(ANTV) - Rừng ngập mặn là nền tảng của các hệ sinh thái ven biển, bảo vệ bờ biển khỏi bị xói mòn, cung cấp môi trường sống cho cá và các sinh vật biển khác, đồng thời lưu trữ một lượng lớn carbon. Những khu rừng ven biển rất quan trọng đối với các cộng đồng địa phương, những người từ lâu sống dựa vào chúng để lấy lương thực, nhiên liệu và vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, Kenya đã để mất một nửa diện tích rừng ngập mặn trong 50 năm qua do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả việc người dân khai thác quá mức với các lựa chọn sinh kế hạn chế.
Gần đây, một loạt nỗ lực bảo tồn rừng ngập mặn đã được triển khai quanh thành phố Mombasa, trong đó, một cách làm mới mẻ tận dụng nguồn lực của chính những khu rừng ven biển, đó là nuôi ong.
Trong bộ quần áo bảo hộ, ông Peter Nyongesa đang đi bộ qua cánh rừng ngập mặn để theo dõi các tổ ong của mình. Ông nhớ lại đã từng rất nhiều lần cầu xin những người khai thác gỗ tránh xa khu rừng ngập mặn hoặc chí ít giữ lại “sinh mệnh” cho những cây còn non.
Ông Peter Nyongesa – Thành viên nhóm bảo tồn Tulinde Mikoko, Kenya: "Chỉ cần nhận ra điều gì đó có lợi, họ sẽ không quan tâm tới hậu quả về sau. Đến mức, chúng tôi phải van xin họ chỉ chặt những cây trưởng thành mà chừa lại cây non, nhưng họ nói rằng, những cây đó chẳng phải sở hữu của ai cả.”
Ông Nyongesa bắt đầu nuôi ong từ 25 năm trước nhưng chủ yếu là để lấy mật. Đến năm 2019, ông tham gia một nhóm bảo tồn địa phương có tên là Tulinde Mikoko, tiếng Swahili có nghĩa là "Hãy bảo vệ rừng ngập mặn". Những tình nguyện viên của nhóm đóng vai trò là người bảo vệ rừng và ngăn chặn nạn khai thác gỗ trái phép. Họ đã nghĩ ra ý tưởng giấu những tổ ong trên các nhánh cây để biến những con ong cần mẫn trở thành một người bảo vệ rừng thầm lặng.
Bà Bibiana Nanjilula, Người sáng lập nhóm bảo tồn Tulinde Mikoko, Kenya: "Những đối tượng khai thác gỗ trái phép thường lợi dụng lúc đêm tối để chặt phá cây trong rừng, thời điểm mà chúng tôi không thể giám sát hết được. Vì thế, chúng tôi đặt những tổ ong ở trên cao hoặc những nơi cây lá rậm rạp. Ong không thích tiếng ồn, vì vậy, khi những đối tượng khai thác bắt đầu cưa hoặc chặt cây, ong sẽ lao ra tấn công họ.”
Sáng kiến tuy đơn giản nhưng lại đang phát huy hiệu quả tích cực trong công tác ngăn chặn nạn khai thác gỗ trái phép trong rừng ngập mặn ở Mombasa. Ở thành phố ven biển này, người ta ước tính, gần 50% tổng diện tích rừng ngập mặn, tương đương khoảng gần 2.000ha rừng, đã bị suy thoái nghiêm trọng do cả yếu tố tự nhiên và con người.
Nhưng có một điểm đáng mừng, sự suy thoái này đang giảm tốc trong vài năm gần đây, nhờ vào rất nhiều sáng kiến của cộng đồng địa phương, mà một trong số đó là Tulinde Mikoko. Bên cạnh đó, việc nuôi ong trong rừng ngập mặn còn đem tới cho người dân địa phương một nguồn thu nhập đáng kể, nhờ tận dụng được lợi thế từ chính những khu rừng ven biển.
Ông Peter Nyongesa – Thành viên nhóm bảo tồn Tulinde Mikoko, Kenya: "Phù sa màu mỡ và biển cả đã tạo nên khu đất ngập nước với thảm thực vật phong phú. Đó là môi trường lý tưởng để phát triển nghề nuôi ong. Mật ong với chất lượng tốt giúp chúng tôi kiếm được nhiều tiền hơn để trang trải cuộc sống.”
Những con ong cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thụ phấn, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh sản. Mối quan hệ cộng sinh giữa rừng ngập mặn, đàn ong và con người càng thúc đẩy những tình nguyện viên này nỗ lực bảo vệ rừng. Việc chăm sóc ong cũng giống như việc chăm sóc rừng ngập mặn, hay nói cách khác, người nuôi ong cũng phải như một cán bộ kiểm lâm.
Ông Jared Bosire – Quản lý dự án, Chương trình Môi trường LHQ tại Nairobi, Kenya: "Rừng ngập mặn càng khỏe mạnh thì sản lượng và chất lượng mật ong sẽ càng cao. Chúng tôi khuyến khích việc kết hợp sinh kế với bảo tồn rừng ngập mặn, bởi cộng đồng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích về lâu dài thay vì những lợi ích trước mắt.”
Những mầm cây con đang mọc lên tại những khu đất rừng từng bị chặt hạ. Những bầy ong sẽ sớm có một ngôi nhà mới. Người dân ở Mombasa cũng sẽ có thêm nguồn sinh kế và họ sẽ viết tiếp câu chuyện của những người bảo vệ rừng.
(ANTV) - Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây thông báo triển khai thêm một tàu sân bay từ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tới Trung Đông. Động thái nhằm tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ, tiếp tục thúc đẩy ổn định khu vực, răn đe các hành động gây hấn, và bảo vệ dòng chảy thương mại.
(ANTV) - Siết chặt quy định pccc tại nhà trọ; Hà nội: Rà soát toàn bộ dự án có sử dụng đất từ 2008; Đồng Nai: Kiến nghị thủ tướng chính phủ việc xây cầu, đường kết nối Bình Phước - là những chính sách mới có hiệu lực.
(ANTV) - Sau trận động đất nghiêm trọng, Myanmar đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc men và vật tư y tế. Các bệnh viện tại nước này rơi vào tình trạng quá tải do phải tiếp nhận số lượng lớn nạn nhân bị thương.Để hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn, nhiều nước đang tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực cứu trợ.
(ANTV) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc xây dựng 2 “đại dự án” Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đặt tại tỉnh Hà Nam.Trên tinh thần: rõ nguyên nhân, rõ sai phạm, rõ trách nhiệm, rõ thiệt hại và rõ lãng phí, nhiều nội dung sai phạm đã được làm sáng tỏ. Báo kinh tế & Đô thị số ra ngày hôm nay đề cập qua bài viết “Chống lãng phí - cuộc chiến chống “giặc nội xâm”.
(ANTV) - Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố lộ trình mang tên "ProtectEU" nhằm ứng phó với các mối đe dọa đối với an ninh nội địa của Liên minh châu Âu (EU). Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong "kỷ nguyên mới về quốc phòng và an ninh", tiếp nối Sách Trắng về quốc phòng châu Âu và Chiến lược ứng phó của EU. Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường khả năng bảo vệ trước những thách thức an ninh ngày càng phức tạp.
(ANTV) - Ghi nhận thực tế công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai cũng đã có những chuyển biến tích cực sau một tháng lực lượng công an tiếp nhận nhiệm vụ. Tại tỉnh Điện Biên, mọi hoạt động tại các cơ sở cai nghiện đều diễn ra thông suốt, duy trì ổn định và hiệu quả, không chỉ góp phần bảo đảm an ninh trật tự địa phương mà còn nâng cao hiệu quả, giúp người nghiện từ bỏ ma túy, từng bước tái hòa nhập cộng đồng.
(ANTV) - Thiệt hại của thảm họa động đất tại Myanmar vẫn hết sức nặng nề. Đến nay, 5 ngày sau trận động đất, thủ đô Naypyidaw của Myanmar vẫn còn hàng chục nghìn người phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu nước sạch, thiếu thốn các nhu yếu phẩm thiết yếu và sự chăm sóc về y tế. Mãi đến tối 2/4, Naypyidaw mới có điện trở lại. Tuy nhiên, cái nóng gay gắt, đỉnh điểm có thể tới 40-41 độ C, cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề, trong khi xung đột tại một số khu vực là thách thức lớn, gây cản trở cho việc vận chuyển hàng nhân đạo.
(ANTV) - Kể từ khi đặt chân đến Myanmar, đoàn cứu hộ của Việt Nam, trong đó có 26 chiến sĩ của Bộ Công an Việt Nam vẫn luôn nỗ lực thực hiện nhiệm vụ cứu nạn quốc tế, với quyết tâm giúp bạn như giúp mình. Ngày thứ 3 có mặt tại thủ đô Nây pi tô, trong điều kiện oi bức với nhiệt độ xấp xỉ 40 độ C, các chiến sĩ cứu nạn cứu hộ của Bộ Công an tiếp tục tìm kiếm nạn nhân và đưa ra ngoài. Trong ngày 2/4, quá trình đưa các nạn nhân ra ngoài gặp nhiều tình huống khó khăn.
(ANTV) - Đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc xyanua, tàng trữ vật liệu nổ để khai thác vàng trái phép tại Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vừa bị lực lượng công an triệt phá. Hiện có 47 đối tượng liên quan đến các hành vi trên bị bắt giữ.
(ANTV) - Quyền Giám đốc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Lee Ho Young hôm nay cho biết cảnh sát sẽ thực hiện mức cảnh báo an ninh cấp cao nhất trên cả nước vào ngày 4/4, khi Tòa án Hiến pháp dự kiến ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.