(ANTV) - Ngày 25/5/2023, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới.
Chỉ thị khẳng định: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân có bước chuyển biến tích cực hơn; công tác quản lý nhà nước được tăng cường, hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, các giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông được triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn; tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương.
Tuy nhiên, TTATGT vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội; văn hoá tham gia giao thông chưa được hình thành rõ nét; việc bảo đảm TTATGT có lúc, có nơi bị buông lỏng, một số vi phạm chưa được khắc phục triệt để; tai nạn giao thông giảm chưa bền vững; việc giải quyết ùn tắc giao thông tại một số thành phố, đô thị lớn vẫn còn nhiều khó khăn…
Để đẩy mạnh công tác bảo đảm TTATGT đáp ứng yêu cầu tình hình mới, Ban Bí thư yêu cầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thực hiện tốt các nội dung sau:
Về mục tiêu, yêu cầu, Chỉ thị nêu rõ:
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm TTATGT; kiên trì xây dựng văn hoá chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; tiếp tục giảm tai nạn giao thông, hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông.
Nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với công tác bảo đảm TTATGT; xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm, bảo đảm công tác quản lý nhà nước về giao thông thống nhất, thông suốt, hiệu quả; nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác bảo đảm TTATGT.
Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhanh, đồng bộ hạ tầng giao thông phù hợp với quy mô, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giao thông.
Chỉ thị đã đề ra 6 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm TTATGT. Cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương tới cơ sở phải quán triệt, cụ thể hoá chủ trương của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT vào chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả.
Siết chặt trật tự, kỷ cương, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông và người làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông.
Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu phải gương mẫu và tích cực vận động người thân, gia đình và Nhân dân thực hiện nghiêm quy định về bảo đảm TTATGT.
Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông. Tập trung rà soát, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về giao thông theo hướng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo đảm TTATGT gắn với bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ để cụ thể hoá một bước định hướng trên.
Xây dựng cơ chế, chính sách huy động, sử dụng các nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng và bảo đảm TTATGT. Các chủ trương đầu tư làm phát sinh gia tăng nhu cầu giao thông lớn phải có đánh giá tác động về TTATGT.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về bảo đảm TTATGT. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, vận động với giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.
Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông. Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch kết nối đồng bộ hệ thống giao thông trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; lồng ghép nội dung về bảo đảm TTATGT trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành liên quan đến giao thông bảo đảm khả thi, an toàn, phù hợp với thực tiễn và thực hiện nghiêm quy hoạch được phê duyệt.
Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm TTATGT. Đổi mới, nâng cao chất lượng đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện giao thông. Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ Trung ương đến địa phương theo hướng thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.
Khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông; quan tâm phát triển hệ thống công trình giao thông ngầm, giao thông trên cao.
Thực hiện nghiêm lộ trình di dời trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện lớn, khu sản xuất công nghiệp… ra ngoài khu vực trung tâm thành phố theo quy hoạch.
Về tổ chức thực hiện, Chỉ thị yêu cầu:
Các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức quán triệt và thực hiện Chỉ thị; xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo hoàn thiện các văn bản pháp luật về giao thông; ưu tiên phân bổ nguồn lực cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện.
Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT; rà soát, củng cố, kiện toàn các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm TTATGT; chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình hành động cụ thể thực hiện Chỉ thị gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Mặt trận và các tổ chức phát động; tăng cường công tác giám sát việc thực hiện Chỉ thị.
Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo đảm TTATGT.
Đảng uỷ Công an Trung ương chủ trì phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan giúp Ban Bí thư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chỉ thị.
(ANTV) - Xung đột Israel-Hamas đã kéo dài hơn 1 năm và Dải Gaza vẫn quặn mình giữa máu lửa, đau thương khi bom đạn liên tục đổ xuống dày đặc, các nguồn viện trợ thực phẩm, y tế vẫn bị phong tỏa. Tình hình nhân đạo tại càng trở nên bất ổn khi xung đột Trung Đông đang bước vào giai đoạn nguy hiểm. Bất chấp những gian nan và mất mát, một giáo viên âm nhạc vẫn kiên định với cây đàn ghi- ta và ước mơ gieo mầm hy vọng cho trẻ em ở mảnh đất này.
(ANTV) - Công an phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết đơn vị đang xác minh về việc một gia đình người dân quê ở Lào Cai bị "chặt chém" gần 5 triệu đồng tiền taxi và xe ôm cho quãng đường khoảng 22km.
(ANTV) - Để bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa 15 (diễn ra từ ngày 11.6 đến 28/6/2025) tại Hà Nội. Công an TP Hà Nội ra thông báo phương án phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện.
(ANTV) - Theo báo cáo của Cảng vụ hàng không miền Bắc, liên tiếp trong 2 ngày 13 và 14/6 đã phát hiện vật thể bay không người lái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng không dân dụng, uy hiếp an toàn bay tại Cảng hàng không Thọ Xuân.
(ANTV) - Theo Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), đến nay có thêm 2 địa phương (Hải Dương và Cà Mau) hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến tổ chức công bố trong tháng 6/2025), nâng tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát là 23/63 địa phương.
(ANTV) - Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Phan Văn Phú (SN 1992, trú xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền) về hành vi "Giết người".
(ANTV) - Chiều 15/6, tại Ấn Độ, một cây cầu bắc qua sông Indrayani ở thành phố Pune (Pun), bang Maharashtra, miền Tây nước này, đã bất ngờ bị sập, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và khoảng 25 người bị nước cuốn trôi.
(ANTV) - Quân đội Israel ngày 15/6 đã phát cảnh báo sơ tán đối với những người dân Iran đang sinh sống gần các lò phản ứng hạt nhân và các cơ sở sản xuất vũ khí quân sự tại Iran.
(ANTV) - Lực lượng chức năng phường 4, quận Tân Bình phối hợp với các đơn vị liên quan đã dập tắt thành công đám cháy xảy ra tại tầng 4 của một căn nhà chuyên buôn bán sâm trên đường Hậu Giang, quận Tân Bình, TPHCM.
(ANTV) - Chiều 15/6, Công an tỉnh Bình Dương đã khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giữa xe tải và xe máy làm 2 người thương vong.