(ANTV) - Mùa mưa được ví như huyết mạch nuôi sống hoạt động canh tác nông nghiệp của Ấn Độ, khi đem lại gần 70% tổng lượng nước mà quốc gia Nam Á cần cho hoạt động trồng trọt, cũng như nạp vào hồ chứa và các tầng nước ngầm. Tuy nhiên, lượng mưa năm nay ghi nhận tại Ấn Độ đã sụt giảm nghiêm trọng, đe dọa sản lượng nhiều loại cây trồng như lúa, lúa mỳ và cây mía lấy đường. Tác động của biến đổi khí hậu đang khiến đời sống sản xuất và sinh hoạt của 120 triệu nông dân Ấn Độ gặp nhiều khó khăn.
Shobha Londhe, một nông dân tại làng Talegaon ở bang Maharashtra, Ấn Độ, đang phải đối mặt với những thách thức to lớn do thời tiết khắc nghiệt. Những năm gần đây, nắng nóng gay gắt vào mùa hè và khô hạn do thiếu mưa đã khiến mùa màng thất bát, đẩy cuộc sống của gia đình chị vào cảnh khốn khó.
Chị Shobha Londhe chia sẻ: "Thường vào mùa mưa, chúng tôi có việc để làm nhưng thời tiết mùa hè giờ đây quá nóng và chẳng thể làm việc đồng áng. Trong nhà chẳng còn lương thực và thật khó để sống sót."
Áp lực từ cuộc sống đã dẫn đến bi kịch gia đình khi chồng chị Shobha Londhe tự tước đi mạng sống của mình, để lại chị cùng hai người con đang trong độ tuổi ăn học. "Chúng tôi mắc nợ, gặp khó khăn trong việc cho bọn trẻ đi học, rồi bỗng một ngày chồng tôi chọn cách hành động cực đoan như vậy. Chi phí sinh hoạt, giáo dục và gánh nặng nợ nần đã khiến anh ấy tự sát," chị Shobha Londhe nói.
Tình hình thời tiết bất lợi không chỉ ảnh hưởng đến Maharashtra mà còn trên toàn Ấn Độ. Lượng mưa từ đầu tháng 6 đến nay giảm khoảng 20% so với các năm trước, báo hiệu khó khăn cho ngành nông nghiệp của quốc gia đông dân nhất thế giới. Khu vực Tây Bắc ghi nhận lượng mưa giảm khoảng 68% do đang trải qua những đợt sóng nhiệt tồi tệ. Nắng nóng dự kiến sẽ kéo dài ở các bang miền Bắc với nhiệt độ dao động từ 42 - 47,6 độ C, đe dọa làm giảm sản lượng lúa mỳ. Tại các khu vực miền Trung trồng cây đậu tương, bông và mía lấy đường, lượng mưa giảm 29% so với thông thường.
Anh Atul Jadhav, một nông dân Ấn Độ, cho biết: “Tôi sẽ không cho con cái theo nghiệp làm nông vì tôi cho rằng công việc này sẽ chẳng đủ để nuôi sống chúng.”
Ông Vivek Grewal, một nhà thủy văn học, nhận định: "Nguyên nhân trực tiếp do con người gây ra là khai thác quá mức nước ngầm và trồng các loại cây trồng cần nhiều nước như mía đường… Lý do khác như biến đổi khí hậu, trong đó nhiệt độ tăng cao, về cơ bản sẽ dẫn đến sự thoát hơi nước nhiều hơn và tình trạng thiếu nước. Tần suất và cường độ của những đợt hạn hán dự kiến sẽ tăng lên."
Bộ Nông nghiệp và Phúc lợi Nông dân Ấn Độ dự báo sản lượng gạo sẽ giảm 8,8%, xuống 123,8 triệu tấn trong niên vụ tính đến tháng 6, trong khi sản lượng lúa mì có thể giảm từ mức 114 triệu tấn một năm trước xuống 112 triệu tấn do thời tiết bất lợi. Sản lượng sụt giảm dẫn tới nguy cơ Ấn Độ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu một số nông sản.
Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất, xuất khẩu đường và hành lớn thứ hai thế giới, đồng thời là nước sản xuất lúa mì lớn. Chính sách kiểm soát giá cả trong nước và hạn chế xuất khẩu nông sản của Ấn Độ có thể tác động tới an ninh lương thực toàn cầu. Từ tình hình tại Ấn Độ, có thể thấy tình trạng Trái đất nóng lên đe dọa năng suất cây trồng và có nguy cơ gây mất an ninh lương thực toàn cầu. Do đó, sản xuất nông nghiệp đang đứng trước yêu cầu cần có bước chuyển mình mạnh mẽ theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
(ANTV) - Quan sát thấy nạn nhân quên không rút chìa khóa ra khỏi ổ khóa điện, đối tượng Vũ Anh Tài, trú xã An Thượng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương đã trộm cắp chiếc xe máy của nạn nhân rồi tẩu thoát. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tài đã bị lực lượng Công an phối hợp với người dân bắt giữ.
(ANTV) - Trải qua 70 năm kể từ ngày giải phóng, Thủ đô Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; chất lượng cuộc sống của của Nhân dân Thủ đô không ngừng được nâng lên; diện mạo Thủ đô có nhiều đổi thay, văn minh, hiện đại; vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng cao cả trong nước và quốc tế.
(ANTV) - Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38 của UBTVQH, sáng ngày 9/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, thường vụ đã cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
(ANTV) - Sau những trận mưa lớn liên tục mấy ngày qua, khu vực đồi thông rộng 35ha thuộc xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý xuất hiện nhiều điểm trượt lở, vết nứt, khiến hàng chục hộ dân trong khu vực lo sợ.
(ANTV) - Sáng nay 9/10, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste cùng nhiều đại diện đối tác, tổ chức quốc tế và khu vực. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự lễ khai mạc.
(ANTV) - Hoà trong không khí tưng bừng chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối qua, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình hòa nhạc “Thắp sáng niềm tin”. Đây là chương trình do Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an chỉ đạo Nhà hát Hồ Gươm thực hiện.
(ANTV) - Sáng ngày 9/10 tại Hà Nội, Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì Hội nghị Giao ban công tác kế hoạch, tài chính, hậu cần, kỹ thuật CAND quý 3 và 9 tháng năm 2024.
(ANTV) - Sáng ngày 9/10 tại Hà Nội, Bộ Công an long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng Ngoại tuyến (10/10/1954 - 10/10/2024) và đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất. Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
(ANTV) - Tù 1954-2024 là một chặng đường 70 năm. Trong thời gian ấy, đất nước ta đã trải qua nhiều cột mốc lịch sử, là những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; là những thắng lợi bước đầu của công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc.
(ANTV) - Nhân kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô, chiều nay, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức gặp mặt các nhà khoa học, chuyên gia tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho công tác nghiên cứu lý luận, khoa học, chiến lược và lịch sử của ngành CAND, phục vụ sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.