Thứ Bảy, 27/07/2024 07:13 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Năm 2023, Việt Nam ghi dấu đậm nét tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

(ANTV) - Năm 2023, Việt Nam tiếp tục có nhiều dấu ấn trên trường quốc tế. Cụ thể, Việt Nam đã có nhiều đóng góp và sáng kiến trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc cũng những nỗ lực bảo vệ quyền con người.

Tháng 2 năm 2023. Ngay trong Khóa họp đầu tiên của HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, cũng là khóa họp quan trọng nhất trong năm do có Phiên họp cấp cao mở đầu năm công tác của HĐNQ, thu hút sự quan tâm và tham dự của các quan chức cao cấp của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác.

Việt Nam đã thể hiện vai trò xây dựng và đóng góp tích cực, với những đề xuất sáng kiến quan trọng. Đặc biệt là Nghị quyết Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna đã được HĐNQ thông qua, với 121 nước đồng bảo trợ. Nghị quyết này là dấu ấn quan trọng của HĐNQ, tạo cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm của HĐNQ xuyên suốt trong năm 2023 ở các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho hay: Việt Nam đề xuất Hội đồng Nhân quyền xem xét thông qua văn kiện khẳng định giá trị và cam kết của tất cả chúng ta đối với Tuyên ngôn Nhân quyền, Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna. Đây sẽ là hành động thiết thực của Hội đồng Nhân quyền để kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna.

Với ý thức và quyết tâm cao của một thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ đóng góp với tinh thần trách nhiệm cao nhất cho công việc của Hội đồng Nhân quyền, vì một tương lai tốt đẹp hơn của nhân loại.

Tại Khóa họp 53 vào tháng 7, một trong những dấu ấn nổi bật của Việt Nam là đã cùng Nhóm nòng cốt soạn thảo và thương lượng Nghị quyết hằng năm về biến đổi khí hậu và quyền con người, tập trung vào chủ đề “Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sinh kế và ảnh hưởng của những tác động này đối với quyền con người”. Nghị quyết đề cao yếu tố con người và có tính thời sự cao, đã được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận với 80 nước đồng bảo trợ.

Các sáng kiến này của Việt Nam là sự đóng góp thiết thực và có ý nghĩa đối với công việc chung của Liên hợp quốc trên tinh thần “tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và hợp tác, đảm bảo mọi quyền cho tất cả mọi người.”

Quan điểm lấy con người là trung tâm trong qua trình phát triển cũng là mục tiêu, định hướng của Việt Nam, và đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9 vừa qua.

Tại Khóa họp lần thứ 54 vào tháng 10, khép lại các hoạt động của HĐNQ trong năm 2023. Việt Nam triển khai 2 sáng kiến thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, bao gồm Phát biểu chung và Tọa đàm quốc tế về chủ đề này. Phát biểu chung đã được đông đảo các nước ủng hộ, đến nay đã có 60 nước từ tất cả các châu lục chính thức bảo trợ.

Với hàng loạt phát biểu quốc gia, phát biểu chung ASEAN và các nhóm đồng quan điểm, cũng như tham vấn mang tính xây dựng, những hoạt động cụ thể nằm trong chuỗi các sáng kiến và hoạt động thiết thực của Việt Nam với tư cách thành viên tích cực, có trách nhiệm của HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, tạo nên dấu ấn đậm nét, góp phần tích cực vào công việc của HĐNQ trong những vấn đề thuộc quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, đồng thời góp phần giới thiệu những thành tựu, nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy, bảo đảm quyền con người không chỉ trong năm vừa qua.

Năm 1977 Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Ngay sau đó, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia hầu hết vào các công ước quốc tế về quyền con người. Bởi đây chủ trương nhất quán của Việt Nam, đồng thời thể hiện cam kết cũng như quyết tâm chính trị mạnh mẽ của nước ta trong việc bảo đảm và thực thi các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người.

Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế, trong đó có 7/8 công ước cơ bản. Trở thành điểm sáng, tiên phong trong thực hiện cam kết.

Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đánh giá: Phải nói rằng những nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người của các công dân Việt Nam nói riêng, và tham gia bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới nói chung đều được bạn bè quốc tế đánh giá rất là cao, trong đó, việc chúng ta ứng cử vào hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, và chúng ta thực hiện đầy đủ chức trách của một thành viên, ủy viên của hội đồng nhân quyền này, tiếng nói của chúng ta cũng đã thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nước trong việc đảm bảo quyền con người không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Hiến pháp và các luật đã và đang ban hành, đều hướng tới việc bảo vệ cái quyền con người.

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia, Việt Nam còn nội luật hóa các cái nguyên tắc, các chuẩn mực ở quốc tế về quyền con người vào trong hệ thống Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, và tổ chức thực thi trên thực tiễn. thúc đẩy các biện pháp hiệu quả và phân bổ đủ nguồn lực để bảo đảm tốt hơn nữa các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị, đặc biệt quan tâm đến quyền của các nhóm dễ bị tổn thương đối với việc thụ hưởng quyền con người.

Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết: Nếu soi chiếu toàn bộ hệ thống pháp luật của Việt Nam, thì luôn lấy vấn đề quyền con người, quyền công dân được xác định là trung tâm, pháp luật phục vụ con người, phục vụ các lợi ích chính đáng của người dân. Tôi khẳng định rằng, trong hệ thống pháp luật VN, luôn luôn coi trọng tất cả các quyền công dân và quyền con người, đó là mục tiêu đầu tiên của xây dựng pháp luật và xoay quanh đó để phục vụ.

Bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đánh giá: Việt Nam đã có rất nhiều cải thiện về chính phủ điện tử, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân nói chung và đặc biệt là người khuyết tật. Họ có thể hòa nhập vào xã hội dễ dàng hơn trước.

Sự tham gia tích cực và những dấu ấn của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền, cũng như những chính sách, pháp luật đảm bảo quyền con người đã thể hiện rõ nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam công tác này.

Với những chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm các quyền con người được lồng ghép vào mọi chiến lược và chương trình phát triển của đất nước để "không ai bị bỏ lại phía sau". Những thành tựu này được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao, và sẽ không một thế lực thù địch, chống phá nào có thể xuyên tạc được.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện một kho hàng cất giấu số lượng lớn hàng hóa nghi giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Sau khi hạ nhiệt vào tháng 6, giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại khi mùa du lịch bước vào thời điểm sôi động. Ở nhiều chặng, giá vé tăng đến hơn 2 triệu đồng/vé, khiến không ít hành khách hủy vé, chuyển sang đi du lịch bằng phương tiện khác với điểm đến ngắn hơn.

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Trong thời gian gần đây, lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM đã liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bao gồm các mặt hàng nhập lậu và hàng giả. Các mặt hàng bị phát hiện thường là nước hoa, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, thuốc tân dược và thực phẩm chức năng, đều thiếu hóa đơn chứng từ và nguồn gốc xuất xứ.

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực làm mới, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng hóa các sự kiện định kỳ và thường xuyên để nâng cao trải nghiệm cho du khách. Trong đó, sản phẩm du lịch y tế được chú trọng đầu tư để từng bước hoàn thiện, nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chính trị 26/07/2024

(ANTV) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi là mất mát rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đến 12h ngày hôm nay 26/7 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Xem thêm