Thứ Hai, 01/07/2024 02:36 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Thủ tướng yêu cầu đề xuất cụ thể lộ trình thực hiện điều chỉnh giá điện

(ANTV) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kịp thời các ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá; trong phạm vi, lĩnh vực quản lý đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình thế giới, khu vực, chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá. Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột, căng thẳng địa chính trị.

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá theo quy định pháp luật. Tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá để xem xét, quyết định khi cần thiết với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát, báo cáo, đề xuất cụ thể lộ trình gắn với mức độ và dự kiến thời điểm thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý.

Lưu lượng hàng hóa cao, gia tăng chống buôn lậu trên tuyến biên giới, cửa khẩu

Lực lượng Biên phòng Lạng Sơn triển khai các biện pháp ngăn chặn các hành vi buôn lậu qua biên giới, cửa khẩu trong bối cảnh lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng cao.

Thời điểm giữa năm 2024, lưu lượng phương tiện và hàng hóa được thông quan xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu, lối thông quan của tỉnh Lạng Sơn tăng cao, với khoảng từ 1.200 - 1.400 xe/ngày. Trước tình hình đó, song song với việc tăng cường quân số, điều tiết phương tiện ra vào cửa khẩu nhanh chóng, thuận lợi, lực lượng Biên phòng Lạng Sơn đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn các hành vi buôn lậu qua biên giới, cửa khẩu.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các đơn vị thuộc lực lượng tăng cường thu thập thông tin, nắm chắc tình hình, tuần tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, không để hình thành các tụ điểm kho, bãi tập kết, chứa hàng hóa nhập lậu trong khu vực cửa khẩu, biên giới; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương khu vực biên giới, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định pháp luật, không tham gia, tiếp tay và tích cực đấu tranh, tố giác tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cửa khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Cảnh giác lừa đảo thu thập thông tin qua VNEID

Cảnh giác lừa đảo thu thập thông tin qua VNEID

Xã hội 30/06/2024

(ANTV) - Căn cước công dân gắn chip là môt loại giấy tờ quan trọng, mã QR và chip trên thẻ CCCD chứa rất nhiều thông tin cá nhân mà tội phạm công nghệ cao có thể lợi dụng để trục lợi. Thời gian gần đây xuất hiện thông tin về việc lừa đảo thu thập thông tin cá nhân trên CCCD và VNeID làm người dân hoang mang về tính bảo mật của ứng dụng này.

Người lao động mong chờ lương mới nhưng vật giá không tăng

Người lao động mong chờ lương mới nhưng vật giá không tăng

Kinh tế 30/06/2024

(ANTV) - Theo đề xuất của chính phủ từ ngày 1/7/2024, sẽ điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng bình quân 6%. Qua đó giúp người lao động làm việc trong các doanh nghiệp được cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên nỗi lo về việc mặt hàng hóa thiết yếu cũng tăng theo lương vẫn luôn thường trực.

Xem thêm