Thứ Bảy, 27/07/2024 06:55 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

BT

(ANTV) - 12 năm sau ngày UNESCO vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (ngày 6/12/2012), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đang tiếp tục được các thế hệ người Việt sáng tạo, gìn giữ, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Báo KTĐT đề cập qua bài Thêm tự hào về giá trị nguồn cội.

Thêm tự hào về giá trị nguồn cội

Báo KTĐT: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là thành quả của sự đoàn kết, sức mạnh trí tuệ tập thể cùng sự đồng lòng đưa tín ngưỡng linh thiêng của dân tộc bước ra thế giới. Trải qua chặng đường 12 năm, bên cạnh việc quan tâm đầu tư, xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất tạo thuận lợi cho đồng bào, du khách hành hương về nguồn,nhiều chính sách hỗ trợ bảo tồn tín ngưỡng đã được thực hiện. Ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, cùng với Phú Thọ, các địa phương có điểm thờ Hùng Vương đều tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng một cách trang trọng, thành kính, thể hiện sự tri ân, công đức Tổ tiên của các thế hệ con cháu với công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Cùng với những sinh hoạt của cộng đồng, những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuẩn hoá kịch bản, trao truyền thực hành nghi lễ và lan toả tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được quan tâm. Từ Đền Hùng - nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lan tỏa ra cả nước, vượt qua biên giới lãnh thổ đến những nơi có cộng đồng người Việt sinh sống trên thế giới. Đó chính là sức sống mạnh mẽ của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - tín ngưỡng của người Việt.

Phòng, chống Diễn biến hòa bình: Hiểu rõ ý nghĩa Giỗ Tổ Hùng Vương, phản bác các quan điểm sai trái

Báo CAND: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch hàng năm) đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống, có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống người dân Việt Nam, là dịp để tưởng nhớ, tri ân, gặp gỡ, giao lưu, là diễn đàn, đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa tập hợp và phát huy sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, là chất keo kết dính khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau xây dựng đất nước ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tuy nhiên, khi đồng bào ta phấn khởi, chung vui, hướng về ngày Giỗ Tổ thì cũng là lúc các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị giở trò xuyên tạc, chống phá nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước. Trong mục Phòng, chống Diễn biến hòa bình của báo CAND có bài “Hiểu rõ ý nghĩa Giỗ Tổ Hùng Vương, phản bác các quan điểm sai trái”.

Lịch sử của dân tộc Việt Nam được mở đầu bằng thời đại Hùng Vương với công lao to lớn của các Vua Hùng đã khai sơn, phá thạch, mở mang, bồi đắp, xây dựng nên Nhà nước Văn Lang. Cả dân tộc có chung ngày Giỗ Tổ: đồng bào cả nước không phân biệt tôn giáo, dân tộc, đều có chung tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng chung nguồn cội “con Rồng cháu Tiên”. Đây chính là nguồn mạch sâu thẳm tạo nên sức mạnh đoàn kết, cố kết cộng đồng trải dài từ quá khứ, nâng bước cho hiện tại, chắp cánh cho tương lai: là điểm tựa tinh thần, sức mạnh mềm để người Việt vượt qua mọi âm mưu thôn tính, xâm lăng của các thế lực ngoại bang.

Cũng nhờ đó mà giữ được ngôn ngữ, tâm hồn, phẩm cách của mình, bồi đắp một nền văn hóa đậm đà, đặc sắc, đa dạng trong thống nhất. Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù có những luận điệu xuyên tạc đi ngược đạo lý thì những giá trị tốt đẹp của ngày Giỗ Tổ maĩ là giá trị văn hóa trường tồn. Những giá trị đó đã góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, như một chất keo gắn kết mọi người Việt Nam dù ở trong nước hay ở nướ ngoài càng thêm yêu quê hương, đất nước, phát huy sức mạnh khối đại ddaonf kết dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.

Phát triển văn hóa đọc trên nền tảng số, cơ hội và thách thức

Báo Lao động: Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và mạng xã hội như hiện nay, việc phát triển văn hóa đọc trên nền tảng số được nhận định là xu hướng tất yếu với không ít cơ hội và nhiều thách thức từ nội dung, chất lượng tới những vấn nạn sách lậu, sách giả, sách có nội dung độc hại.

Trên thực tế, năm 2023 chứng kiến sự tăng trưởng nhanh của sách điện tử. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số, bản quyền sách trên không gian mạng đang đối mặt với nhiều thách thức. Sự phát triển của kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội, thiết bị công nghệ... một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáng tạo, lưu trữ, sao chép và phổ biến tác phẩm ở định dạng kỹ thuật số, thay đổi phương thức cung cấp, truyền đạt sách đến công chúng; mặt khác là môi trường trung gian tiếp tay cho các hành vi xâm phạm bản quyền sách diễn biến phức tạp, tinh vi. Bên cạnh các cơ chế, biện pháp của cơ quan quản lý, độc giả cũng cần có ý thức tôn trọng, bảo vệ sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật và khoa học, thể hiện bằng việc đọc, xem, sử dụng sách có bản quyền và bài trừ sách lậu, sách giả, sách vi phạm bản quyền.

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội

Báo KTĐT: Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các kết quả quan trắc gần đây cho thấy, tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn TP đang là vấn đề cấp bách.

Ô nhiễm không khí đã và đang để lại những hậu quả khó đo đếm đối với sức khỏe người dân cũng như kinh tế khi số ca bệnh về tim mạch, hô hấp tăng nhanh qua mỗi năm. Trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng đáng lo ngại, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí TP Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Các chuyên gia cho rằng, việc quan trọng nhất mà Hà Nội cần làm là giảm các nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí. Trong đó, nguồn thải từ giao thông vận tải sẽ là mục tiêu hàng đầu.

Theo bà Đỗ Vân Nguyệt - chuyên gia đến từ tổ chức Live & Leam, việc tuyên truyền, thay đổi nhận thức, quan điểm của người dân đối với vấn đề kiểm soát khí thải xe máy là rất quan trọng.

Còn TS Nguyễn Hương Huế - Ban Giao thông bền vững, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) lại nhấn mạnh đến giải pháp phát triển giao thông công cộng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện một kho hàng cất giấu số lượng lớn hàng hóa nghi giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Sau khi hạ nhiệt vào tháng 6, giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại khi mùa du lịch bước vào thời điểm sôi động. Ở nhiều chặng, giá vé tăng đến hơn 2 triệu đồng/vé, khiến không ít hành khách hủy vé, chuyển sang đi du lịch bằng phương tiện khác với điểm đến ngắn hơn.

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Trong thời gian gần đây, lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM đã liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bao gồm các mặt hàng nhập lậu và hàng giả. Các mặt hàng bị phát hiện thường là nước hoa, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, thuốc tân dược và thực phẩm chức năng, đều thiếu hóa đơn chứng từ và nguồn gốc xuất xứ.

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực làm mới, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng hóa các sự kiện định kỳ và thường xuyên để nâng cao trải nghiệm cho du khách. Trong đó, sản phẩm du lịch y tế được chú trọng đầu tư để từng bước hoàn thiện, nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chính trị 26/07/2024

(ANTV) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi là mất mát rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đến 12h ngày hôm nay 26/7 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Xem thêm