(ANTV) - Tái chế rác thực phẩm là việc đang được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện để bảo vệ môi trường. Ở Thụy Điển, việc này thậm chí còn được luật hóa. Quy định trên có hiệu lực vào đầu năm nay. Đến thời điểm này, việc tái chế rác thực phẩm đã thu được nhiều kết quả khả quan với khẩu hiệu "Rác thực phẩm để tái chế chứ không phải vứt đi".
Trong căn bếp nhỏ ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển, anh Fabian Säll đạng nạo vỏ khoai tây. Thay vì vứt vỏ khoai tây vào chung với những loại rác thải khác, anh để riêng ra để mang đi tái chế. Anh Fabian chỉ là một trong số nhiều người dân Thụy Điển đang làm theo khẩu hiệu "Rác thực phẩm để tái chế chứ không phải vứt đi".
Anh FABIAN SALL, Người dân ở Stockholm, Thụy Điển chia sẻ: "Tôi nghĩ luật tái chế rác thực phẩm là một điều tốt. Như vậy, mọi người sẽ suy nghĩ thêm về thực phẩm mà mình lãng phí và có trách nhiệm hơn với thực phẩm mà mình vứt đi".
Không phải trước khi luật tái chế rác thực phẩm chính thức được áp dụng người dân Thụy Điển mới có thói quen này, nhưng nhờ có luật, việc tái chế rác thực phẩm càng được lan tỏa rộng khắp hơn trong cộng đồng.
Bà STINA HEDSTROM, Điều phối viên Công ty dịch vụ rác thải Vatten Och Avfall cho biết: “Từ đầu tháng Một năm nay, việc phân loại rác thải trở thành bắt buộc trên toàn đất nước. Một số vùng tại Thụy Điển đã làm điều này hàng thập kỷ nhưng giờ nó cũng được triển khai ở Stockholm. Mặc dù chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra nhưng chúng ta đang tiến gần mục tiêu đó.”
Theo luật mới của Thụy Điển, rác thực phẩm phải được phân loại riêng để mang đi tái chế. Việc này áp dụng với cả hộ gia đình và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Sau một thời gian áp dụng, luật này đã cho thấy kết quả tích cực. Biokraft - một trong 2 công ty chịu trách nhiệm tái chế rác thải thực phẩm tại khu vực Stockholm - cho biết rác thực phẩm đã được thu gom tập trung hơn. Rác này sẽ được xử lý thành phân bón, khí sinh học và cả nhiên liệu sinh học hóa lỏng. Phân bón sau đó sẽ đến tay nông dân, khí sinh học có thể sử dụng tại các trạm xe buýt, trong khi nhiên liệu sinh học hóa lỏng có thể được bán ra nước ngoài.
Anh OERJAN BOHINEN, Kỹ sư Biokraft cho biết: “Chúng tôi sử dụng một số vi khuẩn để phân hủy rác và từ đó sản sinh ra khí sinh học. Nhiên liệu sinh học, một số được đưa đến trạm xăng nhỏ của chúng tôi ngay phía sau tôi đây, nơi tất cả các xe tải cung cấp cho chúng tôi chất thải thực phẩm mỗi ngày đến và tiếp nhiên liệu. Và rất nhiều khí nén khác được gửi đến các trạm xăng tại địa phương trong khu vực Stockholm.”
Bà STINA HEDSTROM, Điều phối viên Công ty dịch vụ rác thải Vatten Och Avfall cho biết: "Rác thực phẩm khi được tái chế sẽ có vòng đời mới. Nó có thể là khí sinh học và phân bón sinh học. Những sản phẩm này sẽ giúp chúng ta giảm lượng khí thải CO2 và các khí nhà kính khác. Chúng ta cũng có thể tránh lạm dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn.
Trung bình mỗi người Thụy Điển thải ra khoảng 120 kg chất thải thực phẩm hàng năm. Dù tái chế là tốt nhưng tránh lãng phí vẫn được khuyến khích hơn. Thụy Điển đặt mục tiêu đến năm 2025, lượng thức ăn thừa bình quân theo đầu người sẽ giảm 20%. Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu giảm một nửa lượng rác thực phẩm bình quân đầu người vào năm 2030.
(ANTV) - Một quốc gia ở châu Âu là Hy Lạp đang phải chiến đấu với nhiều vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra, ở nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau, trong đó những vụ cháy lớn được ghi nhận trên các đảo Crete và Kythera cũng như ở khu vực phía bắc Halkidiki.
(ANTV) - Những đợt nắng nóng khắc nghiệt đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế châu Âu. Trong các mùa Hè gần đây, nắng nóng là nguyên nhân khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, trong khi thiệt hại kinh tế do thời tiết cực đoan ngày càng chất chồng.
(ANTV) - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua đã có cuộc điện đàm kéo dài hai giờ – đánh dấu lần liên lạc đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ năm 2022, thời điểm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
(ANTV) - Sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm hôm 2/7, Tổng thống Donald Trump thông báo Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận thương mại và đó sẽ là một thỏa thuận hợp tác lớn giữa 2 nước. Chi tiết về thỏa thuận sẽ được công bố sau.
(ANTV) - Sau khi Công an tỉnh Quảng Ninh công bố quyết định về việc sát nhập các phường, xã trên địa bàn theo mô hình, địa giới hành chính mới, Công an các phường, xã thuộc địa bàn thành phố Hạ Long trước đây đã thành lập nhóm Zalo chung nhằm trao đổi mọi thông tin và hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
(ANTV) - Ngay sau khi có quyết định thành lập mô hình chính quyền địa phương hai cấp, lực lượng công an cơ sở đã và đang từng bước ổn định tổ chức, cơ sở vật chất nơi làm việc mới của cán bộ, chiến sỹ, đồng thời với đó là duy trì thường xuyên, đều đặn các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, với tinh thần không để gián đoạn công việc, phục vụ tốt nhất nhu cầu chính đáng của người dân.
(ANTV) - Bố trí người trực 24/7 để hỗ trợ người nộp thuế; Hà Nội yêu cầu cung cấp miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử; Đề xuất thu phí thêm 13 tuyến đường bộ cao tốc do nhà nước đầu tư từ năm 2026...là thông tin về một số chính sách đang được dư luận quan tâm.
(ANTV) - Giả tâm thần để được đưa đi điều trị nhằm trốn tội, trốn tránh cơ quan điều tra là một thủ đoạn mà tội phạm hay sử dụng. Những người làm công tác giám định pháp y tâm thần nếu không giữ vững bản lĩnh, bị tội phạm mua chuộc, làm sai lệch bệnh án, để tội phạm giả điên sẽ gây ra hậu quả rất lớn cho xã hội.
(ANTV) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin người dân phản ánh liên quan đến việc lấn chiếm đất công, xây dựng không phép, vi phạm trật tự xây dựng tại Khu đô thị Đại Thanh, xã Đại Thanh.
(ANTV) - Công ty Sigachi Industries, chủ sở hữu nhà máy hóa chất bị nổ tại Ấn Độ cách đây 2 ngày, cho biết số người thiệt mạng đã tăng lên 40 người trong khi các nhóm cứu hộ tiếp tục hoạt động tìm kiếm tại hiện trường.