(ANTV) - “Tại sao tôi không thể đi học lại?” có lẽ là câu hỏi mà những đứa trẻ di cư luôn mong muốn được trả lời và đáp ứng nguyện vọng tới trường. Giáo dục, đối với bất cứ đứa trẻ nào cũng là chìa khóa cho một tương lai thành công. Song thực tế là có tới hàng triệu trẻ em tị nạn trong độ tuổi đến trường trên thế giới không được học hành chính quy. Rào cản về ngôn ngữ, ít trường học và nếu có, nhiều gia đình cũng không có tiền trả học phí là những hạn chế khiến số trẻ em tị nạn không được học tập ngày càng tăng cao. Có rất nhiều những câu chuyện cảm động, những nỗ lực dù nhỏ dù lớn để giúp đỡ những trẻ em tị nạn được tiếp cận với giáo dục.
Em Meryem, một trẻ tị nạn, chia sẻ: “Cháu hy vọng sẽ được sớm rời khỏi trại tị nạn và được đi học với các bạn.” Trong khi mong ước này vẫn chưa thành hiện thực, cô bé Meryem, 10 tuổi, đang trở thành cô giáo của nhiều em nhỏ trong trại tị nạn Syria.
Chiến tranh và loạn lạc đã đẩy những trẻ em tị nạn vào tình cảnh mất gia đình và mất đi những quyền lợi cơ bản, đặc biệt là quyền được nhận sự giáo dục. UNICEF đang làm việc với chính phủ các quốc gia tiếp nhận trẻ em và gia đình tị nạn để giúp tăng cường khả năng tiếp cận nền học tập có chất lượng.
Chị Anastasia Shershnyova, một phụ huynh học sinh, chia sẻ: “Hôm nay tôi vừa đưa con gái tới đây nhập học. Trước đây tôi đã gửi con ở một số trường mẫu giáo của Cộng hòa Séc. Chuyển tới đây, tôi muốn con được học với những người bạn có cùng quốc tịch, cùng hoàn cảnh.” Chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những giọt nước mắt lạ lẫm khi bắt đầu chuyển tới một ngôi trường mới, nhưng từ những ngôi trường dành cho trẻ tị nạn như thế này, các công dân tương lai sẽ sớm trưởng thành và tìm thấy con đường đi riêng cho mình.
Bà Oksana Breslavska, người sáng lập Quỹ vì trẻ em tị nạn Ukraine tại Cộng hòa Séc, cho biết: “Đây là trường mẫu giáo đầu tiên dành cho những người tị nạn Ukraine tại Praha, Cộng hòa Séc. Và chúng tôi đã nhận 25 trẻ em Ukraine từ 2 đến 6 tuổi.”
Chi phí giáo dục đang trở thành gánh nặng với những gia đình tị nạn. Phần lớn những gia đình này rất khó khăn trong việc tìm kế sinh nhai. Khi họ đang phải vật lộn với cơm áo, gạo, tiền thì vấn đề giáo dục luôn bị xếp lại phía sau. Một người tị nạn chia sẻ: “Chúng tôi đã phải chuyển 4 ngôi trường trong vòng 1 năm qua vì lý do liên tục bị chuyển chỗ tìm việc làm.” Một người khác nói: “Hai ngày trước khi năm học mới bắt đầu chúng tôi phải gói ghém đồ đạc và ra khỏi nơi đang ở.”
New York hiện đang chăm sóc cho gần 60.000 người tị nạn. Hơn 200 cơ sở đã được trưng dụng làm nơi cư trú cho những người này bao gồm nhiều khách sạn, tòa nhà, văn phòng. Chính quyền tại đây cũng đã đưa ra chương trình hỗ trợ giáo dục cho trẻ em tị nạn. Đại diện chính quyền New York, Mỹ, cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng giúp trẻ em tị nạn sớm nâng cao khả năng ngôn ngữ để có thể tham gia vào chương trình giáo dục của chính phủ.”
Giáo dục là cách để trẻ em hồi phục. Trường học mang lại cho người tị nạn cơ hội thứ hai. Tuy nhiên, số người đến gần với cơ hội này còn quá ít. Do đó, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn kêu gọi các chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức giáo dục và các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính cho một sáng kiến mới để tăng cường giáo dục trung học cho người tị nạn.
Ông Filippo Grandi, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, nhấn mạnh: "Trường học là nơi đầu tiên trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, trẻ tị nạn có thể lấy lại cảm giác bình thường. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục diễn ra và thiếu các khoản đầu tư khẩn cấp vào giáo dục cho người tị nạn, chúng ta phải chịu chi phí cho một thế hệ thanh niên lớn lên mà không thể tự chăm sóc bản thân, tìm việc làm hoặc đóng góp đầy đủ cho cộng đồng của họ.”
Anh Mohammad Zein, Chủ tịch của Tổ chức Syrian Social Gathering, chia sẻ: “Chúng tôi lên danh sách những người tị nạn Syria, thăm họ thường xuyên, thu thập dữ liệu và giới thiệu các dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi cố gắng để giúp đỡ các gia đình nghèo và đảm bảo rằng con cái của họ có thể tiếp cận với giáo dục.”
Mặc dù các quốc gia từng cam kết tạo điều kiện để khoảng 500.000 trẻ em tị nạn được đi học, song Cao ủy về người tị nạn vẫn kêu gọi các quốc gia tiếp nhận người tị nạn, tạo điều kiện hơn nữa để trẻ em được đến trường.
Giáo dục cả trẻ em gái và trẻ em trai là con đường tốt nhất để dẫn đến những thành công lâu dài cho một quốc gia. Nếu tất cả những người trẻ tuổi đều được giáo dục, cùng nhau hy vọng thì các em chính là những người có thể xây dựng lại đất nước mà chúng đã bắt buộc phải bỏ lại phía sau.
(ANTV) - Chiều 1/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác của Trung ương đã đi thăm, kiểm tra hoạt động của mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh; phường Tây Hồ và Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.
(ANTV) - Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo 138 TP Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên dương các điển hình tiến tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2025. Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội.
(ANTV) - Mới đây Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường - Bộ Công an phối hợp cùng lực lượng Công an tỉnh Bắc Ninh bất ngờ kiểm tra một kho xưởng tại thôn Sơn, phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện một đường dây sản xuất và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật giả quy mô lớn, do Nguyễn Văn Tuấn cầm đầu.
(ANTV) - Ngay sau khi sáp nhập 2 địa phương vào TP.HCM, Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đã đẩy mạnh chiến dịch kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Vận tải hành khách, dừng đỗ sai quy định là một trong những chuyên đề được Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đẩy mạnh trong tuần đầu của chiến dịch.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, người dưới 35 tuổi có thể vay mua nhà ở xã hội với mức lãi suất chỉ 5,9% thay vì 6,1% như trước đó. Mức lãi suất này được áp dụng trong 5 năm đầu vay vốn.
(ANTV) - Từ ngày 1/7, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Đối với các cơ sở kinh doanh, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.
(ANTV) - Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, TPHCM đang tập trung đa dạng hóa đối tác thương mại, đẩy mạnh mở rộng sang các thị trường mới. Xáo trộn thương mại toàn cầu đang đặt ra thách thức lớn đối với tăng trưởng kinh tế của TPHCM. Dù vậy, thành phố vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng 8,5% đã đề ra, chủ động xây dựng các kế hoạch ứng phó và hỗ trợ doanh nghiệp.
(ANTV) - Để đáp ứng yêu cầu khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Công an các xã, phường trên địa bàn TP.HCM đã khẩn trương triển khai các mặt công tác, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị trên địa bàn góp phần vận hành thông suốt mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động.
(ANTV) - Là phường trung tâm của tỉnh Lâm Đồng mới, Công an phường Xuân Hương – Đà Lạt đã bước vào ngày làm việc đầu tiên với tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu quản lý về an ninh trật tự trên địa bàn rộng lớn sau khi sáp nhập từ các phường 1, 2, 3, 4 và 10 TP Đà Lạt cũ.
(ANTV) - Tối 01/7, hàng nghìn người dân đã tới Quảng trường Nguyễn Văn Linh (tỉnh Hưng Yên) để xem chương trình nghệ thuật “Giai điệu quê hương – Niềm tin ngày mới” nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 – 1/7/2025) và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Chương trình do Cục Công tác chính trị chỉ đạo, Nhà hát Ca múa nhạc Công an nhân dân biểu diễn.