
(ANTV) - Chính phủ đang xem xét đề xuất giữ nguyên cơ cấu Hội đồng Nhân dân (HĐND) ở tất cả các cấp (tỉnh, huyện, xã) và nghiên cứu giảm bớt số lượng thành viên của Ủy ban Nhân dân (UBND) các cấp. Việc giữ nguyên HĐND nhằm duy trì vai trò giám sát của cơ quan dân cử này trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời đảm bảo sự tham gia của người dân trong quyết định các vấn đề quan trọng tại địa phương.
Giữ nguyên HĐND các cấp, nghiên cứu giảm bớt số lượng thành viên UBND
Việc giảm số lượng thành viên UBND các cấp sẽ được thực hiện theo hướng tinh gọn, hiệu quả hơn, giảm bớt các thành viên không cần thiết, tập trung vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính.
Các cơ quan hành chính sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, chức năng theo đúng quy định, nhưng với một đội ngũ tinh giản hơn, góp phần tiết kiệm ngân sách và nâng cao năng suất công việc. Đề xuất này nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia, vì nếu thực hiện thành công sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp, đồng thời làm gương mẫu cho các cải cách hành chính khác.
Cơ hội “làm mới” chính sách thuế thu nhập cá nhân
Trên báo Lao động, số ra sáng ngày hôm nay, có đăng tải bài viết với tiêu đề: “Cơ hội “làm mới” chính sách thuế thu nhập cá nhân”. Nội dung bài viết cũng chỉ rõ: Việc Bộ Tài chính đang khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), trong đó có quy định về mức giảm trừ gia cảnh, để báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung là tin vui cho người nộp thuế.
Đây không chỉ là một động thái mang tính cấp thiết mà còn đáp ứng sự mong mỏi, chờ đợi, ủng hộ của đông đảo người dân. Thực tế, việc duy trì mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng (cho người nộp thuế) và 4,4 triệu đồng/tháng (cho mỗi người phụ thuộc) từ năm 2020 đến nay đã gây ra nhiều tranh cãi.
Do đó, đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 16 - 18 triệu đồng/tháng được nhìn nhận là giải pháp phù hợp, khẩn thiết để phản ánh đúng thực tế thu nhập và mức sống của người dân.
Đây còn là một cơ hội để “làm mới” chính sách thuế TNCN theo hướng hiện đại, bắt kịp với nhịp sống kinh tế, vừa đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội và công bằng, vừa không triệt tiêu động lực tiêu dùng, sản xuất.
Bổ cập nước “cứu” sông Tô Lịch Cần giải pháp tổng thể
Trong nhiều năm qua, Sông Tô Lịch đã phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Do sự phát triển đô thị hóa nhanh chóng, cùng với việc xả thải không kiểm soát từ các khu công nghiệp, sinh hoạt và các nguồn thải khác, dòng sông đã trở thành một điểm nóng về ô nhiễm môi trường.
Dự án bổ cập nước sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng đang được triển khai mạnh mẽ, hứa hẹn“gột rửa”dòng sông ô nhiễm, mang lại nhiều nguồn lợi. Nhưng để bảo đảm tính hiệu quả và bền vững đòi hỏi phải có một giải pháp tổng thể.
Việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch giúp cải thiện chất lượng dòng chảy, pha loãng ô nhiễm và tạo cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nếu nguồn nước bổ cập bị hạn chế hoặc không đủ, thì sông Tô Lịch sẽ ra sao? Để lý giải cho câu hỏi này có lẽ cũng sẽ làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu.
Bên cạnh đó, việc cải tạo sông Tô Lịch đòi hỏi một nguồn vốn khổng lồ. Hà Nội dự kiến chi 550 tỷ đồng ngân sách địa phương xây dựng đường ống dẫn nước sông Hồng về Tô Lịch, chưa kể chi phí duy trì và vận hành hệ thống cống ngầm, xử lý nước thải.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đều chung nhận định rằng, khi dòng sông Tô Lịch thực sự hồi sinh, Hà Nội có thể khai thác tiềm năng du lịch đường thủy, giống như nhiều TP lớn trên thế giới.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Ngày 12/2, Hội đồng thẩm định dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đã nhất trí phương án kéo dài thời hạn thực hiện chính sách này đến hết ngày 31/12/2030. Nội dung này đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân.
Việc miễn thuế này sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính cho người nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và mở rộng sản xuất. Theo ước tính, việc miễn thuế sẽ giúp nông dân tiết kiệm khoảng 7.500 tỷ đồng mỗi năm, đóng góp vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Tuy nhiên, việc miễn thuế cũng đặt ra thách thức trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước. Do đó, cần có các biện pháp bổ sung để cân bằng giữa hỗ trợ nông dân và duy trì nguồn thu cho ngân sách quốc gia.
Việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 là một chính sách quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với nông nghiệp và nông dân, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
(ANTV) - Ngày 9/5/1945 mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại, khi cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít kết thúc với chiến thắng vang dội của Hồng quân Liên Xô và các nước Đồng minh, tạo tiền đề quan trọng chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ II; là ngày chiến thắng chung của các lực lượng dân chủ và hòa bình, đặc biệt là Ngày Chiến thắng vinh quang của quân và dân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
(ANTV) - Ngày hôm nay, 9/5, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva, Liên bang Nga long trọng tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 – 9/5/2025). Sự kiện có ý nghĩa lịch sử này quy tụ hàng nghìn binh sĩ, xe tăng, tên lửa cùng máy bay chiến đấu tham gia trình diễn, tạo nên một không khí trang nghiêm và hào hùng.
(ANTV) - Ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Hồng y người Mỹ Robert Francis Prevost, 69 tuổi, đã được bầu làm tân Giáo hoàng với tông hiệu Leo XIV. Vị Giáo hoàng thứ 267 trong lịch sử Giáo hội Công giáo là người Mỹ đầu tiên và cũng là tu sĩ dòng Augustino đầu tiên lên ngôi vị này.
(ANTV) - Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 9/5 cho biết, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát một cuộc tập trận tấn công chung có sự tham gia của pháo binh tầm xa và một biến thể mới của tên lửa đạn đạo chiến thuật, đồng thời nhấn mạnh khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hạt nhân.
(ANTV) - Một môn võ thuật từng bị cấm ở Brazil, nay đang mang lại cảm hứng, kỹ năng tự vệ và cả liệu pháp tinh thần cho thanh niên tại Kibera – khu ổ chuột lớn nhất Nairobi, Kenya. Không chỉ là sự kết hợp giữa võ thuật và vũ đạo, Capoeira một loại hình võ thuật có xuất thân từ lịch sử kháng cự còn đang gieo mầm hy vọng tại một trong những khu dân cư khó khăn nhất châu Phi.
(ANTV) - Thái Nguyên: Bắt đối tượng giết người; Bắt chủ tịch công ty quản lý đô thị Bắc Giang; Bắt 2 đối tượng buôn hàng lậu trị giá gần 100 tỷ đồng; Khởi tố vụ buôn lậu thuốc lá trị giá gần 5,9 tỷ đồng; Điện Biên: Khởi tố 18 đối tượng gây rối trật tự công cộng...là tin tức ANTT nổi bật 24h quan.
(ANTV) - Những ngày qua khi dư luận chưa hết bất ngờ với các vụ việc sữa giả, thực phẩm chức năng giả số lượng lớn bị phanh phui, thì vấn đề an toàn thực phẩm lại nóng lên qua những nghi vấn về nguồn gốc và chất lượng an toàn thực phẩm của món Lòng se điếu, một món ăn khá được ưa chuộng với giá thành không hề rẻ.
(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Chiến thắng phát xít 9/5/1945 – 9/5/2025, hàng loạt hoạt động tưởng niệm và tôn vinh những hy sinh vì hòa bình đã đồng loạt diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây không chỉ là dịp để thế giới nhìn lại một dấu mốc lịch sử mang tính bước ngoặt, mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về giá trị của hòa bình, đoàn kết và tinh thần chống chủ nghĩa phát xít.
(ANTV) - Học sinh cả nước chuẩn bị bước vào kỷ nghỉ hè, như vậy các em có nhiều thời gian để đi chơi, tụ tập cùng bạn bè, trong khi ít phải chịu quản lý từ nhà trường, thầy cô giáo và về phía gia đình thì cũng không thường xuyên quan tâm, giáo dục các em như thời gian lúc đi học nên dẫn tới một bộ phận các em học sinh “bỏ quên” việc chấp hành pháp luật về ATGT khi tham gia giao thông”.
(ANTV) - Mùa hè là thời điểm thường xảy ra tai nạn đuối nước với nhiều nạn nhân là trẻ nhỏ. Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, đuối nước là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 - 14 tuổi. Và ngay trong những ngày đầu, bước vào mùa nắng nóng năm nay, tại 1 số địa phương, đáng tiếc đã có 1 số vụ đuối nước thương tâm xảy ra.