Thứ Sáu, 02/05/2025 22:21 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Gia tăng xu hướng trồng tre tại Uganda

(ANTV) - Tre là một trong những loài cây nhiệt đới xuất hiện nhiều tại các nước châu Á và tại Việt Nam, tre cũng là một loại cây truyền thống, thân thuộc, mang lại nhiều công dụng. Với đặc tính dễ trồng, phát triển nhanh, cho thu hoạch sớm, cây tre giờ đây không chỉ được trồng nhiều tại các nước châu Á mà còn trở thành loài cây được ưa chuộng ở khắp các quốc gia khác trên thế giới.

Tại Uganda, tre được chính phủ hỗ trợ như một loại cây trồng có tiềm năng tăng trưởng thực sự. Nó ngày càng trở nên phổ biến với các sản phẩm, từ đồ nội thất đến những đồ dùng phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Vì vậy, nhiều nông dân ở Uganda đã chuyển sang trồng tre, trong bối cảnh các nguồn tài nguyên khác đang dần cạn kiệt.

Theo các nhà bảo tồn, tre là một loại cây cứng cáp, có thể phát triển ở hầu hết mọi nơi. Các doanh nghiệp cũng coi đó là một loại cây có thể dùng làm đồ nội thất.

Anh Taga Nuwagaba, một nông dân đã chuyển hướng sang trồng tre và hiện đang sở hữu một nhà máy sản xuất đồ nội thất bằng tre gần thủ đô Kampala của Uganda.

Anh TAGA NUWAGABA, Chủ nhà máy sản xuất đồ nội thất bằng tre cho biết: “Chúng tôi đang sản xuất một số sản phẩm bằng tre, tuy là không được nhiều như mong muốn. Bạn có thể thấy những chiếc bàn, chiếc ghế này đều được làm từ tre. Cả những chiếc bút, cốc và nhiều tác phẩm điêu khắc khác nữa. Chúng tôi đang cố gắng sản xuất để thay thế những đồ nội thất được làm từ vật liệu không bên vững sang những đồ nội thất được làm từ vật liệu bền vững là tre.”

Một số loài tre được trồng tại Uganda được nhập khẩu từ châu Á, nhưng cũng có một số loài mọc hoang. Cách thành phố Mbarara ở miền Tây Uganda vài km, có một đồn điền thương mại lớn bao gồm một lô tre rộng 7 mẫu Anh. Các cây tre tại đồn điền này đang được chăm sóc cẩn thận có một kho dự trữ gồm 10.000 cọc tre đang chờ được bán cho các nhà máy.

Anh Joseph Katumba, người chăm sóc đồn điền cho biết khu đất này đã trở thành một đồn điền kiểu mẫu cho những người muốn tìm hiểu thêm về cây tre.

Anh JOSEPH KATUMBA, Người chăm sóc đồn điền chia sẻ: “Sau khi nghiên cứu về tre, chúng tôi phát hiện ra rằng tre thường sẵn sàng để thu hoạch trong vòng 3 – 5 năm và một đồn điền trồng tre nếu được chăm sóc tốt có thể hữu ích trong vòng 50 năm. Đó là lý do vì sao chúng tôi ngừng trồng bạch đàn và chuyển sang trồng tre.”

Không giống như bạch đàn, một loài thực vật thân cao được trồng phổ biến tại Uganda để lấy gỗ, tre có thể phát triển nhanh hơn bạch đàn và tái sinh như cỏ dại. Nó cũng có thể phát triển mạnh ở những nơi đất nghèo dinh dưỡng. Vì vậy, nhiều trang trại tại Uganda đã bắt đầu ngừng trồng bạch đàn và mở rộng diện tích trồng tre. Mặc dù vậy, nhiều người dân vẫn chưa có thói quen sử dụng đồ nội thất từ tre.

Anh TAGA NUWAGABA, Chủ nhà máy sản xuất đồ nội thất bằng tre nói: “Tôi có một vài người hàng xóm thử trồng tre nhưng đến giờ họ vẫn loay hoay về việc sử dụng và đặt câu hỏi về khả năng tồn tại của tre trên thị trường. Ai mua nó, dùng nó để làm gì và người dân cũng chưa thấy nhiều sản phẩm về tre. Nếu nhìn những sản phẩm này của chúng tôi và nói rằng nó được làm từ tre, mọi người vẫn có chút gì đó nghi ngại.”

Những người quảng bá việc trồng tre tại Uganda đang kêu gọi việc trồng tre cũng mang lại lợi nhuận giống như trồng cà phê hay chè. Các giống tre cũng được cung cấp rộng rãi hơn qua các vườn ươm tư nhân.

Anh STEVE TUSIIME, Nông dân trồng tre cho hay: “Nếu bạn đến đây bạn sẽ thấy chủ yếu là tre, nhưng thực ra có nhiều giống tre khác nhau và đằng sau mỗi loại tre lại là một câu chuyện. Nguồn gốc, công dụng và tên gọi của nó cũng khác nhau. Ví dụ như cây tre khổng lồ ở góc kia là mang đặc trưng của giống tre châu Á, trong khi gần đó là một cây tre khác mang đặc trưng của Ấn Độ. Tất cả đều là tre nhưng chúng có công dụng và đặc tính khác nhau.”

Mặc dù vậy, các đồn điền tre tại Uganda chưa phát triển đủ nhanh để có thể xây dựng một ngành công nghiệp xung quanh nó. Vườn ươm của Tusiime đã bán được gần 10.000 cây giống trong vòng 2 năm qua, song vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.

Anh TAGA NUWAGABA, Chủ nhà máy sản xuất đồ nội thất bằng tre chia sẻ: “Lý do chúng tôi chỉ xuất khẩu 1 container mỗi tháng là vì chúng tôi không có đủ nguyên liệu thô để sản xuất. Chúng tôi thực sự cần nhiều tre hơn nữa để sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.”

Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, việc trồng tre làm nguồn nguyên liệu thay thế để tạo ra những sản phẩm với vật liệu bền vững chắc chắn sẽ trở thành xu hướng của tương lai. Vì vậy, ngành sản xuất, kinh doanh từ vật liệu bằng tre có lẽ sẽ phát triển không chỉ tại Uganda, mà còn ở nhiều quốc gia khác nữa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đặc xá phạm nhân dịp lễ 30/4

Đặc xá phạm nhân dịp lễ 30/4

Xã hội 02/05/2025

(ANTV) - Ngày 1/5, tại các trại tạm giam, trại giam trên cả nước đã tổ chức Lễ công bố Quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước cho các phạm nhân đủ điều kiện.

Lan tỏa niềm tự hào trên không gian mạng

Lan tỏa niềm tự hào trên không gian mạng

Xã hội 02/05/2025

(ANTV) - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó là niềm vui, niềm tự hào chung cả tất cả người dân Việt Nam. Những ngày qua, bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo một môi trường an ninh, an toàn trên không giang mạng, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch, các CBCS của Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao còn có những ý tưởng hay nhằm lan tỏa tinh thần dân tộc và tình yêu Tổ quốc.

Lực lượng CAND giữ vững an ninh, trật tự sau khi giải phóng miền Nam

Lực lượng CAND giữ vững an ninh, trật tự sau khi giải phóng miền Nam

Xã hội 02/05/2025

(ANTV) - Sau chiến thắng 30-4-1975, đất nước thống nhất, cả nước cùng bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, 30 năm chiến tranh khiến nền kinh tế Việt Nam bị tàn phá, mất cân đối nghiêm trọng. Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu chống phá bằng các kế hoạch bao vây, cấm vận về kinh tế, tiến hành hoạt động gián điệp và thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

50 năm rực rỡ khúc khải hoàn non sông liền một dải

50 năm rực rỡ khúc khải hoàn non sông liền một dải

Chính trị 02/05/2025

(ANTV) - Kỷ niệm 50 năm ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong niềm hân hoan và bồi hồi xúc động trong trái tim của người dân cả nước. Sài Gòn - từ thành phố này Người đã ra đi mang về cho Việt Nam một đất nước độc lập, tự do; non sông liền một dải.

Mỹ tiếp tục không kích vào Yemen

Mỹ tiếp tục không kích vào Yemen

Thế giới 02/05/2025

(ANTV) - Lực lượng Mỹ tại khu vực ngày 01/5 tiếp tục mở thêm nhiều cuộc không kích ác liệt vào Yemen, đánh phá hàng loạt mục tiêu của Phong trào Houthi ở ít nhất 4 địa phương khác nhau.

16 quốc gia EU yêu cầu nới lỏng quy tắc về ngân sách để tăng chi cho quốc phòng

16 quốc gia EU yêu cầu nới lỏng quy tắc về ngân sách để tăng chi cho quốc phòng

Thế giới 02/05/2025

(ANTV) - Trong bối cảnh châu Âu đang tìm cách tái vũ trang sau diễn biến phức tạp về địa chính trị bởi cuộc xung đột ở Ukraine và lập trường của Tổng thống Mỹ Donald Trump về an ninh châu Âu, vừa qua 16 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu yêu cầu được phép tạm thời miễn trừ khỏi các quy định về nợ công của khối để tăng chi tiêu quốc phòng.

Mỹ và Ukraine đánh giá cao thỏa thuận khoáng sản

Mỹ và Ukraine đánh giá cao thỏa thuận khoáng sản

Thế giới 02/05/2025

(ANTV) - Sau 2 tháng trì hoãn, Mỹ và Ukraine hôm 30/4 vừa qua đã ký thoả thuận thành lập Quỹ Đầu tư Tái thiết Mỹ - Ukraine. Đây là thỏa thuận được mong đợi từ lâu trao cho Washington quyền khai thác khoáng sản đất hiếm của Kiev, đánh dấu sự chuyển dịch của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từ hỗ trợ quân sự sang hỗ trợ kinh tế cho quốc gia châu Âu. Cả Mỹ và Ukraine đều bày tỏ đánh giá cao thỏa thuận này.

Dự án bảo tồn chim săn mồi ở Nam Phi

Dự án bảo tồn chim săn mồi ở Nam Phi

Thế giới 02/05/2025

(ANTV) - Chim săn mồi là một phần quan trọng của hệ sinh thái, giúp kiểm soát sâu bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng hóa chất nông nghiệp, nạn phá rừng và đường dây điện tăng lên đã đẩy số lượng các loài chim săn mồi ở Nam Phi suy giảm đáng kể trong thời gian qua. Để bảo tồn những loài chim săn mồi này, một dự án đã được triển khai tại Nam Phi, để những chú chim bị thương được đưa về chăm sóc và điều trị cho đến khi khỏe lại.

Xem thêm