Thứ Bảy, 27/07/2024 06:44 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Vì sao cần thu thập, cập nhập 26 trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?

(ANTV) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 175 phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia, với quan điểm xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia trở thành một thành phần hạ tầng số quan trọng của Việt Nam. Trong đó, nền tảng gốc đầu tiên phải được bắt đầu từ việc xây dựng, tạo lập dữ liệu số.

Hiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu duy nhất được Chính phủ đầu tư với quy mô lớn từ cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm, công nghệ thông tin, và bảo đảm an ninh an toàn.

Đây cũng là cơ sở dữ liệu được kết nối liên thông, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin từ trung ương đến địa phương, và là nguồn dùng chung của cơ quan nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Luật CCCD 2014 mới chỉ quy định một số nhóm thông tin của công dân trong CSDLQG về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước, gây khó khăn nhất định khi triển khai Đề án 06, thực hiện chuyển đổi số quốc gia.

Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần phải bổ sung sửa đổi Luật, trong đó mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của người dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sự cần thiết thu thập, cập nhập trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Tại khoản 1 điều 37 Luật cư trú năm 2020, hiện có 18 nhóm thông tin của công dân được thu thập, cập nhập trong CSDLQG về dân cư, cơ sở dữ liệu CCCD.

Tuy nhiên nhằm đáp ứng các yêu cầu phục vụ cho việc ứng dụng tiện ích của thẻ căn cước, tài khoản định danh điện tử, kết nối, chia sẻ, chứng thực dữ liệu công dân và phân tích, thiết lập bản đồ số dân cư, tại điều 9 dự thảo Luật Căn cước, Bộ Công an đã đề xuất tăng thêm 8 nhóm thông tin của công dân cần phải thu thập, cập nhập.

Như vậy, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bao gồm 26 trường thông tin của công dân.

Nhóm máu – là một trong những nhóm thông tin được bổ sung mới trong dự thảo Luật Căn cước.

Thực tế, tại 1 số bệnh viện đã gặp những khó khăn nhất định về tình trạng thiếu máu, do nguồn bổ sung lượng máu dự trữ phần lớn phụ thuộc lớn vào việc tiếp nhận hiến máu tình nguyện.

Do vậy, nếu dữ liệu về nhóm máu của hơn 100 triệu dân cư Việt Nam được thu thập, cập nhập - thì đây sẽ là cơ sở quan trọng để góp phần giải quyết bài toán khan hiếm máu và hình thành chiến lược y tế cộng đồng.

Hiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã và đang được kết nối, chia sẻ với 15 Bộ, Ngành, 1 số doanh nghiệp và 63 địa phương

Việc khai thác sử dụng và truy xuất nguồn thông tin dữ liệu này đã tạo điều kiện cho các đơn vị cải cách hành chính, công dân không phải kê khai lại thông tin, dữ liệu ngay lập tức được đối sánh 1 cách chính xác. Qua đó rút ngắn thời gian giải quyết, giảm thời gian đi lại.

Tuy nhiên nếu thông tin trong cơ sở dữ liệu dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành của công dân không được thu thập, cập nhập đồng bộ kịp thời, thống nhất trong việc chuẩn hóa, sẽ dẫn tới những khó khăn nhất định trong kiểm tra, xác minh, giải quyết thủ tục hành chính.

Tăng hiệu quả về kinh tế trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Cùng với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin khác của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong dự thảo Luật căn cước, Bộ Công an cũng đã chỉnh lý, bổ sung quy định về mối quan hệ giữa CDSLQG về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm bảo đảm hiệu quả triển khai Đề án 06.

Trong đó bài toán về chi phí, đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ được tháo gỡ nếu như thông tin được khai thác từ CSDLQG về dân cư. Và như vậy cũng sẽ tăng tính hiệu quả về kinh tế.

Đơn cử như để khai thác thông tin về nhóm máu trong cơ sở dữ liệu về y tế, thì ngành Y tế cần phải đầu tư với chi phí lớn để xây dựng hạ tầng truyền dẫn, bảo mật, hệ thống vận hành, khi khai thác, kết nối tới các Bộ, ngành, địa phương.

Tuy nhiên điều này sẽ được giảm thiểu, nếu dữ liệu nhóm máu này được khai thác qua kênh của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Để đảm bảo tính khả thi, thuận lợi và tránh phiền hà cho người dân khi tiến hành thu thập, cập nhập 26 nhóm thông tin công dân vào CDSLQG về dân cư, trong dự thảo Luật, Bộ Công an cũng đã xác định rõ nguyên tắc thu thập.

Trong đó các cơ quan quản lý sẽ tiến hành kiểm tra, xác thực các nguồn cơ sở dữ liệu. Đồng thời phải được bảo đảm tuyệt đối an ninh an toàn, không để lộ lọt thông tin trong hệ thống CDSLQG về dân cư.

Hiện dự thảo Luật Căn cước đang được thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15. Trong đó các ý kiến đều thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật căn cước.

Việc cập nhập, bổ sung làm giàu dữ liệu, kết nối, khai thác và tạo ra các giá trị từ dữ liệu là cơ sở quan trọng phục vụ hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp.

Số hóa tất cả các dữ liệu là nền tảng cốt lõi để cụ thể hóa việc xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, công dân số. Và để số hóa dữ liệu thì các nhóm thông tin của công dân cần được thu thập, cập nhập, đồng bộ, làm sạch và chuẩn hóa trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Luật Căn cước là 1 trong những nền tảng tảng pháp lý quan trọng giúp người dân thay đổi thói quen tham gia giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, thay vì cách thức thủ công như trước đây.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện một kho hàng cất giấu số lượng lớn hàng hóa nghi giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Sau khi hạ nhiệt vào tháng 6, giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại khi mùa du lịch bước vào thời điểm sôi động. Ở nhiều chặng, giá vé tăng đến hơn 2 triệu đồng/vé, khiến không ít hành khách hủy vé, chuyển sang đi du lịch bằng phương tiện khác với điểm đến ngắn hơn.

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Trong thời gian gần đây, lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM đã liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bao gồm các mặt hàng nhập lậu và hàng giả. Các mặt hàng bị phát hiện thường là nước hoa, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, thuốc tân dược và thực phẩm chức năng, đều thiếu hóa đơn chứng từ và nguồn gốc xuất xứ.

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực làm mới, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng hóa các sự kiện định kỳ và thường xuyên để nâng cao trải nghiệm cho du khách. Trong đó, sản phẩm du lịch y tế được chú trọng đầu tư để từng bước hoàn thiện, nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chính trị 26/07/2024

(ANTV) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi là mất mát rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đến 12h ngày hôm nay 26/7 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Xem thêm