Thứ Bảy, 27/07/2024 07:06 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Đoàn kịch chống biến đổi khí hậu ở Kenya

(ANTV) - “Biến đổi khí hậu” dường như là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong tháng 7 này, khi mà các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Và đi cùng với đó, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh thực trạng: con người đang góp phần lớn như thế nào dẫn đến tình trạng trên.

Nhận diện được vấn đề này, một tổ chức bao gồm các nhà hoạt động vì khí hậu và cũng là những nghệ sĩ kịch nói đã và đang nỗ lực hướng đến thay đổi nhận thức của người dân ở những khu vực xa xôi tại Kenya – quốc gia Đông Phi cũng đang chịu những tác động nghiêm trọng từ tình trạng biến đổi khí hậu.

Âm nhạc và bầu không khí lễ hội nhanh chóng thu hút những người dân địa phương của vùng nông thôn Bomani, miền Nam Kenya.

Các nghệ sĩ đang trình diễn một vở kịch có nội dung về môi trường và biến đổi khí hậu. Thiên nhiên ở đây dường như còn nguyên vẹn trước năm 1981. Nhưng nhiều năm sau, tình trạng phá rừng diễn ra thường xuyên để lấy nguyên liệu cho sản xuất than củi. Vậy tương lai người dân sẽ đi về đâu?

Các nghệ sĩ muốn cho khán giả thấy rằng, họ chính là một phần của cốt truyện có thật này.

Các nghệ sĩ và cũng là các nhà hoạt động vì môi trường của S.A.F.E biết rằng, người dân nơi đây đang đối diện với vấn đề sinh tồn.

3 tháng trước, đàn gia súc của anh Chaka Majaliwa có khoảng 50 con, nhưng hiện số lượng giảm nhiều. Chúng chết vì thiếu thức ăn và thiếu nước. Anh Chaka đã từng phải di cư từ một ngôi làng khác do hạn hán, nhưng tình hình ở đây cũng chẳng khả thi hơn.

Khí hậu ở Kenya không còn như vài năm trước. Mùa khô kéo dài hơn và có thời điểm hàng tháng trời không có một giọt mưa.

Cuộc sống của người dân đều gắn với 2 từ “nghèo đói”. Họ chặt cây để lấy đất làm nông nghiệp, nhưng điều này chỉ khiến cho mặt đất càng khô cằn hơn, nên mùa màng cũng thất bát. Để kiếm thêm thu nhập, họ chuyển sang bán than củi, nhưng để sản xuất than lại cần chặt cây. Cái vòng luẩn quẩn cứ thế diễn ra. Vì thế, trong chương trình của S.A.F.E, các nhà hoạt động cũng triển khai nhiều giải pháp thay thế để người dân có thể tạo ra thu nhập.  

S.A.F.E có trụ sở chính ở London, Anh, và nhiều chi nhánh nhỏ ở các quốc gia châu Phi. Tổ chức được tài trợ bởi Chương trình Sáng kiến khí hậu quốc tế.

Ngoài các buổi trình diễn kịch nói, họ cũng xây dựng cả các buổi hội thảo để được lắng nghe chia sẻ của người dân về những rào cản, khó khăn. Nhóm hy vọng, người tham gia có thể tiếp tục truyền đạt những kiến thức hữu ích họ tiếp thu được cho người dân ở những ngôi làng khác.

Giờ đây, cánh rừng xanh tốt này là tài sản của ông Kilawa Kithome. Những cây phi lao, xoan hay bạch đàn xanh cung cấp bóng mát và bảo vệ đất đai.

Ông Kilawa cũng nuôi thêm ong, nhờ đó ông kiếm được khoảng 1.600 bảng Anh/năm (hơn 2.000 USD), đủ để trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học.

Uruguay: Hạn hán khiến người dân phải dùng nước nhiễm mặn để ăn uống

Đối mặt với hạn hán kéo dài nhiều năm và nhiệt độ tăng cao, Uruguay đang ngày càng trở nên khô hạn. Tình hình trở nên tồi tệ đến mức, nhà chức trách buộc phải trộn nước nhiễm mặn lấy từ cửa sông với nguồn nước ngọt đang giảm dần để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Nhiều tuần nay, 1,8 triệu người dân thủ đô Montevideo, chiếm hơn nửa dân số cả nước, đã phải đồng loạt chuyển sang dùng nước đóng bình để uống và thậm chí cả nấu ăn.

Từ tháng 5, chính phủ đã bắt đầu ráo riết tăng hàm lượng natri và clorua được phép có trong nước uống. Giới chức khẳng định, nước máy ở thủ đô là an toàn, mặc dù khuyến cáo phụ nữ có thai và người ốm không sử dụng.

Bà Moreira cũng than phiền về việc phải mua cả nước đóng bình để sử dụng. Một bình 40 lít có giá khoảng 600 peso (gần 380 nghìn VNĐ). Hiện bà đang trữ khoảng 100 lít do lo sẽ đến lúc nước sạch hết hoàn toàn. Để giảm áp lực, Chính phủ Uruguay đã ban hành miễn thuế đối với nước đóng chai như một phần của các biện pháp khẩn cấp về nước.

Trong hiến pháp sửa đổi năm 2004, Uruguay tuyên bố là quốc gia đầu tiên trên thế giới coi việc tiếp cận nguồn nước là quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, việc phải rơi vào tình cảnh trên đã gây sốc cho người dân của một trong những quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ. Chính phủ Uruguay cho biết, họ đã và đang thực hiện các bước để giải quyết vấn đề.

Tin mới nhất

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện một kho hàng cất giấu số lượng lớn hàng hóa nghi giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Sau khi hạ nhiệt vào tháng 6, giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại khi mùa du lịch bước vào thời điểm sôi động. Ở nhiều chặng, giá vé tăng đến hơn 2 triệu đồng/vé, khiến không ít hành khách hủy vé, chuyển sang đi du lịch bằng phương tiện khác với điểm đến ngắn hơn.

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Trong thời gian gần đây, lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM đã liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bao gồm các mặt hàng nhập lậu và hàng giả. Các mặt hàng bị phát hiện thường là nước hoa, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, thuốc tân dược và thực phẩm chức năng, đều thiếu hóa đơn chứng từ và nguồn gốc xuất xứ.

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực làm mới, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng hóa các sự kiện định kỳ và thường xuyên để nâng cao trải nghiệm cho du khách. Trong đó, sản phẩm du lịch y tế được chú trọng đầu tư để từng bước hoàn thiện, nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chính trị 26/07/2024

(ANTV) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi là mất mát rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đến 12h ngày hôm nay 26/7 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Xem thêm