(ANTV) - Hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp không ít khó khăn khi đơn hàng sụt giảm, đầu ra gặp khó, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu vẫn ở mức cao. Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã có 100.000 doanh nghiệp đóng cửa. Trước những khó khăn này, từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ban ngành, địa phương đưa ra nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ khác nhau nhằm trợ lực cho các doanh nghiệp.
Hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đơn vị này đang tích cực phục hồi và phát triển sau những tác động nặng nề của hậu COVID-19. Khó khăn lớn nhất và cũng vấn đề được mong mỏi hỗ trợ nhiều nhất của các doanh nghiệp lúc này vẫn là câu chuyện nguồn vốn.
Anh Phạm Hà – Chủ tịch HĐQT Lux Group chia sẻ, hiện tại, chúng ta cũng chưa có những chính sách cụ thể nào cho các doanh nghiệp du lịch, phần lớn chỉ có thương hiệu và con người trong khi đó không có tài sản đảm bảo dẫn đến việc tiếp cận các nguồn vốn vay hay chính sách là còn rất nhiều khó khăn.
"Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có 3 cái khó khăn dai dẳng. Một là thiếu vốn, hai là khả năng tiếp cận ứng dụng khó khăn, ba là tiếp cận mặt bằng sản xuất và các thủ tục hành chính"- TS Tô Hoài Nam – Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam- VINASME nói.
Thời gian qua, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách về tài khóa như: gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, miễn giảm thuế, phí, lệ phí với tổng quy mô khoảng 200.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tập trung thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản theo các Nghị định số 08, số 10 và Nghị quyết 33 của Chính phủ… Những biện pháp này được đánh giá đã đem đến những hiệu ứng tích cực cho sự phục hồi của doanh nghiệp và sự phát triển của thị trường.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, có thể các giải pháp về tín dụng và các giải pháp khác thì tác động đến thị trường, vốn và lao động thì có thể phải lâu hơn, nhưng gói giải pháp về thuế và phí thì chúng ta thấy rất là rõ, và ngoài gói giảm thuế giá trị gia tăng thì gói giải pháp về phí vừa rồi có 36 nhóm phí và lệ phí được giảm từ 10 – 50% trong đó có 21 nhóm được giảm luôn 50%. Chúng tôi nghĩ rằng giảm phí, lệ phí đó tác động rất nhiều đến sản xuất.
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế phân tích, từ đầu năm đến nay chúng ta đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành từ đó góp phần làm cho lãi suất huy động giảm đi từ đó làm chi phí huy động vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân giảm đi. Người dân chi tiêu nhiều hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động của sử dụng vốn trong nền kinh tế.
Với gói chính sách sau khi triển khai chưa phát huy được hiệu quả như mục tiêu đặt ra như gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp với quy mô 40.000 tỉ, nhiều chuyên gia kinh tế đã đề xuất chuyển nguồn lực từ gói này sang cho một chương trình khác, vẫn mang tính chất hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, có thể ưu tiên các chính sách hỗ trợ về thuế, phí.
Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam nhận định, việc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đề nghị chuyển gói giải pháp về tín dụng có thể sang gói giải pháp khác về thuế, phí, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp. Là những ý tưởng rất là tốt cũng nhằm mục tiêu là giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn để có thể hồi phục và tiếp tục phát triển.
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% gần như không đạt được mục tiêu mong muốn. Chúng ta có thể xem xét chuyển sang hình thức hỗ trợ khác bằng cách giảm, miễn tiền đóng phí, lệ phí hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc các chi phí cho các doanh nghiệp khi mua bán các hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã có 100.000 doanh nghiệp đóng cửa, song ở chiều ngược lại, cũng có 113.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại thị trường. Lúc này, để doanh nghiệp trụ vững sẽ còn cần nhiều chính sách hỗ trợ tổng hòa. Và bất kỳ chính sách nào cũng cần các ban ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai, giảm thiểu thủ tục hành chính và có những cách thức linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp.
(ANTV) - Hơn 258.000 công dân Hàn Quốc tại nước ngoài đã bắt đầu thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, khi hoạt động bỏ phiếu sớm chính thức được triển khai từ ngày 20/5, trước thềm cuộc bầu cử chính thức vào ngày 3/6.
(ANTV) - Liên minh châu Âu (EU) hôm qua (20/5) đã nhất trí dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đối với Syria. Syria đã hoan nghênh quyết định này và gọi đây là cơ hội lịch sử cho người dân nước này.
(ANTV) - Tại Khóa họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 78 đang diễn ra ở Geneva, Thụy Sĩ, các nước Trung Quốc, Qatar, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Angola và một số tổ chức quốc tế khác đã cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
(ANTV) - Jumbo – Một bộ phim hoạt hình nội địa của Indonesia đang tạo nên một cơn sốt phòng vé ở khu vực Đông Nam Á và có thể sẽ thành công hơn nữa khi chuẩn bị ra mắt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Với sức hút từ thông điệp nhân văn về lòng tử tế, Jumbo đã chạm đến trái tim hàng triệu khán giả.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/5 đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa 'Vòm Vàng' trị giá 175 tỷ USD. Đây là sáng kiến quốc phòng đầy tham vọng được Tổng thống Trump khởi xướng trong một sắc lệnh ký hồi tháng 1.
(ANTV) - Ngày 21/5, Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An tổ chức xét xử kín vụ án loạn luân đối với Lê Tùng Vân (93 tuổi, trú xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa.
(ANTV) - Chiều 20/5, công an tỉnh Bình Phước đang tổ chức khám nghiệm, điều tra, làm rõ vụ thi thể một người đàn ông bị mắc kẹt dưới chân cầu đập nước hồ Suối Cam vào trưa cùng ngày.
(ANTV) - Tây Ban Nha đã gặp phải sự cố sập mạng viễn thông quy mô lớn trong ngày 20/5 khiến hàng triệu người ở nước này không thể truy cập Internet, gọi điện thoại hoặc sử dụng dữ liệu di động.
(ANTV) - Sáng 20/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và dân vận trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa thể thao, và du lịch, Hội Nhà Báo Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban Báo chí Trung ương tuần 3 tháng 5/2025.
(ANTV) - Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) vừa thực hiện chuyến bay đầu tiên dành cho những người nhập cư đồng ý tự nguyện hồi hương theo một chương trình mới, trong đó họ được hỗ trợ khoản tiền 1.000 USD khi "tự trục xuất" khỏi Mỹ. Chuyến bay này đã đưa 64 công dân Colombia và Honduras trở về quê nhà.