Thứ Tư, 07/05/2025 10:08 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Liệu có cần thiết ra đời thêm bộ SGK của Bộ GD&ĐT?

(ANTV) - Thời gian gần đây, dư luận và cộng đồng mạng đang có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề: Có nên cho ra đời thêm 1 bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT biên soạn?

Từ những lần cải cách giáo dục ở Việt Nam

Cải cách giáo dục ở Việt Nam là thay đổi lớn trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam, bao gồm những thay đổi liên quan tới chương trình giáo dục, nội dung sách giáo khoa.

Từ năm 1956 đến năm 1976, tại miền Bắc Việt Nam, theo Nghị định 596 ngày 30/8/1956 của Bộ Giáo dục, các trường phổ thông sẽ tổ chức theo hệ thống trường phổ thông 10 năm. Ở lần cải cách này, chương trình, SGK chủ yếu là sao chép lại của các nước xã hội chủ nghĩa.

Từ năm 1981: Hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 12 năm cùng với sự đổi mới chương trình SGK phù hợp.

Từ năm 2000, chương trình giáo dục phổ thông được đổi mới, kéo theo việc thay đổi SGK toàn bộ cho khối phổ thông, áp dụng từ năm học 2002-2003, thực hiện cuốn chiếu đồng thời từ khối lớp 1 và lớp 6, hoàn tất vào năm học 2008-2009.

Năm 2006, theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình GDPT 2006 ra đời. Nội dung SGK được coi là nguồn kiến thức, căn cứ duy nhất để dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi; cả Chương trình GDPT chỉ có một bộ SGK duy nhất.

Đến chủ trương “một chương trình nhiều bộ sách”

Năm 2018, Bộ Giáo dục ra Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/20218 ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Trong đó nội dung SGK sẽ đóng vai trò là học liệu, không phải là nguồn kiến thức duy nhất để tổ chức hoạt động dạy học. Theo nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình; mỗi môn học có nhiều SGK. Một chương trình, nhiều SGK là giải pháp quan trọng để thay đổi mục tiêu dạy học từ "truyền thụ kiến thức" sang dạy học "phát triển năng lực” cho học sinh

Lúc đầu, sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có 5 bộ được phê duyệt. Đó là: “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Chân trời sáng tạo”, “Cùng học để phát triển năng lực”; “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; bộ “Cánh diều” của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Sau mấy năm sử dụng, những người viết sách đã tiếp thu ý kiến gạn đục khơi trong, chỉnh sửa, và đến nay lưu hành 3 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Chân trời sáng tạo”, “Cánh diều”. 3 bộ sách này đang được sử dụng ổn định tại các trường phổ thông. Thực tế 3 bộ SGK đang được thực hiện ở các địa phương rất tốt. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã và đang đi vào ổn định, có những kết quả khả quan.

Có nên ra đời thêm bộ SGK của Bộ GD&ĐT?

Mấy năm áp dụng chương trình mới, qua tham khảo ý kiến đóng góp xây dựng của giáo viên trực tiếp đứng lớp, các bộ sách đang được sử dụng đều là những công trình khoa học nghiêm túc. Các tác giả biên soạn đều hướng đến việc phát triển năng lực của học sinh một cách chủ động, sáng tạo. Sự đa dạng trong cách tiếp cận giúp các địa phương có nhiều lựa chọn nội dung sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm vùng miền và hoàn cảnh của học sinh. Dù là bộ sách nào, lúc mới ban hành đều có đôi chỗ “sạn”, nhưng đã tiếp thu và chỉnh sửa, nên hiện tại rất ổn.

Nếu có thêm một bộ SGK nữa cho việc đổi mới giáo dục do Bộ GD&ĐT thực hiện thì có quá nhiều nhiều bất cập sẽ xảy ra. Để có thêm 1 bộ sách, phải chọn lựa nội dung cấu trúc sách, rồi chọn lựa người viết. Chưa kể đến sau khi viết xong sẽ phải mất thêm 1 thời gian dài dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm lên xuống chán, rồi mới đưa ra dạy đại trà. Trong khi đó 3 bộ sách hiện tại đang phát huy rất tốt việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các nhà trường có thể chọn 1 bộ sách, nhưng vẫn lấy ngữ liệu của bộ sách khác để phục vụ quá trình giảng dạy. Hoặc có thể không chọn tất cả các môn trong cùng 1 bộ, mà theo từng môn học, nếu thấy đầu sách nào phù hợp với đối tượng học sinh thì chọn lựa.

Nếu Bộ GD&ĐT biên soạn thêm 1 bộ SGK nữa thì sẽ xảy ra hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, sẽ gây ra những hiệu ứng tiêu cực từ xã hội. Dư luận sẽ cho rằng Bộ Giáo dục ôm đồm. Trong việc thực hiện cải cách giáo dục, thì vai trò Bộ GD&ĐT là đơn vị chỉ đạo thực hiện việc đổi mới giáo dục phổ thông năm 2018. Là bên đưa ra triết lý cùng những mục tiêu, quan điểm giáo dục, yêu cầu các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa phải thực hiện. Giờ lại là người vừa đưa ra vừa thực hiện, chả khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Sách giáo khoa viết ra bao giờ cũng phải qua quá trình thử nghiệm, tiếp thu và chỉnh sửa. Nếu có “sạn” lại mang tiếng Bộ chủ quản mà viết sách không ra hồn. Chưa kể đến việc không khách quan khi lựa chọn sách giáo khoa. Chả lẽ sách Bộ GD viết ra, các đơn vị lại không lựa chọn? Mà lựa chọn, chắc gì đã ưu điểm hơn các bộ sách đang dùng?

Được biết, Bộ GD&ĐT cũng không muốn cho ra đời thêm bộ sách giáo khoa riêng của Bộ. Việc Bộ trưởng ý kiến chấp thuận hay không chấp thuận, tôi nghĩ ông cũng đã cân nhắc rất kỹ. Nhưng nếu Bộ trưởng quan điểm không chấp thuận việc ra đời thêm 1 bộ SGK mới do Bộ GD biên soạn, có nghĩa là Bộ trưởng đã thể hiện được sự chỉ đạo thống nhất, quyết liệt với GD trên tình hình thực tế chứ không phụ thuộc vào dư luận hoặc một số ý kiến khác. Đó là chính kiến của người thuyền trưởng –là điều rất cần thiết với vai trò “tư lệnh ngành” GD hiện nay.

Là một nhà quản lý giáo dục nhiều năm nay, tôi cũng được nghe rất nhiều ý kiến từ phụ huynh về vấn đề sách giáo khoa mới. Họ bảo: Trước đây, sách giáo khoa lớp trên có thể cho lại lớp dưới, nhưng hiện tại, đã có nhiều gia đình anh em không thể học lại sách của nhau, do lựa chọn của các trường khác nhau. (Chưa kể cùng 1 trường mà năm trước và năm sau cũng khác). Điều này đã tạo ý kiến trái chiều trong phụ huynh. Thử hỏi nếu bây giờ lại phát hành thêm 1 bộ sách nữa, nhân dân sẽ hiểu thế nào về ngành giáo dục? Sẽ có ý kiến hiểu sai rằng: Bộ GD cố tình viết sách để “tung hoả mù”, “làm kinh tế”… phức tạp thêm thị trường sách giáo khoa vốn đang có quá nhiều lựa chọn như hiện tại.

Có những phụ huynh còn nói thẳng: “Ước gì chỉ có 1 bộ sách duy nhất, để anh em có thể học lại của nhau, đỡ tốn kém lãng phí tiền của”. Là nhà quản lý giáo dục, người viết bài này cũng thấy băn khoăn suy nghĩ và thông cảm với họ.

Vậy tốt nhất là không nên cho ra đời thêm bộ sách giáo khoa riêng của Bộ Giáo dục nữa, vừa đỡ tốn kém tiền bạc, vừa tránh được sự phức tạp của thị trường sách giáo khoa hiện nay.

(Nguyễn Thị Diệp – Hiệu trưởng TH&THCS Newton - Hoài Đức - Hà Nội)

Theo Báo điện tử Pháp luật Việt Nam

Tin mới nhất

Phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm và bản lĩnh của đại biểu Quốc hội trong CAND

Phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm và bản lĩnh của đại biểu Quốc hội trong CAND

Chính trị 07/05/2025

(ANTV) - Chiều 6/5, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì buổi làm việc với các đại biểu Quốc hội trong Công an nhân dân dự kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 15. Cùng dự buổi làm việc có Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội; Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương; đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ và các đồng chí đại biểu Quốc hội trong CAND.

Nhiều bang kiện quyết định dừng các dự án điện gió của Tổng thống Mỹ

Nhiều bang kiện quyết định dừng các dự án điện gió của Tổng thống Mỹ

Thế giới 07/05/2025

(ANTV) - Ngày 5/5, một nhóm gồm những người đứng đầu cơ quan tư pháp của 17 bang và thủ đô Washington D.C, Mỹ đã khởi kiện nhằm ngăn chặn quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đình chỉ cho thuê và cấp phép các dự án điện gió mới, cho rằng động thái này đe dọa làm tê liệt ngành công nghiệp điện gió.

Chủ động, ứng phó kịp thời các tình huống sự cố, thiên tai

Chủ động, ứng phó kịp thời các tình huống sự cố, thiên tai

Xã hội 07/05/2025

(ANTV) - Năm 2024, diễn biến thiên tai, gây hậu quả nặng nề ở nhiều địa phương trên toàn quốc. Đáng chú ý, năm 2024, nước ta xảy ra diễn biến thời tiết bất thường, và cực đoan ở mức vượt lịch sử, với 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần) xảy ra. Riêng cơn bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão đã làm 345 người chết, mất tích, gây tổng thiệt hại ước tính gần 84 nghìn tỷ đồng. Cùng với các lực lượng khác, lực lượng CAND đã chủ động, ứng phó kịp thời với các tình huống sự cố, thiên tai, khắc phục khó khăn, phát huy tốt vai trò nòng cốt, trụ cột trong đảm bảo ANTT, với tinh thần "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ".

Thực trạng mất an toàn lao động và những khoảng trống pháp lý

Thực trạng mất an toàn lao động và những khoảng trống pháp lý

Xã hội 07/05/2025

(ANTV) - Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hàng nghìn vụ tai nạn lao động, trong đó có hàng trăm vụ gây tử vong. Tai nạn lao động không chỉ là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình mà còn gây ra những tổn thất về kinh tế và xã hội. Cũng từ đây, vấn đề an toàn vệ sinh lao động bộc lộ những bất cập như: Mức xử phạt vi phạm an toàn lao động còn thấp so với thiệt hại gây ra, không đủ sức răn đe.

Truy xét, bắt giữ nhóm tội phạm manh động cướp 16 cây vàng của chủ nhà nghỉ

Truy xét, bắt giữ nhóm tội phạm manh động cướp 16 cây vàng của chủ nhà nghỉ

Pháp luật 07/05/2025

(ANTV) - Quen nhau qua nhóm “Hội vỡ nợ - Thua tha - Thích làm liều”, Nguyễn Việt Duy (trú huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Nguyễn Trung Hiếu (trú Hải Dương) đã lên kế hoạch rồi cùng nhau thực hiện hành vi cướp tài sản. Ngày 6-5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội, cho biết vừa điều tra, làm rõ và bắt khẩn cấp 2 đối tượng trên.

Những tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Những tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Điểm tin 07/05/2025

(ANTV) - Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành Y tế quyết tâm thực hiện. Đây là chính sách chạm đến trái tim của hàng triệu người dân. Về vấn đề này, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 6/5, Bộ Y tế đã trrả lời Phóng viên về tiến độ thực hiện chủ trương. Chi tiết trên báo CAND.

Xem thêm