(ANTV) - Tôi có theo dõi chương trình trao đổi của các đại biểu Quốc hội tại các phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK). Là người đã tham gia nhiều lần biên soạn CT và SGK, tôi ngạc nhiên trước một vài ý kiến cho rằng: Bộ GD&ĐT có vẻ đã chưa làm tròn trách nhiệm quản lý nhà nước khi không thực hiện biên soạn một bộ SGK của Bộ. Nhà nước xã hội hóa để các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK, nhưng Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo…
Tôi hiểu Nhà nước ở đây là Chính phủ, cụ thể là Bộ GD&ĐT. Tôi cũng hiểu ý kiến nêu như thế là để yêu cầu Bộ GD&ĐT đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK theo ngân sách nhà nước. Nghĩa là Bộ GD&ĐT phải biên soạn một bộ SGK của Bộ thì mới thể hiện đúng vai trò chủ đạo trong quản lý nhà nước.
Vì sao Bộ GD&ĐT không nên biên soạn thêm một bộ SGK nữa thì đã có nhiều đại biểu Quốc hội, nhiều người, nhiều tờ báo lên tiếng, đã nêu đầy đủ các lí do rất thuyết phục. Ở đây, tôi chỉ xin làm rõ, trong việc biên soạn CT và SGK, có phải Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm hay không?
Bộ GD&ĐT thực hiện vai trò quản lý nhà nước
Trong Luật Giáo dục 2019, chương VIII đã nêu rất rõ yêu cầu Quản lý nhà nước của Bộ về CT và SGK. Cụ thể Bộ GD&ĐT: “Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.” ( Mục 4. Điều 104)
Như thế, đối chiếu với quy định vừa nêu của Luật Giáo dục, có thể thấy ít nhất hai điểm:
Thứ nhất, về quản lý nhà nước, Luật Giáo dục không hề quy định Bộ GD&ĐT phải đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK.
Thứ hai, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã thực hiện rất đầy đủ các yêu cầu về quản lý nhà nước nêu ở mục 4. Từ tổ chức biên soạn, thẩm định CT giáo dục phổ thông 2018 đến việc, quy định các yêu cầu về biên soạn SGK và các tiêu chí đánh giá SGK (Thông tư 33) hết sức chặt chẽ.
Trong lần đổi mới này, CT giáo dục mới là yếu tố pháp lý quan trọng nhất, mang tính pháp lệnh, SGK chỉ là các học liệu.
Vai trò quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT được thể hiện ở các nội dung như:
Chủ trì xây dựng CT, thẩm định và ban hành, thực hiện triển khai CT là quan trọng nhất. Đó chính là việc Bộ đã giữ vai trò chủ động, chủ đạo trong quản lý nhà nước về CT;
Bộ GD&ĐT phối hợp các địa phương tổ chức lựa chọn SGK; phối hợp với các địa phương biên soạn, thẩm định và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương; chuẩn bị thiết bị dạy học. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;
Bộ GD&ĐT phối hợp với các địa phương hướng dẫn thực hiện CT và SGK mới. Bộ trưởng ban hành các văn bản triển khai CT giáo dục, triển khai việc đổi mới việc dạy học và kiểm tra đánh giá trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của CT 2018; hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện CT 2018 linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục.
Có nhất thiết Bộ GD&ĐT phải viết một bộ SGK?
Tôi đã công tác trong ngành GD hơn 40 năm, trong đó có 30 năm tham gia biên soạn CT và SGK. Trải qua 3 lần đổi mới CT và SGK theo các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội... thực sự tôi thấy chưa lần nào việc biên soạn CT và SGK lại bài bản, kĩ càng và yêu cầu cao đến mức “khổ sở” như lần này. Không chỉ áp lực từ các yêu cầu và quy định của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cấp trên mà còn sự quan tâm, xem xét, góp ý của đông đảo các tầng lớp xã hội.
Việc biên soạn CT và SGK theo Nghị quyết 88 của QH đã và đang diễn ra ngày càng ổn định và thuận lợi. Tất nhiên việc đổi mới CT và SGK vẫn còn có những vấn đề cần điều chỉnh, uốn nắn; cần sự góp ý... nhưng về căn bản CT và SGK 2018 đáp ứng được những yêu cầu quan trọng được nêu trong nghị quyết 29 của TW và Nghị quyết 88 của QH.
Trong Nghị quyết 88 khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.
Khi CT, SGK 2018 thực hiện đại trà, có ba bộ SGK đã được xã hội hóa thành công, có đủ SGK triển khai chương trình mới. Việc Bộ GD&ĐT không trực tiếp tổ chức biên soạn một bộ SGK cũng sẽ thuận lợi hơn cho việc phát triển xã hội hóa nội dung này, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các Nhà xuất bản. Chính vì vậy, Quốc hội đã có Nghị quyết 122/2020 cho phép bộ chỉ tổ chức biên soạn khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn.
Có thể nói, Bộ GD&ĐT vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng không thể nói Bộ đã chưa làm tròn trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về CT và SGK.
PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên chương trình môn Ngữ văn 2018)
(ANTV) - Bám sát phương châm hành động: "Gương mẫu đi đầu thực hiện các chủ trương của Đảng; xây dựng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại", 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng Công an với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện các chủ trương của Đảng, góp phần cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, Bộ Công an triển khai trên toàn quốc việc cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Việc cấp tài khoản định danh điện tử giúp người nước ngoài dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, giảm thiểu thời gian, giấy tờ và tiếp xúc trực tiếp, đồng thời đảm bảo tính xác thực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Bộ Công an mở đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp định danh điện tử cho người nước ngoài. Thời gian thực hiện từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 19/8/2025.
(ANTV) - Thông tin từ Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối Bùi Mạnh Hùng (SN 1978, trú phường Đằng Lâm, TP Hải Phòng) và Nguyễn Văn Quý (SN 1980, trú phường Trần Hưng Đạo, tỉnh Hưng Yên) để điều tra về hành vi "tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng".
(ANTV) - Trong bối cảnh cả nước triển khai việc sáp nhập đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, việc giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ then chốt. Tại tỉnh Phú Thọ, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, Đồn Công an KCN Bá Thiện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý từ sớm, từ xa các yếu tố tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự.
(ANTV) - Quân đội Israel hôm 6/7 cho biết đã đánh chặn một tên lửa đạn đạo do lực lượng Houthi tại Yemen phóng về phía lãnh thổ Israel vào rạng sáng cùng ngày. Phía Houthi sau đó cũng đã xác nhận phóng tên lửa đạn đạo về phía khu vực Jaffa của Israel.
(ANTV) - Sáng 7/7, Công an TP.HCM phối hợp với lực lượng chức năng phường Phú Thọ Hòa vẫn đang phong tỏa, khám nghiệm hiện trường vụ cháy xảy ra tại chung cư Độc Lập, số 80/7 đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú cũ, TP.HCM), khiến 8 người thiệt mạng.
(ANTV) - Trình Chính phủ Nghị định quản lý thị trường vàng trước 15/7; Chiêu thức quảng cáo tinh vi né kiểm duyệt trên mạng xã hội; Triệt tiêu tận gốc hàng giả; Đừng làm xấu hình ảnh du lịch...là một số tin tức nổi bật trên các số báo ra ngày hôm nay.
(ANTV) - Miền Bắc đang trải qua những ngày nắng nóng và giữa cái nắng oi ả, khắc nghiệt ấy, từng bước chân dứt khoát, dàn hàng ngay ngắn của các khối diễu binh CAND vẫn đang hằng ngày luyện tập để chuẩn bị cho Lễ diễu binh kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9.
(ANTV) - Công an phường Hương Trà, TP Đà Nẵng vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự và Công an phường Hải Châu, Công an TP Đà Nẵng nhanh chóng bắt giữ đối tượng chuyên trộm cắp xe máy chỉ sau 6 giờ đối tượng này gây án.
(ANTV) - Bộ Quốc phòng Nga ngày 6/7 thông báo quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát thêm 2 khu định cư ở miền Đông Ukraine, gồm làng Piddubne Donetsk và Sobolivka ở Kharkov.