, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết, đã nhận được nhiều phản ánh rằng nhiều tổ chuyên môn, nhiều trường còn phải làm lại biên bản chọn sách cho phù hợp với ý kiến cấp trên. Có một địa phương tổ chức biên soạn bộ sách riêng, do đó chỉ chọn sách của mình, chặn đứng các bộ sách khác. Bộ GDĐT phải làm rõ có hay không sự việc như ĐBQH đã nêu và có câu trả lời rõ ràng cho dư luận.
Đừng xem sách giáo khoa như một món hàng đem lại lợi ích tiền bạc, mà là lợi ích cho việc giáo dục đào tạo của đất nước. Chỉ có như thế mọi việc mới nhanh chóng, thông suốt và đảm bảo chất lượng.
Theo Báo Lao Động
(ANTV) - Sáng mai 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tuyên án đối với 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Một diễn biến đáng chú ý: luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn, cho biết bị cáo Nguyễn Văn Hậu vừa được Tập đoàn Phúc Sơn nộp thay 768 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
(ANTV) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 182/2025 ngày 1/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2021 của Chính phủ, có hiệu lực từ cùng ngày 1/7/2025.
(ANTV) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa yêu cầu các địa phương hoàn thành việc xây dựng và ban hành bảng giá đất mới trước ngày 31/12/2025 để áp dụng từ 1/1/2026.
(ANTV) - Sáng 3/7, tại TP.HCM, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Argentina tổ chức Hội thảo “Cơ hội kinh doanh Argentina – Việt Nam”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chuyến công tác của Phái đoàn Quan chức và Kinh tế - Thương mại Argentina tới Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư song phương của hai quốc gia trong tình hình mới.
(ANTV) - Chỉ hai tháng sau khi Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, thị trường đã ghi nhận những tín hiệu tích cực. Riêng trong tháng 6/2025, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với hơn 24.000 doanh nghiệp, cao gấp hơn hai lần so với mức trung bình giai đoạn 2021– 2024.
(ANTV) - Trong những ngày đầu, sau khi vận hành bộ máy mới theo mô hình chính quyền 2 cấp, lực lượng Công an TP Đà Nẵng đã ghi nhận các chiến công đầu tiên trong công tác phòng chống tội phạm, được xác lập bởi lực lượng công an cơ sở. Một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy đã bị bắt giữ tại phường Điện Bàn Bắc, địa bàn mới được sáp nhập.
(ANTV) - Mưa lớn trên diện rộng kéo dài nhiều ngày qua đã gây thiệt hại nặng về giao thông, công trình phúc lợi và tài sản của người dân ở tỉnh Lai Châu.
(ANTV) - Sáng nay, khói lửa bốc lên từ xưởng gỗ rộng 2.000m2 ở xã Bình Hưng, TPHCM. Nhiều hộ dân phải sơ tán. Lực lượng Cảnh sát chữa cháy phải tiếp cận nhiều mũi tấn công để nỗ lực dập lửa.
(ANTV) - Quốc hội Hàn Quốc vừa phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
(ANTV) - Tình hình triển khai tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, việc thực hiện các thủ tục hành chính, vấn đề tăng trưởng tín dụng, kết quả đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Đây là những nội dung nổi bật được báo chí quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025 diễn ra vào chiều nay 03/7.