(ANTV) - Chiều 22/5, Bộ Công an có buổi làm việc với các đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân (CAND) dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi làm việc.
Dự buổi làm việc có các đồng chí: Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Trung tướng Trần Ngọc Khánh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; các đồng chí đại biểu Quốc hội trong lực lượng Công an; lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Công an...
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ cho biết, theo Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, có 4 dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội, trong đó có 2 dự án luật đồng thời được cho ý kiến và xem xét thông qua tại Kỳ họp gồm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; 2 dự án luật được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 gồm Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở.
Như vậy, Bộ Công an là đơn vị chủ trì soạn thảo nhiều dự án luật nhất được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 này. Nội dung những dự án luật tác động rất sâu, rộng đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng CAND và hầu hết các mặt của đời sống xã hội, được cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cử tri và các tầng lớp nhân dân quan tâm, theo dõi. Điều đó, đòi hỏi các đại biểu Quốc hội phải chuẩn bị hết sức kỹ càng các nội dung để giải trình những vấn đề liên quan để Quốc hội cho ý kiến và thông qua các dự án luật này được thuận lợi.
Tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới và các đại biểu đã trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan đến 04 dự án luật do Bộ Công an soạn thảo trình Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV; thảo luận những nội dung các đồng chí đại biểu Quốc hội trong CAND cần tập trung phát biểu ý kiến tại Kỳ họp…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ trân trọng cảm ơn, tiếp thu các ý kiến của các đại biểu; mong muốn các đồng chí đại biểu Quốc hội trong CAND phát huy vai trò “hạt nhân” tại các Đoàn đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến công tác công an (trong đó có 04 dự án luật trình Kỳ họp thứ 5), nhất là tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin để tạo sự đồng thuận trong các đại biểu Quốc hội; nắm bắt những ý kiến còn băn khoăn về những nội dung cụ thể để chủ động giải trình, cung cấp thông tin phản hồi phù hợp. Chủ động đăng ký phát biểu thảo luận tại Hội trường hoặc tại Tổ về 4 dự án luật nêu trên; nội dung phát biểu sắc, gọn, khẳng định rõ quan điểm để tạo dấu ấn lan tỏa.
Đối với các đơn vị tham mưu, đặc biệt là các đơn vị được giao soạn thảo các dự án luật do Bộ Công an chủ trì, đồng chí Thứ trưởng đề nghị cần chủ động nắm tình hình, kết nối thông tin, phối hợp chặt chẽ với các đại biểu Quốc hội trong CAND để kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu làm rõ các nội dung theo yêu cầu của các đại biểu Quốc hội.
Trình Quốc hội 4 dự án luật do Bộ Công an soạn thảo tại Kỳ họp thứ 5
Hai dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 là: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Hai dự án luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến là: Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Kỳ họp được tiến hành theo hai đợt: Đợt 1: Từ ngày 22/5 đến ngày 10/6/2023; đợt 2: từ ngày 19/6 đến ngày 23/6/2023 (từ ngày 11/6 đến ngày 18/6/2023, Quốc hội nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết). Dự kiến tổng thời gian làm việc của Kỳ họp là 22 ngày.
Về công tác lập pháp, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh.
Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 9 dự án luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước; Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.
Tiến hành công tác nhân sự, chất vấn và trả lời chất vấn
Về các vấn đề kinh tế - xã hội (KTXH), ngân sách Nhà nước (NSNN), giám sát và các vấn đề quan trọng khác, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến các báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN những tháng đầu năm 2023. Phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021; xem xét Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.
Quốc hội giám sát tối cao việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; xem xét, thông qua các nghị quyết về chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024; xem xét, quyết định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.707 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Tại Kỳ họp, Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và vốn của Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; xem xét, quyết định việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Đồng thời, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Quốc hội xem xét báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; tiến hành công tác nhân sự và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác (nếu có).
Dự kiến xem xét Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Kỳ họp thứ 6
Theo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 được điều chỉnh như sau:
Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) các dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, thông qua dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.
Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 như sau: Tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024): Trình Quốc hội thông qua 9 luật, 1 nghị quyết: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (nếu có).
Trình Quốc hội cho ý kiến 9 dự án luật: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn;. Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024): Trình Quốc hội thông qua 9 luật: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; trình Quốc hội cho ý kiến 2 dự án luật: Luật Chuyển đổi giới tính; Luật Việc làm (sửa đổi).
(ANTV) - Trong bối cảnh tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP)đang được triển khai rầm rộ trên cả nước, tình trạng mất an toàn thực phẩm vẫn là nỗi lo thường trực, không chỉ ở các chợ truyền thống mà còn len lỏi cả trong các nền tảng mua sắm hiện đại như chợ online. Một bữa ăn tưởng như tiện lợi, đôi khi lại tiềm ẩn những rủi ro khôn lường tới sức khỏe người tiêu dùng.
(ANTV) - Thời gian qua, các thủ đoạn lừa đảo đã diễn ra ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Mới đây, còn xuất hiện lừa đảo nhằm vào tem đăng kiểm xe cơ giới. Thủ đoạn là thực hiện cuộc gọi điện, tự xưng là nhân viên Đăng kiểm, yêu cầu chủ phương tiện chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân để được đổi tem kiểm định theo mẫu mới. Vậy thực tế, các chủ xe có phải đổi tem kiểm định đang lưu hành hay không,
(ANTV) - Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ 3 do UBND TP Đà Nẵng và Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phối hợp tổ chức đã trở thành sự kiện quốc tế thường niên và quan trọng của TP Đà Nẵng. Đây không chỉ là nơi vinh danh các tác phẩm điện ảnh xuất sắc, khích lệ những tài năng mới của điện ảnh Việt Nam mà còn là dịp để quảng bá, thúc đẩy du lịch cùng phát triển.
(ANTV) - Giá chung cư tại Hà Nội đang có xu hướng điều chỉnh giảm sau thời gian tăng nóng, đặc biệt là ở phân khúc chung cư cũ và các dự án có chất lượng xây dựng không cao.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, cả nước chính thức còn 34 tỉnh/thành phố, thay vì 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh như trước đây. Thay đổi này kéo theo điều chỉnh về mã vùng điện thoại cố định, nhằm đồng bộ với tên gọi và địa giới hành chính mới.
(ANTV) - Thanh tra Bộ Công an vừa có Thông báo gửi Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thay đổi số điện thoại đường dây nóng của Bộ Công an. Số điện thoại đường dây nóng mới của Bộ Công an là 090.111.6789. Số này thay thế cho số điện thoại cũ 069.232.6555.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Bắc Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 14 đối tượng về tội cướp tài sản và gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày 27/6/2025 tại khu vực ngã 6, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (cũ).
(ANTV) - Với tinh thần chủ động, quyết liệt, lực lượng Công an các đơn vị, địa phương đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Tập trung đẩy mạnh công tác phòng ngừa, kiềm chế, kéo giảm tội phạm, từ đó nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc biệt trong bối cảnh thực hiện chính quyền hai cấp, nhiều vấn để trong công tác đảm bảo ANTT cũng đã được nhận diện và chủ động triển khai từ sớm, từ xa. Ghi nhận tại tỉnh Sơn La
(ANTV) - Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho một bệnh nhân nam 30 tuổi, trú tại Hải Phòng, trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.
(ANTV) - Hiện nay, vùng áp thấp trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và có khả năng mạnh lên thành bão.