(ANTV) - Các cuộc tấn công "ăn miếng trả miếng" liên tiếp và dữ dội xuyên biên giới giữa Israel và Hezbollah vẫn tiếp tục căng thẳng những ngày gần đây. Chỉ vài giờ sau khi quân đội Israel mở chiến dịch tấn công trên bộ nhằm vào lực lượng vũ trang Hezbollah ở Liban, Iran đã phóng nhiều loạt tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu tại lãnh thổ phía nam và miền trung Israel, đánh dấu bước leo thang nguy hiểm mới trong xung đột ở Trung Đông. Một chu kỳ nguy hiểm của các cuộc tấn công và trả đũa được dự báo có nguy cơ thúc đẩy sự leo thang không thể kiểm soát trong khu vực.
Cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hồi giáo Hezbollah tại Liban đã leo thang nghiêm trọng trong những tuần qua, đánh dấu một trong những chiến dịch không kích dữ dội nhất bên ngoài dải Gaza trong hai thập kỷ trở lại đây. Israel đã tuyên bố các cuộc tấn công của họ nhằm vào những thành trì của Hezbollah tại miền Nam Liban. Theo Chuẩn đô đốc Daniel Hagari, phát ngôn viên quân đội Israel, "Hezbollah là quân đội phi nhà nước lớn nhất thế giới" và sự hiện diện của lực lượng này ở miền Nam Liban với khối lượng lớn vũ khí là một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia Israel. Chính vì vậy, Israel khẳng định nếu chính phủ Liban và cộng đồng quốc tế không thể đẩy Hezbollah ra khỏi biên giới, thì Israel sẽ tự hành động để bảo vệ lãnh thổ của mình.
Theo nhóm giám sát xung đột Airwars có trụ sở tại Anh, chiến dịch này có quy mô lớn hơn nhiều so với các cuộc không kích khác trong hai thập kỷ qua. Ví dụ, chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu nhằm chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) vào năm 2017, trong thời điểm căng thẳng nhất của trận chiến giành lại Raqqa, mỗi ngày liên minh chỉ sử dụng khoảng 500 quả đạn. Trong cuộc chiến kéo dài 20 năm của Mỹ tại Afghanistan, Washington đã tiến hành dưới 3.000 cuộc không kích mỗi năm. Thế nhưng, chỉ trong hai ngày 24 và 25/9, quân đội Israel đã sử dụng tới 2.000 quả đạn và thực hiện 3.000 cuộc không kích vào các mục tiêu tại Liban.
Hậu quả của chiến dịch này là vô cùng nặng nề. Chỉ trong chưa đầy ba tuần, các cuộc không kích của Israel đã khiến hơn 1.400 người thiệt mạng, gần 7.500 người bị thương, và hơn một triệu người phải rời bỏ nhà cửa, hầu hết trong số đó là dân thường. Lực lượng Hezbollah, nhóm vũ trang mạnh nhất của Iran tại Trung Đông, cũng chịu tổn thất nặng nề. Trong số các nạn nhân của chiến dịch không kích, có Hassan Nasrallah, thủ lĩnh quan trọng của Hezbollah, người đã giúp xây dựng Hezbollah thành một lực lượng quân sự lớn mạnh tại Liban, đã bị tiêu diệt.
Ngày 1/10, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) chính thức tuyên bố khởi động "chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn" nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Liban. Cuộc đổ bộ này đánh dấu lần đầu tiên Israel đưa quân vào lãnh thổ Liban kể từ năm 2006, mở ra một giai đoạn mới của xung đột giữa Israel và Hezbollah. Việc đưa quân vào Liban không chỉ là một hành động chiến thuật mà còn là một dấu hiệu cho thấy xung đột đã leo thang từ các cuộc không kích đơn thuần sang một cuộc chiến tranh trên bộ, với nguy cơ lan rộng ra toàn khu vực.
Ông Baraa Shiban, thành viên của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), nhận định tình hình hiện nay vô cùng nguy hiểm. Ông cảnh báo rằng chúng ta đang đứng trước bờ vực của một cuộc xung đột khu vực lớn hơn, có thể kéo theo sự tham gia của nhiều quốc gia khác. Dù Israel và Hezbollah có thể xem đây là một cuộc xung đột hạn chế, nhưng khi chiến tranh leo thang, không ai có thể kiểm soát được tất cả các yếu tố, và điều này có thể đẩy toàn khu vực vào nhiều năm xung đột dai dẳng.
Trong khi đó, Israel cũng phải đối mặt với các cuộc tấn công từ nhiều phía. Ngày 4/10, lực lượng Houthi tại Yemen đã tiến hành một cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái vào Jaffa, miền Trung Israel. Cùng ngày, Hezbollah xác nhận đã phóng tên lửa vào Haifa và tấn công một căn cứ quân sự ở miền Bắc Israel. Ngoài ra, Iran cũng đã phóng khoảng 200 tên lửa, bao gồm cả tên lửa siêu vượt âm, nhằm vào các căn cứ quân sự quanh Tel Aviv và các khu vực khác của Israel, nhằm trả đũa các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza và Liban.
Trước tình hình leo thang, nhiều quốc gia đã tiến hành các chiến dịch sơ tán công dân khỏi khu vực nguy hiểm. Ngày 5/10, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo một máy bay quân sự đã đưa 96 công dân trở về từ Liban. Cùng ngày, Trung Quốc xác nhận đã sơ tán an toàn hơn 200 công dân khỏi Liban trong hai đợt. Các quốc gia khác như Anh, Nhật Bản, Nga, Đức và Mỹ cũng đã tổ chức hoặc lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi khu vực xung đột.
Cuộc khủng hoảng nhân đạo tại miền Nam Liban đã trở nên nghiêm trọng khi hàng trăm nghìn người phải sơ tán khỏi khu vực xung đột. Đáng chú ý, có khoảng 240.000 người Syria, từng chạy sang Liban để trốn khỏi cuộc nội chiến ở quê nhà, giờ lại phải quay về Syria, mang theo nỗi lo lắng về an ninh của bản thân và gia đình. Nhiều người dân đã bị mắc kẹt khi các cuộc không kích của Israel phá hủy những tuyến đường sơ tán duy nhất sang Syria. Tình hình càng trở nên bi thảm khi các cơ sở y tế ở Liban không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu điều trị cho người dân trong bối cảnh chiến sự leo thang.
Tình hình hiện nay tại Trung Đông, đặc biệt là ở Liban và Israel, không có dấu hiệu dừng lại, và các câu hỏi về việc liệu cuộc xung đột này sẽ kết thúc ra sao vẫn chưa có câu trả lời. Trong khi đó, các ưu tiên hiện nay cần tập trung vào việc đảm bảo an toàn cho dân thường trong các vùng chiến sự, đồng thời nỗ lực thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài và đầy bất ổn này.
(ANTV) - Cùng làm công ty nên biết giờ giấc đi lại của nạn nhân, đối tượng đã đột nhập nhà nạn nhân trộm tiền, sau đó đem giấu ở khu vực nghĩa địa của địa phương.
(ANTV) - Một con lợn nhiễm bệnh, nếu không được tiêu hủy đúng quy trình, sẽ là mối nguy lớn đe dọa sức khỏe cộng đồng,ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi quốc gia. Vậy nhưng, bất chấp cảnh báo, vẫn có những đối tượng thu gom lợn bệnh, rồi giết mổ trái phép và tuồn ra thị trường. Đó không chỉ là sự vô cảm với sức khỏe, tính mạng con người mà còn là sự coi thường pháp luật.
(ANTV) - Sáng nay (15/7), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức cuộc họp về triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành. Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06.
(ANTV) - Sáng nay (15/7), tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Công tác chính trị.
(ANTV) - “6 tháng cuối năm và trong thời gian tới, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương cần tiếp tục cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch công tác, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong CAND”. Đây là một trong những nội dung trọng tâm được Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, được tổ chức vào chiều nay (15/7) tại Hà Nội.
(ANTV) - Chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Đào tạo, Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh cần đẩy mạnh tham mưu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phù hợp với mô hình tổ chức mới của lực lượng Công an.
(ANTV) - Sáng nay (15/7), Thượng tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(ANTV) - Ngày 15/7, Cục Viễn thông và cơ yếu - Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
(ANTV) - Hơn 11.600 vụ phạm tội về ma túy bị triệt phá trong 6 tháng. Đó là kết quả ấn tượng được chỉ ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy, Bộ Công an, tổ chức sáng nay (15/7).
(ANTV) - Chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, từ ngày 1/7 đến nay, các địa phương đều nỗ lực vận hành thông suốt, hiệu quả. Tại TP.HCM, với 168 đơn vị cấp xã, phường và đặc khu, ghi nhận sau hơn 2 tuần vận hành, các xã, phường mới đều đảm bảo phục vụ người dân liên tục, không gián đoạn.