Thứ Hai, 05/05/2025 11:29 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Pháp luật

Nỗi nhức nhối mang tên bạo lực học đường

(ANTV) -Bạo lực học đường giờ đây không còn là hiện tượng mà đã là vấn nạn xã hội, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe và tâm lý của học sinh. Nguyên nhân thì cũng đã được chỉ ra, giải pháp cũng đã được đề ra, nhưng chưa có giải pháp nào thỏa đáng và có thể ngăn chặn được tình trạng này, dẫn tới những hệ lụy tiêu cực.

Một vụ việc mới đang khiến dư luận xôn xao khi một học sinh trường THCS Kim Chung, Hà Nội bị đánh hội đồng mà tham gia trong cuộc ẩu đả đó có cả bậc phụ huynh, thậm chí cũng là người làm giáo dục.

Bạo lực học đường vẫn luôn là nỗi nhức nhối, với mức độ ngày càng phức tạp…

Tất cả đều xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ, song, sự việc càng đi xa và giải quyết bằng nắm đấm…

Mới đây, một học sinh trường THCS Kim Chung, Hà Nội đã bị đánh hội đồng, hậu quả bị rách da đầu…chỉ vì xích mích nhỏ. Đáng buồn hơn, trong nhóm 5 người đánh học sinh đó, có một người từng là giáo viên mầm non. Bàn tay chăm nuôi trẻ, dành tình thương cho trẻ, cũng tiếp tay cho bạo lực.

Cư dân mạng cho rằng: qua các vụ bạo lực học đường như thế này, ngoài tổn thương về cơ thể, thì hậu quả nặng nề và lâu dài hơn đó là tổn thương về tinh thần, điều này rất nguy hiểm.

Qua các vụ bạo lực học đường xảy ra trong thời gian qua, cư dân mạng cho rằng: Những biện pháp trong nhà trường nói chung để ngăn chặn tình trạng này vẫn còn rất hạn chế. Mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội còn lỏng lẻo.

Do sự phát triển của xã hội dẫn đến các mối quan hệ gia đình không còn gắn kết chặt chẽ, khoảng cách thế hệ, các phòng tham vấn học đường và vai trò của giáo viên chưa thực sự phát huy được hiệu quả, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng.

Cư dân mạng cho rằng:Qua mỗi vụ bạo lực học đường, có thể thấy kỹ năng ứng xử để thoát hiểm vẫn còn kém, đa phần chỉ biết đứng im chịu trận. Nhẹ thì trầy xước ngoài da, nặng thì đa chấn thương, rất nguy hiểm…Do đó, cộng đồng mạng đã hiến kế và đưa ra các kỹ năng cơ bản nếu gặp phải những tình huống bị đánh bất ngờ, không có sự chuẩn bị.

Vấn đề bạo lực học đường và kỹ năng ứng xử và phòng vệ khi bị bạo lực mà chúng tôi vừa đề cập trong tiểu mục Cư dân mạng ngày hôm nay. Quan điểm cũng như suy nghĩ của bạn như thế nào? Hãy chia sẻ trên Fanpage của Truyền hình CAND.

Tin mới nhất

Vai trò của Công an cơ sở trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Vai trò của Công an cơ sở trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Xã hội 05/05/2025

(ANTV) - Trong quá trình triển khai việc lấy ý kiến nhân dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới, lực lượng Công an xã đóng vai trò nòng cốt và hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động, đảm bảo tính minh bạch để người dân hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa của việc sắp xếp đơn vị hành chính.

Ứng dụng AI trong dạy học

Ứng dụng AI trong dạy học

Xã hội 05/05/2025

(ANTV) - Bình dân học vụ số - xóa đi rào cản công nghệ với mọi lứa tuổi, và có lẽ, để phát triển toàn diện thì ngay từ nhỏ, các em học sinh được tiếp cận với AI sẽ tạo ra một thế hệ công nghệ số toàn diện hơn. Trí tuệ nhân tạo – AI – đang thay đổi diện mạo giáo dục toàn cầu.

Tạm giữ 5 đối tượng đập phá quán ăn trong đêm ở Bình Dương

Tạm giữ 5 đối tượng đập phá quán ăn trong đêm ở Bình Dương

Xã hội 05/05/2025

(ANTV) - Liên quan đến vụ nhóm thanh niên mang theo hung khí đập phá quán ăn trong đêm trên địa bàn TP Thủ Dầu Một, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết, các đối tượng tham gia gây rối trật tự công cộng đã đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận hành vi vi phạm.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Chính trị 05/05/2025

(ANTV) - Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi. Truyền hình Công an nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Xem thêm