Thứ Tư, 08/05/2024 09:29 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Nhà máy tái chế tự động phân loại rác thải dệt may

BT

(ANTV) - Mỗi năm tại Liên minh châu Âu (EU), có khoảng 5,8 triệu tấn hàng dệt may thải loại. Tính trung bình đầu người là khoảng 11kg/người. Đầu năm nay, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua các khuyến nghị cho Chiến lược phát triển bền vững và tuần hoàn dệt may. Một trong những mục tiêu đáng chú ý cho ngành dệt may trong tương lai được EU nêu trong Chiến lược nói trên là đảo ngược tình trạng sản xuất dư thừa, làm cho các sản phẩm dệt may trở nên bền vững hơn, dễ dàng tái sử dụng.

Khi mà lộ trình thực hiện chiến lược còn là câu chuyện dài với tất cả các quốc gia trong khối, thì một nhà máy tại Thụy Điển đã đưa ra được câu trả lời cho việc tái chế rác thải dệt may. Nằm ở ngoại ô thành phố Malmö, miền nam Thụy Điển, nhà máy này do công ty tái chế Sysav điều hành. Nó có tên SIPTEX, chữ viết tắt của “Nền tảng đổi mới trong phân loại hàng dệt may của Thuy Điển” và cũng là cơ sở đầu tiên trên thế giới phân loại rác thải dệt may hoàn toàn tự động.

Bà Anna Vilén, Phụ trách Truyền thông của Sysav cho biết: Chúng tôi có một lượng lớn hàng dệt may hỗn hợp và cần phải được phân loại để quá trình tái chế có thể hoạt động. Các khâu sắp xếp, phân loại đều cần phải được thực hiện một cách nhanh chóng với độ chính xác cao. Vì vậy, nó cần tới máy móc tự động”.

Nhà máy được lập trình để phân loại đồng thời nhiều loại vải, trong đó có vải sợi bông và polyester. Công suất hiện nay của nhà máy lên tới 4,5 tấn rác thải dệt may mỗi giờ. Vật liệu may mặc được đưa qua dải ánh sáng và sẽ phản chiếu màu sắc khác nhau tùy vào chất liệu. Cảm biến xác định loại sợi, sau đó, luồng khí nén sẽ thổi vải vào đúng làn băng chuyền.

Anh Jacob Starkenberg, người vận hành hệ thống phân loại chia sẻ: Tại đây, chúng tôi đưa tất cả vật liệu vào hệ thống, sau đó chúng sẽ trải qua 4 quy trình phân loại. Ví dụ, chúng tôi muốn phân loại quần áo có thành phần 95% contton hoặc 50% acrylic. Hệ thống này có thể làm được điều đó”.

Từng là một cơ sở thí điểm, SIPTEX hiện có khả năng phân loại tới 24.000 tấn mỗi năm - gần 1/3 lượng rác thải dệt may hàng năm của Thụy Điển.

Bà Anna Vilén, Phụ trách Truyền thông của Sysav cho biết: Chúng tôi sẽ đạt được các mục tiêu mà Liên minh châu Âu đặt ra. Đây là cơ sở tái chế đầu tiên, nhưng chắc chắn không phải là cơ sở cuối cùng. Chúng tôi cần nhiều nhà máy phân loại tự động hơn ở khu vực châu Âu.

Một nghiên cứu vào năm ngoái của Viện Môi trường Thụy Điển cho thấy, việc phân loại tự động quy mô lớn hàng dệt may có thể đem lại lợi ích cho môi trường.

Nhưng các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo, bên cạnh việc tái chế, vấn đề cốt lõi là thay đổi tầm nhìn và cách hoạt động của ngành dệt may - ngành đang gây ô nhiễm môi trường lớn thứ 2 trên thế giới.

Ông Lars Persson, Bộ phận Phát triển Kinh doanh và Thị thường SIPTEX cho  rằng: Điều cần làm tiếp theo là khiến các công ty sản xuất quần áo hiểu ra rằng, họ cần sử dụng vật liệu tái chế thay vì những vật liệu dệt may truyền thống.”

Theo PGS Else Skjold, Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch: Ý tưởng tái chế hàng dệt may chính là hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn. Nhưng kinh tế tuần hoàn đòi hỏi chúng ta phải có hàng dệt may chất lượng rất cao, có thể tái chế nhiều lần trong thời gian dài. Đó là điều chúng ta chưa làm được. Điều tệ nhất là hiện nay, chúng ta vẫn kiếm cớ để sản xuất nhanh, số lượng lớn nhưng chất lượng lại không cao”.

Điều mà PGS Else Skjold nói tới chính là “thời trang nhanh” – mô hình kinh doanh đang đặt ra nhiều lo ngại nhưng lại đem đến lợi nhuận khổng lồ cho các tập đoàn, công ty. EU cho biết, sản lượng dệt may toàn cầu đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2015, và mức tiêu thụ dự kiến sẽ tăng gần 2/3 vào năm 2030. Những quy định như của Nghị viện châu Âu hay những cơ sở như SIPTEX là cần thiết để hướng tới “thời trang bền vững”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng Điện Biên Phủ

(ANTV) - Với quyết tâm chiến lược “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng địch ở chiến dịch Điện Biên Phủ”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã đoàn kết chặt chẽ, lập nên những chiến công vang dội, hoàn thành xuất sắc mục tiêu của chiến dịch. Trong thắng lợi đó, có phần đóng góp rất quan trọng của lực lượng CAND Việt Nam. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07.5.1954 - 07.5.2024); chương trình Tiêu điểm ANTT hôm nay, với sự tham gia của Thiếu tướng Nguyễn Bình Ban – Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận, đánh giá về vai trò và những đóng góp của lực lượng CAND trong chiến thắng vĩ đại này.

Đại tướng Tô Lâm biểu dương CBCS tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Tô Lâm biểu dương CBCS tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 07/05/2024

(ANTV) - Ngay sau khi Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Công an đã tổ chức Lễ Tổng kết công tác tổ chức lực lượng Công an nhân dân tham gia diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm. Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đến dự, phát biểu chỉ đạo, động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ đã làm tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự, tham gia các sự kiện, đóng góp tích cực vào thành công chung của chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Báo chí quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thế giới 07/05/2024

(ANTV) - “Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 không chỉ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mà còn cổ vũ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc trên thế giới.” Đó là nhận định chung của hàng loạt bài viết được đăng tải trên nhiều tờ báo lớn trong những ngày qua.

Điện Biên hôm nay

Điện Biên hôm nay

Chính trị 07/05/2024

(ANTV) - Điện Biên, mảnh đất nơi cực Tây tổ quốc đã trải qua những thăng trầm của thời gian, và trở thành cái tên ghi vào lịch sử nhân loại với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến trường đầy khói lửa bom đạn năm xưa, giờ đây thay bằng những gam màu tươi sáng, nhờ nỗ lực không ngừng của Chính quyền và đồng bào các dân tộc Tây Bắc qua nhiều thế hệ, trong suốt 70 năm qua.

Những cánh thư còn mãi với thời gian

Những cánh thư còn mãi với thời gian

Xã hội 07/05/2024

(ANTV) - Đã 70 năm trôi qua, những kí ức về chiến dịch Điện Biên Phủ khốc liệt vẫn còn đó, không chỉ là những tháng ngày "khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt", ở nơi tưởng như chỉ có mưa bom lửa đạn mà vẫn có những câu chuyện tình yêu thật đẹp của những người lính. Chúng tôi muốn nói đến sức mạnh của những cánh thư tay, đã theo họ vượt qua mọi thử thách của chiến tranh, tạo nên những niềm vui và ký ức trong cuộc sống, vẫn trường tồn mãi theo thời gian

Xem thêm