Thứ Tư, 02/07/2025 10:32 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Rượu Sake - Quốc tuý Nhật Bản được UNESCO công nhận

(ANTV) - Người dân xứ sở anh đào vô cùng vui mừng và tự hào khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) mới đây đã chính thức công nhận kỹ thuật nấu rượu sake của Nhật Bản là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giờ đây, sake sẽ sánh vai cùng những biểu tượng văn hóa ẩm thực nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, bia Bỉ hay rượu rum Cuba, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước mặt trời mọc đến bạn bè quốc tế.

Một trong những niềm tự hào của người dân Nhật Bản, phương pháp nấu rượu gạo sake truyền thống, đã được thêm vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể của UNESCO sau cuộc họp của tổ chức này ở Luque, Paraguay ngày 4/12 (giờ địa phương).

Ông KANO TAKEHIRO, Đại sứ Nhật Bản tại UNESCO cho biết: “Tôi vinh dự bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất của mình đối với việc ghi nhận kiến ​​thức và kỹ năng truyền thống về sản xuất rượu sake bằng nấm koji tại Nhật Bản. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước và người dân Nhật Bản, đặc biệt là những người tham gia sản xuất rượu sake, nó sẽ giúp khơi dậy lại sự quan tâm đến sản xuất rượu sake truyền thống, cả trong và ngoài Nhật Bản.”

Thành phần cơ bản của rượu sake bao gồm gạo, nước, men và koji. Toàn bộ quy trình đều được thực hiện cực kỳ nghiêm ngặt, từ khâu lựa chọn giống gạo đến khâu ủ rượu sẽ mất đến 6-12 tuần và được chia thành 8 công đoạn. Kỹ thuật nuôi cấy nấm koji được xem là chìa khóa để tạo nên sự khác biệt về hương vị rượu sake truyền thống của Nhật Bản.

Bên cạnh đó, rượu sake cũng sử dụng phương pháp “lên men nhiều lần song song” hiếm có trên thế giới để nấm Koji có thể chuyển hóa tinh bột có trong nguyên liệu thành đường, sau đó lên men để chuyển thành hóa rượu.

Giới chức Nhật Bản cho biết, sự công nhận của UNESCO không chỉ ghi nhận kiến thức thủ công về việc làm rượu sake chất lượng cao mà còn tôn vinh một truyền thống có từ khoảng 1.000 năm trước.

Ông HITOSHI UTSUNOMIYA, Giám đốc Hiệp hội sản xuất Sake và Sochu Nhật Bản cho biết: “Việc ủ rượu sake sử dụng koji đã diễn ra trong hơn 1.000 năm. Nó cũng gắn liền chặt chẽ với văn hóa của người Nhật, và tôi nghĩ rằng đó là một kho báu mà Nhật Bản nên tiếp tục trân trọng trong tương lai, cũng như là một nguồn đa dạng văn hóa có giá trị cho thế giới.”

15s Giới chức Nhật Bản kỳ vọng, việc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể sẽ khôi phục lại hình ảnh rượu sake là thức uống có cồn hàng đầu của Nhật Bản, ngay cả khi những người trẻ tuổi ở nước này dần chuyển sang rượu vang nhập khẩu hoặc bia và rượu whisky trong nước.

Ông HITOSHI UTSUNOMIYA, Giám đốc Hiệp hội sản xuất Sake và Sochu Nhật Bản chia sẻ: “Tôi hy vọng rằng đây cũng sẽ là cơ hội để người Nhật Bản nhìn nhận lại rượu sake, shochu và awamori đích thực, những thứ là tinh túy của nền văn hóa của họ. Tôi muốn họ thử dù chỉ một lần và xem nó có vị như thế nào.”

Rượu sake là một phần không thể thiếu trong các lễ hội và sự kiện hàng năm của Nhật Bản, được kết hợp hài hòa với lối sống cũng như văn hóa ẩm thực bốn mùa tại xứ sở hoa anh đào. Do đó, tìm hiểu về sake chính là cách tiếp cận sâu sắc hơn với văn hóa truyền thống của Nhật Bản.

Hiện nay, nhiều địa phương của Nhật Bản đang thúc đẩy các hoạt động quảng bá văn hóa rượu sake thông qua các tour “du lịch rượu sake”, để du khách trong và ngoài nước có thể trải nghiệm thực tế.

Anh KELVIN CHUA, Du khách Singapore chia sẻ: “Nó có vị như nước suối tươi. Rượu này nhẹ, nhưng rất thơm và có mùi trái cây. Rượu sake là đặc trưng của Nhật Bản. Vì vậy, chúng tôi ở đây để tìm hiểu và chiêm nghiệm văn hóa từ thực phẩm và đồ uống.”

Các nhà máy rượu sake trải dài trên khắp Nhật Bản, với ít nhất một nhà máy tại tất cả 47 tỉnh thành, nơi họ làm quen với điều kiện khí hậu địa phương để tạo ra hương vị độc đáo riêng.

Chị KAORI ANDO, Người dân Nhật Bản chia sẻ: “Tôi thích uống thử và đánh giá cao hương vị khác nhau của rượu sake được sản xuất bởi các nhà máy từ các vùng khác nhau.”

Nghệ thuật nấu rượu sake truyền thống đánh dấu mục thứ 23 của Nhật Bản trên danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể, bên cạnh các nghệ thuật văn hóa quan trọng khác như washoku - văn hóa ẩm thực truyền thống của Nhật Bản, và nghệ thuật kịch kabuki.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát huy vai trò công an cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Phát huy vai trò công an cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Xã hội 02/07/2025

(ANTV) - Chính quyền địa phương chuyển mình theo mô hình 2 cấp, từng phường, xã càng trở thành mắt xích quan trọng trong guồng máy phục vụ nhân dân. Trong đó, lực lượng công an cấp xã tiếp tục giữ vai trò nòng cốt, gắn bó chặt chẽ với chính quyền địa phương, triển khai hiệu quả các nhiệm đảm bảo ANTT trên địa bàn. Sự phối hợp đồng bộ, sát sao ấy chính là nền tảng để bộ máy mới vận hành thông suốt, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước tại địa bàn cơ sở. Chúng ta cùng đến với dải đất miền Trung. Ghi nhận trong buổi sáng ngày đầu tiên chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, tại phường Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Bảo đảm hoạt động thông suốt trong ngày đầu vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp

Bảo đảm hoạt động thông suốt trong ngày đầu vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp

Xã hội 02/07/2025

(ANTV) - Tại Lào Cai, ngày đầu vận hành chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, lực lượng công an đã phát huy tốt tinh thần chủ động, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với chính quyền để đảm bảo các hoạt động hành chính diễn ra thông suốt, phục vụ nhân dân một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ngay trong ngày đầu hôm nay, với sự chuẩn bị tích cực, chu đáo về mọi mặt, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và lực lượng Công an tỉnh Lào Cai đã đảm bảo giải quyết các thủ tục hành chính thông suốt, không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

 Từ 1/7, triển khai cấp định danh điện tử cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

Từ 1/7, triển khai cấp định danh điện tử cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

Xã hội 02/07/2025

(ANTV) - Để tạo điều kiện cho người nước ngoài sinh sống, lao động, học tập tại Việt Nam, Bộ Công an mở đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp định danh điện tử cho người nước ngoài. Thời gian thực hiện từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 19/8/2025. Việc cấp tài khoản định danh điện tử giúp người nước ngoài dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, giảm thiểu thời gian, giấy tờ và tiếp xúc trực tiếp, đồng thời đảm bảo tính xác thực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Khí thế mới của lực lượng Công an khi chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Khí thế mới của lực lượng Công an khi chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Xã hội 02/07/2025

(ANTV) - "Sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới hoàn thiện một nền hành chính quản trị hiện đại, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ, để mọi lợi ích thuộc về nhân dân". Bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác tinh gọn bộ máy, rút ngắn các thủ tục hành chính đang mang lại khí thế phấn khởi, những kỳ vọng lớn lao cho người dân trên khắp cả nước.

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày 02/7

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày 02/7

Điểm tin 02/07/2025

(ANTV) - Báo Lao Động có tiêu đề: “Ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp, cán bộ tận tâm, người dân hài lòng”. Theo đó, từ ngày 1/7, các xã, phường và đặc khu trên cả nước đã chính thức vận hành theo mô hình tổ chức chính quyền mới. Tại nhiều địa phương đông dân như phường Hồng Hà (Hà Nội) hay phường Dĩ An (TP.HCM), mặc dù lượng người đến làm thủ tục hành chính tăng cao, nhưng công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn diễn ra nhịp nhàng, phản ánh tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ, công chức.

 LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ trong thế giới biến động

LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ trong thế giới biến động

Thế giới 01/07/2025

(ANTV) - Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 30/6 kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo ra những động lực mới, những giải pháp đột phá để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, đặc biệt trong bối cảnh có những khó khăn, thách thức do thiếu hụt nguồn viện trợ quốc tế vốn có nguy cơ đe dọa nỗ lực toàn cầu chống đói nghèo và biến đổi khí hậu.

Ra mắt sàn giao dịch thương mại điện tử xanh đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt sàn giao dịch thương mại điện tử xanh đầu tiên tại Việt Nam

Kinh tế 01/07/2025

(ANTV) - Không đơn thuần là một sàn giao dịch trực tuyến, B2B là một hạ tầng giao thương hiện đại, cho phép doanh nghiệp công khai dữ liệu về phát thải, minh bạch hóa quy trình sản xuất, qua đó thể hiện cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường ngay từ những bước đầu tiên. Và ngày hôm nay, sàn giao dịch thương mại điện tử B2B “xanh” đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức ra mắt tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 do UBND TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị đồng hành tổ chức.

Niềm tin vào sự phát triển của siêu đô thị

Niềm tin vào sự phát triển của siêu đô thị

Kinh tế 01/07/2025

(ANTV) - Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của Việt Nam. Quy mô kinh tế sau hợp nhất của thành phố mới ước tính đạt hơn 2,7 triệu tỷ đồng, chiếm gần 1/4 GDP của cả nước. Thành phố sẽ phát triển dựa trên 3 cực tăng trưởng là Tài chính - Công nghiệp và Cảng biển, kỳ vọng tạo nên một sức mạnh cộng hưởng để đóng góp lớn cho mục tiêu giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước.

Lễ hội ẩm thực dân gian ba miền tại TP.HCM

Lễ hội ẩm thực dân gian ba miền tại TP.HCM

Văn hóa 01/07/2025

(ANTV) - Không cần phải đi xa, người dân và du khách TP.HCM có thể thưởng thức nhiều bánh đặc sản đặc trưng của ba miền Bắc – Trung – Nam ngay tại trung tâm thành phố. Ngày hội Bánh dân gian ba miền không chỉ là bữa tiệc ẩm thực, mà còn là dịp để cộng đồng kết nối, cùng gìn giữ và lan tỏa những giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc trong nhịp sống hiện đại.

Xem thêm